YOMEDIA

Soạn văn 10 Thơ Hai-cư của Ba-sô tóm tắt

 
NONE

Thơ Hai-cư của Ba-sô là một thể loại quan trọng của thơ ca truyền thống Nhật Bản. Nếu xưa kia thơ nặng tính trào lộng, hài hước thì giờ đây chính nhờ sự cách tân của Ba-sô mà chất lãng mạn, trữ tình đã trở thành cảm hứng chủ đạo trong thơ Hai-cư Nhật Bản. Cũng từ đó Ba-sô trở thành bậc thầy của thơ Hai-cư. Với hệ thống bài soạn văn tóm tắt gồm: bố cục văn bản, hướng dẫn soạn văn Thơ Hai-cư tóm tắt, Học247 hi vọng các em có thể cảm nhận được những ý nghĩa tinh tế mà thơ Hai-cư chứa đựng. 

ADSENSE
YOMEDIA

1. Bố cục văn bản

  • Bài 1:
    • Quý ngữ: Mùa sương – mùa thu
    • Nội dung: Đất khách, đất lạ hóa thành quê hương khi đã có thời gian sống, gắn bó và xa cách.
  • Bài 2:
    • Quý ngữ: Chim Đỗ quyên – mùa hè
    • Nội dung: Tiếng chin hót gợi nhớ đến kinh đô ngày xưa với những kỉ niệm đã qua.
  • Bài 3:
    • Quý ngữ: Làn sương thu – mùa thu
    • Nội dung: Cuộc đời ngắn ngủi, mong manh như làn sương hay dòng nước mắt của người con đối với mẹ.
  • Bài 4:
    • Quý ngữ: Gió mùa thu – mùa thu
    • Nội dung: Sự đau xót trước thực tại khốc liệt của đất nước Nhật Bản.
  • Bài 5:
    • Quý ngữ: mưa đông – mùa đông
    • Nội dung: Sự đau xót đối với những con người nghèo khổ.
  • Bài 6:
    • Quý ngữ: Hoa đào – mùa xuân
    • Nội dung: Hoa đào rụng lả tả như mây hoa rơi xuống làm mặt hồ gợn sóng.
  • Bài 7:
    • Quý ngữ: Tiếng ve – mùa hè
    • Nội dung: Tiếng ve rền rĩ như thấm vào trong lòng đá.
  • Bài 8:
    • Quý ngữ: Những cánh đồng hoang vu – mùa thu
    • Nội dung: Hình ảnh hiu quạnh của tuổi già xế bóng.

2. Hướng dẫn soạn văn Thơ Hai-cư của Ba-sô

Câu 1: Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê-đô và nỗi niềm hoài cảm về Kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ đầy kỉ niệm được thể hiện qua các bài thơ 1 và 2 như thế nào?

  • Bài 1: Ba-sô quê ở Mi-ê. Ông dời lên Ê-đô ở được mười năm mới về thăm lại quê. Ở Ê-đô, ông rất nhớ quê nhưng khi về quê rồi thì ông lại nhớ Ê-đô, thấy Ê-đô thân thiết như quê hương mình. Bài thơ thể hiện tình yêu, sự gắn bó sâu nặng với mảnh đất nơi mình sống.
  • Bài 2: Tiếng chim Đỗ quyên được tác giả nghe được khi quay trở lại Ki-ô-tô sau hai mươi năm xa cách. Tiếng chim gợi nhớ đến một Ki-ô-tô của quá khứ nay đã xa. Sự tiếc đó có được là nhờ tiếng chim buồn thê thiết kia đồng vọng hay là tiếng lòng của tác giả.

Câu 2: Tình cảm của tác giả đối với mẹ, với một em bé bị bỏ rơi thể hiện trong các bài 3, 4 như thế nào? Hình ảnh trong các bài thơ đó mơ hồ, mờ ảo ra sao?

  • Bài 3: Tình cảm của tác giả đối với mẹ khi mẹ qua đời: sự xót thương, đau đớn. Hình ảnh “làn sương thu” mơ hồ là để chỉ cho giọt lệ như sương hay mái tóc mẹ như sương, cuộc đời như hạt sương ngắn ngủi vô thường. Sương-tóc-lệ tan hòa, tạo nên hình tượng thơ mờ ảo, đa nghĩa.
  • Bài 4: Bài thơ gợi lên sự thực nhói đau ở Nhật Bản ngày xưa: sự mất mùa, đói kém, nhà không có đủ ăn nên phải bỏ con vào rừng hoặc giết bỏ. Bởi vậy mà khi nghe tiếng vượn hú, Ba-sô đã liên tưởng đến tiếng khóc của trẻ con.

Câu 3: Qua bài 5, anh (chị) cảm nhận được vẻ đẹp gì trong tâm hồn nhà thơ?

  • Ba-sô là một nhà thơ có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và luôn cảm thương trước những số phận bé nhỏ, nghèo túng.

Câu 4: Mối tương giao giữa các sự vật hiện tượng trong vũ trụ được thể hiện như thế nào trong các bài 6, 7? Hình tượng thơ đẹp, thú vị ở chỗ nào?

  • Bài 6: Miêu tả mùa hoa anh đào nở, cũng là mùa xuân, những cánh hoa anh đào bay xuống làm mặt hồ gợn sóng.
  • Bài 7: Trong cái im lặng, tiếng ve kêu lên và tiếng rền rĩ của ve đã thấm vào hang đá.

Câu 5: Khát vọng được sống, được tiếp tục lãng du của Ba-sô được hiện lên như thế nào trong bài 8?

  • Khát vọng sống được thể hiện khi tác giả viết bài thơ này trong hoàn cảnh già yếu và sắp giã từ cuộc sống.
  • Cuộc đời Ba-sô gắn liền với hình ảnh của những chuyến du hành, lang thang.

Câu 6: Tìm “quý ngữ” và cảm thức thẩm mĩ về cái vắng lặng, Đơn sơ, U huyền trong các bài 6, 7, 8.

  • Tham khảo mục 1 (Bố cục văn bản).

Trên đây là bài soạn văn tóm tắt bài Thơ Hai-cư mà Học247 xin giới thiệu đến các em. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài tổng quát của bài học này tại đây: Thơ Hai-cư của Ba-sô.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF