YOMEDIA

Soạn văn 8 Tôi đi học tóm tắt

 
NONE

Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh là một văn bản kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình. Đó là những kỉ niệm đẹp, trong trẻo của những kí ức về ngày đầu tiên đi học của nhân vật "tôi". Với hệ thống bài soạn văn tóm tắt gồm hai phần chính: bố cục và hướng dẫn soạn văn, Học247 hi vọng cung cấp thêm cho các em một hệ thống kiến thức ngắn gọn và đầy đủ. Chi tiết bài soạn văn, các em có thể tham khảo dưới đây:

ADSENSE
YOMEDIA

1. Bố cục văn bản Tôi đi học

  • Phần 1: (Từ đầu …. “trên ngọn núi”): tâm trạng nhân vật “tôi” trên đường đến trường.
  • Phần 2: (Tiếp theo… “nghỉ cả ngày mà”): diễn biến tâm trạng “tôi” khi đến trường.
  • Phần 3: (còn lại): nhân vật “tôi” đón nhận giờ học.

2. Hướng dẫn soạn văn Tôi đi học

Câu 1: Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên? Đọc toàn bộ truyện ngắn, em thấy những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự như thế nào?

  • Những điều gợi về buổi tựu trường đầu tiên: cuối thu, lá rụng, mây bàng bạc, mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ.
  • Những kỉ niệm diễn tả theo trình tự đảo ngược thời gian (hiênj tại ⇒ quá khứ), không gian (trên đường đến trường ⇒ sân trường Mĩ Lí ⇒ trong lớp học) và trình tự diễn biến tâm trạng nhân vật.

Câu 2: Tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng bồi hồi, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi đi cùng mẹ trên đường đến trường, khi nghe gọi tên và phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp, khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên.

  • Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ:
    • Trên đường cùng mẹ đến trường: thấy “lạ”, trong lòng “đang có sự thay đổi lớn”, cảm thấy trang trọng và đứng đắn; Nâng niu mấy quyển vở, muốn thử sức cầm bút.
    • Mới đến trường: ngạc nhiên, cảm thấy nhỏ bé, lo sợ.
    • Nghe gọi tên và rời tay mẹ: giật mình, lúng túng, sợ hãi như quả tim ngừng đập.
    • Ngồi trong lớp: mùi hương lạ, thấy lạ với bức hình treo trên tường, lạm nhạn bàn ghế, chố ngồi là của mình; không hề thấy xa lạ với người bạn mới ngồi bên; Nhìn theo cánh chim…một kỉ niệm cũ sót lại.

Câu 3: Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn (ông đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới, các phụ huynh) đối với các em bé lần đầu tiên đi học?

  • Thái độ, cử chỉ của những người lớn rất có trách nhiệm, tạo ấn tượng tốt với các em:
    • Ông đốc: hiền từ, giọng nói căn dặn, động viên, tươi cười nhãn nại.
    • Thầy giáo: tươi cười chờ đón.
    • Các phụ huynh: âu yếm, chuẩn bị chu đáo cho con, cùng hồi hộp cùng con.

Câu 4: Hãy tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn.

  • Các hình ảnh so sánh:
    • “…những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” ⇒ tình cảm đẹp đẽ, trong sáng của cậu bé lần đầu đi học.
    • “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí nhớ tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi” ⇒ tâm hồn mơ mộng của trẻ thơ không bận tâm quá nhiều điều gì.
    • “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ nhìn quảng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ” ⇒ sự non nớt, khát vọng của những cậu học sinh.
    • “Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng” ⇒ lòng người hồi hộp với tiếng trông.
    • “Trường Mĩ Lí trông vauwf xinh xắn, vừa oai ghiệm như cái đình làng Hòa Ấp” ⇒ cái nhìn đẹp đẽ của trẻ thơ về ngôi trường.

Câu 5: Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này. Sức cuốn hút của tác phẩm, theo em được tạo ra từ đâu?

  • Đặc sắc nghệ thuật:
    • Đan xen tự sự, miêu tả, bố cục chặt chẽ, thống nhất.
    • Mang chất thơ tinh tế, nhẹ nhàng.
  • Chất cuốn hút của truyện: chủ đề trong sáng, lời kể tự nhiên giàu chất biểu cảm theo dòng hồi ức của tác giả.

Trên đây là bài soạn văn Tôi đi học tóm tắt do Học247 biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, các em có thể xem chi tiết hệ thống kiến thức của văn bản này tại đây: Tôi đi học  - Thanh Tịnh.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF