YOMEDIA

Soạn văn 11 Lưu biệt khi xuất dương tóm tắt

 
NONE

Sau khi Duy tân hội được thành lập, theo chủ trương của tổ chức này, năm 1905, Phan Bội Châu nhận nhiệm vụ xuất dương sang Nhật để đặt cơ sở đào tạo cốt cán cho phong trào cách mạng trong nước. Lưu biệt khi xuất dương được viết trong buổi chia tay các đồng chí để lên đường. Nổi bật lên toàn bộ bài thơ là chí lớn cứu nước, khí phách anh hùng, tinh thần quyết liệt của nhân vật trữ tình. Với mong muốn, cung cấp cho các em thêm những kiến thức cơ bản cần đạt, Học247 đã biên soạn và tổng hợp bài hướng dẫn soạn văn tóm tắt dựa trên các câu hỏi trong SGK. Nội dung chi tiết, các em có thể tham khảo dưới đây:

ADSENSE
YOMEDIA

1. Bố cục bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

  • Hai câu đề: Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế, tầm vóc của con người trong vũ trụ.
  • Hai câu thực: Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc.
  • Hai câu luận: Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ.
  • Hai câu kết: Tư thế và khát vọng buổi lên đường.

2. Hướng dẫn soạn văn Lưu biệt khi xuất dương

Câu 1: Đọc tiểu dẫn, chú ý bổi cảnh lịch sử đất nước và những ảnh hưởng từ nước ngoài để hiểu bài thơ?

  • Bối cảnh: vão cuối những năm cuối thế kỉ XIX, tình hình chính trị trong nước hết sức đen tối, chủ quyền của đất nước đã rơi vào tay giặc, Phong tròa Cần Vương thất bại, chế độ phong kiến và tư tưởng phong kiến sụp đổ.
  • Những ảnh hưởng từ nước ngoài: tư tưởng dân chủ tư sản ảnh hưởng vào nước ta.

Câu 2: Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà thi sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước được biểu lộ như thế nào?

  • Quan niệm về chí làm trai và tư thế, tầm vóc của con người trong vũ trụ.
  • Ý thức trách nhiệm cả nhân trước thời cuộc.
  • Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước vẫn tin điều xưa cũ.
  • Khát vọng hành động và tư thế lên đường.

Câu 3: Anh (chị) có nhận xét gì về hai câu 6 và 8 của bản dịch thơ so với nguyên tác (đối chiếu với phần dịch nghĩa)?

  • Câu 6: Nguyên tác: “Nguyện trục trường phong Đông khứ hải”: mong muốn đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông. Câu dịch thơ lại là: “Muốn vượt bể Đông theo cánh gió” – đạp bằng gian khó để đạt được ước nguyện giải phóng dân tộc. Nhưng câu thơ dịch chỉ chú ý đến “vượt bể Đông” mà không chú trọng đến ý thơ thể hiện được nhà thơ ý thức được gian khó – ý thức được gian khó nhưng vẫn khao khát vượt qua “ đuổi theo”. Do đó, làm mất đi đôi chút lớn lao, mạnh mẽ, can trường của nhân vật trữ tình.
  • Câu 8: Nguyên tác “Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi” – ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên. Câu thơ dịch là: “Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”. Câu dịch làm mất đi cái kì vĩ, hào sảng của hình ảnh “nhất tề phi”“cùng bay lên” đầy lãng mạn, hùng tráng.

Câu 4: Theo anh (chị), những yếu tố nào đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ này?

  • Khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt.
  • Tư thế con người kì vĩ, đầy lãng mạn, sánh ngang cùng vũ trụ.
  • Khí phách ngang tàng, dám đương đầu với mọi thử thách.
  • Giọng thơ tâm huyết, sâu lắng mà sục sôi, hào hùng.
  • Tử tưởng đổi mới táo bạo, đi tiên phong cho thời đại.
  • Lòng yêu nước cháy bỏng và ý thức về lẽ vinh nhục.

Trên đây là bài soạn văn bản Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu do Học 247 biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm hệ thống kiến thức về văn bản này tại đây: Lưu biệt khi xuất dương.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF