Xin giới thiệu với các em tài liệu Rèn luyện kỹ năng giải bài tập về thuyết electron và định luật bảo toàn điện tích do HOC247 biên soạn nhằm ôn tập và củng cố các kiến thức về chương Điện tích - Điện trường trong chương trình Vật Lý lớp 11 năm học 2020-2021. Mời các em tham khảo tại đây!
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP VỀ THUYẾT ELECTRON
VÀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
I. KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP
1. Dạng 1: Tính số electron thừa (thiếu), tính điện tích của vật.
Một điện tích bất kì:
2. Dạng 2: Tính điện tích của mỗi vật sau khi tiếp xúc.
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích:
\(q{'_1} = q{'_2} = \frac{{{q_1} + {q_2}}}{2}\)
II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP
Câu 1: Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Trong các nhận định sau, nhận định nào không đúng?
A. Proton mang điện tích là + 1,6.10-19 C.
B. Khối lượng notron xấp xỉ khối lượng proton.
C. Tổng số hạt proton và notron trong hạt nhân luôn bằng số electron quay xung quanh nguyên tử.
D. Điện tích của proton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố.
Giải
- Trong một nguyên tử thì tổng số hạt proton = số electron.
- Chọn C.
Câu 2: Hạt nhân của một nguyên tử oxi có 8 proton và 9 notron, số electron của nguyên tử oxi là
A. 9. B. 16.
C. 17. D. 8
Giải
- Trong một nguyên tử thì số proton = số electron ⇒ số electron của nguyên tử oxi là 8e.
- Chọn D.
Câu 3: Hai quả cầu kim loại giống nhau mang điện tích q1 và q2 với |q1| = |q2|, đưa chúng lại gần thì chúng hút nhau. Nếu cho chúng tiếp xúc nhau rồi sau đó tách ra thì mỗi quả cầu sẽ mang điện tích
A. q = q1. B. q = 0.
C. q = 2q1. D. q = 0,5q1.
Giải
Vì hai điện tích đưa lại gần thì hút nhau ⇒ 2 điện tích trái dấu.
- Theo bài ra có độ lớn hai điện tích bằng nhau ⇒ q1 = -q2.
⇒ Cho hai điện tích tiếp xúc thì khi tách ra thì mỗi quả mang điện tích là
\(q = q{'_1} = q{'_2} = \frac{{{q_1} + {q_2}}}{2} = 0\)
- Chọn B.
Câu 4: Một thanh thép mang điện tích -2,5.10-6 C, sau đó nó lại được nhiễm điện để có điện tích 5,5.10-6 C. Trong quá trình nhiễm điện lần sau, thanh thép đã
A. nhận vào 1,875.1013 electron.
B. nhường đi 1,875.1013 electron.
C. nhường đi 5.1013 electron.
D. nhận vào 5.1013 electron.
Giải
- Thanh thép đang mang điện tích -2,5.10-6 để có điện tích 5,5.10-6 thì thanh thép đã mất đi 5,5.10-6 - (-2,5.10-6) = 8.10-6C.
⇒ Thanh thép đã nhường đi
\(n = \frac{{\left| q \right|}}{{\left| e \right|}} = \frac{{{{8.10}^{ - 6}}}}{{{{1,6.10}^{ - 19}}}} = {5.10^3}electron\)
- Chọn C.
Câu 5: Nếu nguyên tử oxi bị mất hết electron nó mang điện tích
A. +1,6.10-19 C.
B. –1,6.10-19 C.
C. +12,8.10-19 C.
D. -12,8.10-19 C.
Giải
- Nguyên tử có 8 electron nên khi mất hết e thì nguyên tử mang điện tích dương với độ lớn:
|q| = n.|e| = 8.1,6.10-19 = 1,28.10-18 = C. +12,8.10-19 C.
- Chọn C.
Câu 6: Hai quả cầu nhỏ giống hệt nhau bằng kim loại A và B đặt trong không khí, có điện tích lần lượt là q1 = -3,2.10-7C, q2 = 2,4.10-7C, cách nhau một khoảng 12 cm. Cho hai quả cầu tiếp xúc điện với nhau rồi đặt về chỗ cũ. Lực tương tác tĩnh điện giữa hai quả cầu đó là:
A. 10-4 N B. 10-3 N
C. 10N D. 1N
Giải
- Khi cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi tách chúng ra thì điện tích của mỗi quả cầu sau này là:
\(q{'_1} = q{'_2} = \frac{{{q_1} + {q_2}}}{2} = - {0,4.10^{ - 7}}C\)
- Lực tương tác giữa chúng bây giờ là lực hút:
\(F = k\frac{{\left| {q{'_1}q{'_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)
- Chọn B.
-----------------
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Rèn luyện kỹ năng giải bài tập về thuyết electron và định luật bảo toàn điện tích môn Vật Lý 11 năm học 2020-2021. Để xem thêm các tài liệu hữu ích khác, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !