YOMEDIA

Soạn văn 10 Đọc Tiểu Thanh kí tóm tắt

 
NONE

Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí là một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Vì không còn bản gốc nên rất khó để chúng ta biết được xuất xứ và thời điểm sáng tác bài thơ này. Đọc bài thơ ta cảm nhận được tâm sự xót thương, day dứt của tác giả đối với nỗi oan của những kiếp tài hoa và với chính bản thân mình. Với kết cấu bài soạn tóm tắt gồm 2 phần: bố cục bài thơ, hướng dẫn soạn văn Đọc Tiểu Thanh kí tóm tắt, Học247 hi vọng các em có thể trả lời được các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài ở sau bài. Chi tiết bài soạn văn tóm tắt, các em có thể tham khảo dưới đây:

ADSENSE
YOMEDIA

1. Bố cục bài thơ

  • Hai câu đề: Đọc phần dư cảo, thương cảm cho Tiểu Thanh
  • Hai câu thực: Số phận bi thương, uất hận của Tiểu Thanh
  • Hai câu luận: Niềm suy tư và mối đồng cảm của tác giả với Tiểu Thanh
  • Hai câu kết: Từ cảm thương cho người đến xót thương cho mình

2. Hướng dẫn soạn văn Đọc Tiểu Thanh kí 

Câu 1: Theo anh (chị), vì sao Nguyễn Du lại xót thương cho số phận của Tiểu Thanh?

  • Nguyễn Du đồng cảm với số phận của Tiểu Thanh vì:
    • Ông là một người có lòng thương sâu sắc đối với con người, đặc biệt là những người khổ cực, bất hạnh, bị xã hội chà đạp.
    • Ông thương cho số phận của Tiểu Thanh một người phụ nữ tài sắc mà phải hứng chịu những nỗi đau quá lớn, đặc biệt là khi chết đi rồi mà thơ vẫn bị đốt.

Câu 2: Câu “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi” có nghĩa là gì? Nỗi hờn (hận) ở đây là gì? Tại sao tác giả cho là không thể hỏi trời được?

  • “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi”: những nỗi hận từ trước đến nay khó mà hỏi trời được.
  • Nỗi hờn (hận) ở đây ý chỉ nỗi oan của những người tài hoa mà mệnh bạc.

Câu 3: Nguyễn Du thương xót và đồng cảm với người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh. Điều đó nói gì về tấm lòng của nhà thơ?

  • Nguyễn Du thương xót và đồng cảm với người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh. Điều này cho thấy Nguyễn Du có một tấm lòng nhân đạo bao la và sâu sắc.

Câu 4: Phân tích vai trò của mỗi đoạn thơ (đề, thực, luận, kết) đối với chủ đề toàn bài?

  • Vai trò của từng đoạn:
    • Hai câu đề: mở bài: nêu lên khung cảnh gợi cảm hứng và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
    • Hai câu thực: nêu lên những suy nghĩ về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh.
    • Hai câu luận: khái quát, nâng vấn đề và liên hệ thân phận của nàng Tiểu Thanh với những bậc văn nhân tài tử, trong đó có bản thân nhà thơ.
    • Hai câu kết: tiếng lòng của nhà thơ mong tìm được sự đồng cảm của người đời sau.

⇒ Như vậy từng đoạn đều nằm trong cảm hứng chung của bài thơ: sự xót thương và cảm thông với số phận của người con gái Tiểu Thanh, từ đó chạnh lòng mà nghĩ đến số phận của mình.

Trên đây là bài soạn văn tóm tắt bài Đọc Tiểu Thanh kí do Học247 biên soạn dựa trên hệ thống các câu hỏi trong SGK. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm hệ thống kiến thức đầy đủ của văn bản này tại đây: Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF