Với mong muốn giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập và nắm bắt kiến thức chương trình Vật lý 11 hiệu quả, HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Rèn luyện Kỹ năng giải bài tập về điện tích và định luật Cu-lông. Tài liệu được biên tập đầy đủ, chi tiết với nội dung bám sát chương trình học. Mời các em cùng tham khảo và rèn luyện thêm. Chúc các em học tốt
GIẢI BÀI TẬP VỀ ĐIỆN TÍCH VÀ ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG
I. KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP
1. Dạng 1: Tính lực tương tác, điện tích hay khoảng cách giữa 2 điện tích.
Bước 1. Áp dụng định luật Cu-lông viết phương trình.
Bước 2. Giải phương trình
Bước 3. Kết luận.
2. Dạng 2: Tính lực tổng hợp tác dụng lên điện tích q
Bước 1. Xác định các lực tác dụng lên điện tích, biểu diễn chúng bằng các vecto có gốc là điện tích q.
Bước 2. Từ đó áp dụng nguyên lý chồng chất lực điện để tìm lực tổng hợp. Tính lực theo phương pháp hình học hoặc tổng hợp lực theo quy tắc hình bình hành.
Bước 3. Kết luận.
3. Kiến thức liên quan
Quy tắc hình bình hành
\(\begin{array}{l} \overrightarrow F = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} \\ F = \sqrt {F_1^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}\cos \alpha } \end{array}\)
II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP
Câu 1: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F = 1,6.10-4 (N). Độ lớn của hai điện tích đó là:
A. q1 = q2 = 2,67.10-9 (μC).
B. q1 = q2 = 2,67.10-7 (μC).
C. q1 = q2 = 2,67.10-9 (C).
D. q1 = q2 = 2,67.10-7 (C).
Giải
Áp dụng định luật Cu-lông:
\(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)
với q1 = q2 = q, r = 2 (cm) = 2.10-2 (m) và F = 1,6.10-4 (N)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow {1,2.10^{ - 4}} = {9.10^9}.\frac{{{q^2}}}{{{{(q{{.10}^{ - 2}})}^2}}}\\ \Rightarrow \left| {{q_1}} \right| = \left| {{q_2}} \right| = {2,67.10^{ - 9}}C \end{array}\)
Câu 2: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F1 = 1,6.10-4 (N). Để lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F2 = 2,5.10-4 (N) thì khoảng cách giữa chúng là:
A. r2 = 1,6 (m).
B. r2 = 1,6 (cm).
C. r2 = 1,28 (m).
D. r2 = 1,28 (cm).
Giải
Áp dụng định luật Cu-lông:
\(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)
Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l} {F_1} = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r_1}^2}}\\ {F_2} = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r_2}^2}} \end{array} \right. \Rightarrow \frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{r_2}^2}}{{{r_1}^2}}\)
với F1 = 1,6.10-4 (N), F2 = 2,5.10-4 (N) , r1 = 2(cm)
⇒ r2 = 1,6 (cm).
...
---(Nội dung đầy đủ các bài tập, các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Rèn luyện Kỹ năng giải bài tập về điện tích và định luật Cu-lông môn Vật Lý 11 năm 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập