YOMEDIA

Soạn văn 10 Tỏ lòng tóm tắt

 
NONE

Khí thế hào hùng, oanh liệt của nhân dân ta và tướng sĩ đời Trần được các sử gia ngợi ca là "Hào khí Đông A". Thơ văn đời Trần là tiếng nói của những anh hùng – thi sĩ dào dạt cảm hứng yêu nước mãnh liệt. Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão, Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu.v.v… là những kiệt tác chứa chan tình yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Trong đó bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng) là một tiếng lòng thể hiện niềm tự hào về chí nam nhi và khát vọng chiến công của người anh hùng khi Tổ quốc bị xâm lăng của Phạm Ngũ Lão. Với bài soạn văn tóm tắt gồm: bố cục bài thơ, hướng dẫn soạn văn Tỏ lòng, Học247 hi vọng các em sẽ nắm được những nội dung cần đạt khi học tiết học này. Chi tiết bài soạn văn tóm tắt, các em có thể tham khảo dưới đây:

ADSENSE
YOMEDIA

1. Bố cục bài thơ

  • Hai câu đầu: Vẻ đẹp của con người với tầm vóc, tư thế, hành động lớn lao, kì vĩ, khí thế hào hùng.
  • Hai câu cuối: Ước vọng, hoài bão của người tráng sĩ đời Trần.

2. Hướng dẫn soạn văn Tỏ lòng

Câu 1: Chỉ ra điểm khác nhau giữa câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán (qua phần dịch nghĩa) với câu thơ dịch. Có gì đáng lưu ý về không gian, thời gian trong đó con người xuất hiện? Con người ở đây mang tư thế, vóc dáng như thế nào?

  • Hai từ “Hoành sóc” – cầm ngang ngọn giáo được dịch là “múa giáo” thật chưa sát nghĩa và chưa bộc lộ hết sự hào hùng về con người, không gian trong câu “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”. Trong câu thơ này:
    • Thời gian: kháp kỉ thu
    • Không gian: giang sơn (đất nước)
    • Con người: một tráng sĩ đang cầm ngang ngọn giáo
    • Con người xuất hiện với tầm vóc vũ trụ thể hiện sự hiên ngang.

Câu 2: Anh (chị) cảm nhận như thế nào về sức mạnh quân đội nhà Trần qua câu thơ “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”?

  • Câu thơ “Tam quân tì hổ thiết thôn ngưu” có thể hiểu theo hai cách
    • Cách đầu tiên: thể hiện sức mạnh cùng ý chí chiến đấu của quân đội nhà Trần hùng mạnh như loài hổ báo – những động vật mạnh nhất của rừng xanh và sức mạnh ấy có thể “nuốt trôi trâu”.
    • Cách hiểu thứ hai: sức mạnh và ý chí chiến đấu của quân đội nhà Trần rất lớn, sức mạnh ấy có thể át cả sao Ngưu trên bầu trời – sức mạnh của vũ trụ rộng lớn, có thể thay đổi cả giang san đất nước.

Câu 3: “Nợ” công danh mà tác giả nói tới trong bài thơ có thể hiểu theo nghĩa nào dưới đây:

Thể hiện chí làm trai theo tinh thần Nho giáo: lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm).
Chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước.

  • Cả hai nghĩa trên đều đúng.

Câu 4: Phân tích ý nghĩa của nỗi “thẹn” trong câu thơ cuối.

  • Chữ “thẹn” thể hiện vẻ đẹp nhân cách của người anh hùng. Phạm Ngũ Lão thẹn vì chưa giúp dân cứu nước và thẹn vì trí và lực của mình có hạn mà nhiệm vụ bảo vệ, khôi phục đất nước còn quá nhiều bộn bề.

Câu 5: Qua những lời thơ tỏ lòng, anh (chị) thấy hình ảnh trang nam nhi thời Trần mang vẻ đẹp như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày mai?

  • Nam nhi thời nhà Trần mang trong mình vẻ đẹp của ý chí chiến đấu bên trong và tầm vóc bên ngoài sánh ngang với vũ trụ, một hào khí được cả dân tộc noi gương – hào khí Đông A. Đó là vẻ đẹp của tinh thần chiến đấu, sự đoàn kết khi đất nước có giặc ngoại xâm đô hộ, là tinh thần luôn muốn đem sức lực của mình để cống hiến, bảo vệ quê hương.
  • Thế hệ trẻ hôm nay như được củng cố, động viên tinh thần bảo vệ tổ quốc. Để làm được điều đó, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần học tập và không ngừng học hỏi để giúp đất nước ngày càng phát triển hơn nữa.

Trên đây là bài soạn văn Tỏ lòng tóm tắt do Học247 biên soạn dựa trên hệ thống các câu hỏi trong SGK. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm hệ thống kiến thức tổng quát tại đây: Văn bản Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF