YOMEDIA

Ca dao, dân ca, những câu hát về tình cảm gia đình - Ngữ văn 7

 
NONE

Ca dao, dân ca, những câu hát về tình cảm gia đình là chùm ca dao, dân ca hay của chương trình SGK Ngữ văn lớp 7. Với bài soạn tổng hợp được Học247 biên soạn và tổng hợp, các em sẽ dễ dàng nắm được ý nghĩa của những bài học được cha ông gửi gắm trong các bài ca dao, dân ca. Ngoài ra, với bài soạn tổng hợp, các em cũng sẽ nắm được kiến thức về ca dao, dân ca là gì, nghệ thuật của các bài này được sử dụng như thế nào. Chi tiết bài soạn văn, các em có thể tham khảo dưới đây:

ADSENSE

1. Văn bản Ca dao, dân ca, những câu hát về tình cảm gia đình

1.1. Tóm tắt

  • Bài 1: Lời nhắc nhở con cái về công lao trời biển của cha mẹ.
  • Bài 2: Tâm trạng của người phụ nữ lấy chồng xa quê.
  • Bài 3: Nỗi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà.
  • Bài 4: Tình cảm thân thương anh em ruột thịt.

1.2. Bài giảng Ca dao, dân ca, những câu hát về tình cảm gia đình

Bài giảng Ca dao, dân ca, những câu hát về tình cảm gia đình do Học247 biên soạn sẽ giúp các em hiểu được khái niệm ca dao, dân ca. Đồng thời, các em cũng sẽ nắm được nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình. Chi tiết bài giảng các em có thể tham khảo tại đây: Bài giảng Ca dao, dân ca, những câu hát về tình cảm gia đình.

2. Bài soạn Ca dao, dân ca, những câu hát về tình cảm gia đình

2.1. Bài soạn tóm tắt

Bài soạn tóm tắt được biên soạn và tổng hợp trên cơ sở trả lời các câu hỏi trong SGK. Với bài soạn này, các em sẽ dễ dàng nắm được cách trả lời chính xác các câu hỏi và nội dung cần đạt của bài học. Chi tiết bài soạn, các em có thể tham khảo tại đây: Bài soạn tóm tắt Ca dao, dân ca, những câu hát về tình cảm gia đình.

2.2. Bài soạn chi tiết

Bên cạnh bài soạn tóm tắt, bài soạn chi tiết sẽ giúp các em nắm được chi tiết hơn hệ thống bài học. Đồng tời, với bài soạn chi tiết, các em sẽ được tham khảo thêm phần luyện tập với những câu hỏi nâng cao. Chi tiết bài soạn, các em có thể tham khảo tại đây:

Bài soạn chi tiết Ca dao, dân ca, những câu hát về tình cảm gia đình.

3. Bài văn mẫu Ca dao, dân ca, những câu hát về tình cảm gia đình

3.1. Phân tích Công cha như núi Thái Sơn

Đề bài: Phân tích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ca dao dân ca là dòng sữa mẹ ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở mới lọt lòng mẹ. Đồng thời, chứa đựng trong mỗi bài ca dao, dân ca là những bài học sâu sắc mà ông cha ta muốn truyền dạy lại cho đời sau. Với bài văn Phân tích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn, các em sẽ cảm nhận được công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ đối với con cái to lớn như thế nào. Chi tiết bài văn mẫu, các em có thể tham khảo tại đây: Phân tích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn.

3.2. Phân tích bài Công cha như núi ngất trời

Đề bài: Phân tích bài ca dao

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Công cha nghĩa mẹ là một đề tài được nói đến nhiều trong ca dao. Với bài văn mẫu Phân tích Công cha như núi ngất trời, các em sẽ cảm nhận được công ơn trời bể của cha mẹ đối với công cái. Ngoài ra, các em còn thấy được ý nghĩa vô cùng sâu sắc của bài ca dao, lời răn dạy của ông cha về lòng hiếu thuận của đạo làm con. Chi tiết bài văn mẫu, các em có thể tham khảo tại đây:

Phân tích bài ca dao Công cha như núi ngất trời.

3.3. Cảm nhận về Công cha như núi ngất trời

Đề bài: Cảm nhận về công ơn cha mẹ qua bài ca dao

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Con người Việt Nam vốn xem trọng và đề cao gia đình. Với bài văn Cảm nhận về công ơn cha mẹ qua bài ca dao Công cha như núi ngất trời, các em sẽ thấy được cội nguồn của tình cảm bao giờ cũng bắt nguồn từ tình cảm gia đình, tình yêu thương và lòng biết ơn sâu sắc đối với các bậc sinh thành. Để cảm nhận về công ơn cha mẹ qua bài ca dao, mời các em cùng tham khảo tại đây:

Cảm nhận về công ơn cha mẹ qua bài ca dao Công cha như núi ngất trời.

3.4. Phân tích Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Đề bài: Phân tích bài ca dao

Ngó lên nuộc lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

Bài văn mẫu Phân tích bài ca dao Ngó lên nuộc lạt mái nhà sẽ giúp em thấy được đức tính và bản chất của con người Việt Nam ta bao nhiêu đời qua – lòng hiếu thuận. Đồng thời, bài văn mẫu cũng sẽ giúp các em định hướng được cách lập dàn bài chi tiết và viết bài văn hoàn thiện phân tích bài ca dao. Chi tiết bài văn mẫu, các em có thể tham khảo tại đây: Phân tích bài ca dao Ngó lên nuộc lạt mái nhà.

3.5. Phân tích Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Đề bài: Phân tích bài ca dao

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Bài văn mẫu Phân tích bài ca dao Chiều chiều ra đứng ngõ sau sẽ giúp các em cảm nhận được nối buồn da diết và một tình cảnh đầy thương cảm của người con gái đi lấy chồng xa quê. Để cảm nhận được chi tiết và sâu sắc hơn, mời các em tham khảo bài văn mẫu tại đây:

Phân tích Chiều chiều ra đứng ngõ sau.

3.6. Cảm nhận Anh em nào phải người xa

Đề bài: Cảm nhận về tình anh em thân thương ruột thịt qua bài ca dao:

Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.

Trong kho tàng ca dao Việt Nam có rất nhiều bài hay nói về tình cảm gia đình, trong đó có bài ca dao Anh em nào phải người xa. Với bài văn mẫu Cảm nhận về tình anh em thân thương ruột thịt qua bài ca dao Anh em nào phải người xa, các em sẽ thấy được tình cảm gắn bó keo sơn của anh em như là chân với tay. Chi tiết bài văn mẫu, các em có thể tham khảo tại đây:

Cảm nhận bài ca dao Anh em nào phải người xa.

 

>>> Bài soạn tiếp theo: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người

 

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

Tư liệu nổi bật tuần


ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF