YOMEDIA

Soạn văn 6 Thánh Gióng tóm tắt

 
NONE

Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng Vương dựng nước và giữ nước. Truyện được nhân dân ta truyền từ đời này sang đời khác nhằm truyền lại cho con cháu đời sau biết được những truyền thống yêu nước và bảo vệ đất nước của ông cha ta. Đồng thời truyện cũng nêu lên những ước mơ của nhân dân về hình tượng người anh hùng dân tộc tài giỏi, hiệp nghĩa và không màng đến hư vinh. Với bài soạn văn tóm tắt gồm 2 phần: bố cục văn bản và hướng dẫn soạn văn, Học247 hi vọng các em có thể nắm được những nội dung kiến thức cần đạt thông qua việc trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu của SGK. Chi tiết bài soạn văn, các em có thể tham khảo dưới đây:

ADSENSE
YOMEDIA

1. Bố cục văn bản

  • Đoạn 1: (Từ đầu đến “Nằm đấy”): Sự ra đời kì lạ của Gióng.
  • Đoạn 2: (Tiếp theo đến “cứu nước”): Gióng gặp sứ giả và sự lớn nhanh kì lạ của Gióng.
  • Đoạn 3: (Tiếp theo đến “lên trời”): Gióng cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng giặc Ân.
  • Đoạn 4: (Còn lại): Gióng bay về trời.

2. Hướng dẫn soạn văn Thánh Gióng

Câu 1: Trong truyện “Thánh Gióng” có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê những chi tiết đó?

  • Truyền thuyết Thánh Gióng có nhiều nhân vật: vợ chồng ông lão nghèo, cha mẹ của Gióng, sứ giả triều đình,..
  • Nhân vật chính là Thánh Gióng.
  • Nhân vật chính này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo và giàu ý nghĩa:
    • Ra đời: mẹ mang thai 12 tháng từ ngày ướm chân vào vết chân trên ruộng.
    • Trưởng thành: lên ba tuổi không biết đi, không biết nói cười.
    • Nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói, từ đó lớn nhanh như thổi.
    • Khỏe mạnh, có thể cưỡi ngựa sắt, mặc được áo giáp sắt, vươn vai thành tráng sĩ.
    • Bay lên trời.

Câu 2: Theo em , các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào?

a. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc.
b. Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc.
c. Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.
d. Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
e. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
f. Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.

  • Các chi tiết đặc biệt trong truyện thể hiện rất nhiều ý nghĩa
    • Ca ngợi lòng yêu nước của người anh hùng, thể hiện ý thức chống giặc (trẻ con hay người già đều có ý thức chống giặc).
    • Thể hiện sự kì lạ và sức mạnh, ý thức của người anh hùng.
    • Tinh thần chống giặc của nhân dân, Gióng là đứa con mang sức mạnh toàn dân.
    • Tầm vóc, sức mạnh của anh hùng dân tộc trong tình thế cấp bách.
    • Ý nghĩa khắc phục khó khăn để đánh giặc, cây tre - loại cây thân thiết của người dân Việt Nam.
    • Đề cao tinh thần chống giặc không màng danh lợi, tính chính nghĩa của đấu tranh chống giặc, anh hùng thay trời trị tội bọn xâm lược.

Câu 3: Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng?

  • Thánh Gióng là biểu tượng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm, là ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc.

Câu 4: Truyền thuyết thường liên quan đến lịch sử. Theo em, truyện “Thánh Gióng” có liên quan tới sự thật lịch sử nào?

  • Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến lịch sử: thời Hùng Vương, dân tộc ta chống giặc ngoại xâm phương Bắc bảo vệ độc lập và huy động sức mạnh toàn dân tộc. Vũ khí sử dụng cũng ngày càng hiện đại.

Trên đây là bài soạn văn tóm tắt văn bản Thánh Gióng do Học247 biên soạn. Ngoài ra, để tham khảo thêm những hệ thống kiến thức về văn bản này, các em có thể xem chi tiết tại đây: Truyền thuyết Thánh Gióng.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF