YOMEDIA

Soạn văn 10 Nhưng nó phải bằng hai mày tóm tắt

 
NONE

Nhằm mục đích phê phán và đả kích, truyện Nhưng nói phải bằng hai mày đã lên án tố cáo thói tham lam của các vị quan xử án trên công đường thời phong kiến. Bên cạnh việc đả kích những thói xấu ấy, truyện cũng đã tạo nên tiếng cười sảng khoái cho người đọc thông qua những chi tiết, những lí lẽ gây cười. Với bài soạn tóm tắt gồm: bố cục văn bản, hướng dẫn soạn văn, Học247 hi vọng các em có thể nắm được những nội dung cần đạt khi học tiết văn này. Đồng thời, qua bài soạn văn, các em cũng dễ dàng trả lời được các câu hỏi trong phần hướng dẫn đọc bài. Chi tiết bài soạn văn tóm tắt, các em có thể tham khảo dưới đây:

ADSENSE
YOMEDIA

1. Bố cục văn bản

  • Đoạn 1: (Câu đầu): Giới thiệu nhân vật lí trưởng và tài đặc biệt của y (xử kiện giỏi)
  • Đoạn 2: (Tiếp đến “Xin xét lại, lẽ phải thuộc về con mà!”): Diễn biến vụ kiện giữa Ngô và Cải nhờ thầy lí xử
  • Đoạn 3: (Câu cuối): Lời giải thích của thầy lí cho cách xử kiên của mình.

2. Hướng dẫn soạn văn Nhưng nó phải bằng hai mày

Câu 1: Phân tích tính kịch trong đoạn “Cải vội xòe năm ngón tay … bằng hai mày"

a. Quan hệ giữa hai nhân vật Cải và thầy lí.

  • Quan hệ giữa Cải và thầy lí trước khi xử kiện là mối quan hệ đã được dàn xếp (Cải đã lót tiền trước cho thầy lí năm đồng). Cải cứ nghĩ là quan sẽ cho mình được thắng kiện nên rất ung dung. Tuy nhiên không ngờ khi xử kiện, Cải lại bị thầy lí tuyên bố đánh mười roi. Cải từ thế chủ động chuyển hoàn toàn sang bị động nên đành chịu đòn.

b. Sự kết hợp giữa lời nói và động tác của hai nhân vật trên.

  • Sự độc đáo của câu chuyện chính là sự kết hợp giữa hai thứ "ngôn ngữ". Ngôn ngữ bằng lời nói (ngôn ngữ công khai), nói cho tất cả những người có mặt ở đó nghe. Nhưng thứ "ngôn ngữ" bằng động tác thì chỉ có thầy lí và Cải mới hiểu được.

c. Ý nghĩa tố cáo của truyện chính là:

  • Ý nghĩa tố cáo của truyện chính là: lẽ phải đối với người xử kiện được tính bằng tiền. Đồng tiền đo lẽ phải, tiền càng nhiều thì lẽ phải càng nhiều. Đặc biệt hơn, thầy lí dùng năm ngón tay trái đập vào năm ngón tay phải - hình ảnh ẩn dụ cho việc cái sai trái úp lên cái phải, cái đúng và ở đây cái phải bị che mất.
    • Lẽ phải – Cải xòe năm ngón tay.
    • Lẽ phải được nhân đôi – thầy lí xòe năm ngón thay trai úp lên năm ngón tay phải

Câu 2: Phân tích nghệ thuật gây cười qua lời nói của thầy lí ở cuối truyện.

  • Khi Cải khăng khăng "xin xét lại, lẽ phải về con mà!", thầy lí đã không hề phủ nhận điều đó nhưng thầy đưa ra lí lẽ "Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải…. bằng hai mày!". Tiếng cười bật ra từ đó. Đối với thầy lí, lẽ phải được đo bằng tiền. Tiền quyết định lẽ phải. Bởi thế năm đồng là "lẽ phải" nhưng mười đồng là "lẽ phải gấp đôi".

Câu 3: Anh (chị) đánh giá như thế nào về nhân vật Ngô và Cải.

  • Họ là những người nông dân bình thường, tội nghiệp, đáng thương.
  • Họ, đồng thời cũng là những người đáng trách, bởi họ đã sai khi đánh nhau, biết lỗi mà không nhận lỗi và thậm chí còn có hành vi đút lót tạo nên sự tráo trở, tham lam của bọn quan lại.

Trên đây là bài soạn văn Nhưng nó phải bằng hai mày tóm tắt do Học247 biên soạn. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm hệ thống kiến thức tổng họp của truyện cười này tại đây: Nhưng nó phải bằng hai mày.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF