YOMEDIA

Phương pháp giải bài tập về chất điện li yếu môn Hóa học 11 năm 2021 - 2022

Tải về
 
NONE

Phương pháp giải bài tập về chất điện li yếu môn Hóa học 11 năm 2021 - 2022 được HOC247 chia sẻ dưới đây giúp các em có thể kiểm tra, ôn tập kiến thức của bản thân qua đó nắm vững các kiến thức trọng tâm môn học chuẩn bị cho kì thi HK1 sắp diễn ra. Đây cũng là là tài liệu bổ ích không chỉ giúp các em học sinh ôn thi mà còn giúp các thầy cô sử dụng trong quá trình giảng dạy của mình. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo tài liệu.

ATNETWORK

1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1.1. Viết phương trình điện li

Axit : CH3COOH, H2S , H3PO4

* CH3COOH ⇔ H+ + CH3COO-

* H2S ⇔ H+ + HS- ; HS- ⇔ H+ + S2-

* H3PO4 ⇔ H+ + H2PO4- ; H2PO4- ⇔ H+ + HPO42- ; HPO22- ⇔ H+ + PO43-

Hiđrôxit lưỡng tính : Al(OH)3 , Zn(OH)2 ...

Tính bazo :

* Al(OH)3 ⇔ Al3+ + 3OH-

* Zn(OH)2 ⇔ Zn2+ + 2OH-

Tính axit :

* Al(OH)3 ⇔ H3O+ + AlO2- 

* Zn(OH)2 ⇔ 2H+ + ZnO22-

1.2. Xác định độ điện li .

B1 : Áp dụng CT tính độ điện li

\({\alpha = \frac{{so\,phan\,tu\,dien\,li}}{{so\,phan\,tu\,hoa\,\tan }} = \frac{{{n_{dien\,li}}}}{{{n_{hoa\,\tan }}}} = \frac{{{C_{M\,dien\,li}}}}{{{C_{M\,hoa\,\tan }}}}}\)

B2 : Sử dụng phương pháp ba dòng .

                  AB   \( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {A^ + } + {B^ - }\)  

Ban đầu :    a             0        0

Điện li :      x              x        x

Cân bằng : a – x         x        x (M) .

→ Độ điện li : α = \(\frac{x}{a}\)

* α = 1 : chất điện li mạnh

* 0 < α < 1 : chất điện li yếu

* α = 0 : chất không điện li

2. VÍ DỤ MINH HỌA

Vi dụ 1: Viết phương trình điện li của các chất sau: CH3COOH, H2S

Hướng dẫn giải

* CH3COOH: CH3COOH ⇔ H+ + CH3COO-

* H2S:             

H2S ⇔ H+ + HS- ;

HS- ⇔ H+ + S2-

Ví dụ 2: Điện li dung dịch CH3COOH 0,1M được dung dịch có [H+] = 1,32.10-3 M . Tính độ điện li α của axit CH3COOH .

Hướng dẫn giải

Điều cần nhớ : Bài toán này đề đã cho nồng điện li của chất điện li

CH3COOH  ⇔  H+ + CH3COO-

 1,32.10-3             1,32.10-3 (M)

Độ điện li của axit CH3COOH

α =  \(\frac{{{{1.32.10}^{ - 3}}}}{{0,1}}.100 = 1,32\% \)

Ví dụ 3: Một lít dung dịch CH3COOH 0,01 M có chứa tổng số 6,28.1021 ion và phân tử CH3COOH . Tính độ điện li của axit này .

Hướng dẫn giải

Điều cần nhớ:

- Số phân tử N = n . 6,02.1023

- Đề cho lượng ban đầu và lượng còn lại, nên sử dụng pp ba dòng :

+ Ban đầu

+ Điện li

+ Khi cân bằng

                    CH3COOH ⇔ H+ + CH3COO

Ban đầu:        0,01

Điện li:             x                       x               x

Khi cân bằng  0,01 – x             x               x     mol

Theo đề : 0,01 – x + x + x =  \(\frac{{6,{{28.10}^{21}}}}{{6,{{02.10}^{23}}}} = 1,{043.10^{ - 2}}\) → x = 0,043.10-2 mol

Độ điện li : α = \(\frac{{0,{{043.10}^{ - 2}}}}{{0,01}} = 4,{3.10^{ - 2}} = 4,3\% \)

Ví dụ 4: Hòa tan 3 gam CH3COOH vào nước để được 250 ml dung dịch, biết độ điện li α = 0,12 . Tính nồng độ mol của các phân tử và ion trong dung dịch .

Hướng dẫn giải

Số mol ban đầu của CH3COOH :

Số mol điện li của CH3COOH :

CH3COOH ⇔ H+ + CH3COO-

Ban đầu :               0,05                 0              0

Điện li :                   6.10-3              6.10-3       6.10-3

Cân bằng :          0,05 – 6.10-3       6.10-3       6.10-3 (mol).

[CH3COOH] = 0,176 (M) ; [H+] = [CH3COO-] = 0,024 (M).   

Ví dụ 5: Trong 100 ml dung dịch axit nitrơ ở nhiệt độ nhất định có 5,64.1021 phân tử HNO2 và 3,6.1020 ion    NO2-.

a. Tính độ điện li của axit nitrơ trong dung dịch ở nhiệt độ đó .

b. Tính nồng độ mol của dung dịch nói trên .

Hướng dẫn giải

                    HNO2 ⇔ H+ + NO2-

Ban đầu        n0

Điện li         3,6.1020           3,6.1020

Khi cân bằng  5,64.1021      3,6.1020

→ Số phân tử hòa tan trong dung dịch là : n0 = 3,6.1020 + 5,64.1021 = 6.1021

→ α = \(\frac{{3,{{6.10}^{20}}}}{{{{6.10}^{21}}}} = 0,06 = 6\% \)

b. Nồng độ dung dịch là: \(\frac{{{{6.10}^{21}}}}{{6,{{02.10}^{23}}.0,1}} = 0,1(M)\)

3. LUYỆN TẬP

Câu 1. Trộn 40 ml dung dịch H2SO4 0,25M với 60ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị pH của dung dịch thu được sau khi trộn là

A. pH=14.                  

B. pH=13.                  

C.  pH=12.                 

D. pH=9.

Câu 2. Một dung dịch có nồng độ [OH-] = 2,5.10-10 mol/l. Môi trường của dung dịch thu được có tính chất

A. Kiềm.                    

B. Axit.                                  

C. Trung tính      

D. Lưỡng tính.

Câu 3. Dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại trong một dung dịch là

A. Mg2+, K+, SO42-, PO43-                              

B. Ag+, Na+, NO3-, Cl-           

C. Al3+, NH4+, Br-, OH-

D. H+, Fe3+, NO3-, SO42-

Câu 4. Một dung dịch (X) có pH = 4,5. Nồng độ [H+] (ion/lit) là

A. 0,25.10-4                

B. 0,3.10-3                  

C. 0,31. 10-2            

D. 0,31.10-4

Câu 5. Cho 4 dung dịch có cùng nồng độ mol là NaCl; CH3COONa; CH3COOH; H2SO4. Dung dịch có độ dẫn điện lớn nhất là

A. NaCl.                                 

B. CH3COONa.              

C. CH3COOH.                    

D. H2SO4.

Câu 6. Muốn pha chế 300ml dung dịch NaOH có pH = 10 thì khối lượng (gam) NaOH cần dùng là

A. 11.10-4                   

B. 12.10-4                   

C. 10,5.10-4               

D. 9,5.10-4 

Câu 7. Hoà tan m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch B. Tiến hành 2 thí nghiệm sau:

TN1: Cho dung dịch B tác dụng với 110ml dung dịch KOH 2M được 3a gam kết tủa.

TN2: Cho dung dịch B tác dụng với 140ml dung dịch KOH 2M thu được 2a gam kết tủa.  m bằng

A. 14,49g                   

B. 16,1g                     

C. 4,83g                     

D. 80,5g

Câu 8. Trộn 100ml dung dịch NaOH có pH = 12 với 100ml dung dịch HCl 0,012M. pH của dung dịch thu được bằng

A. pH = 5                   

B. pH = 4                   

C. pH = 3                   

D. pH = 7

Câu 9. Dung dịch A có chứa a mol Cu2+, b mol Al3+, c mol SO42-, d mol NO3-. Biểu thức liên hệ giữa a,b,c,d là

A. 2a + 3b = 2c + d             

B. 64a + 27b = 96c + 62d         

C. a + b = c + d                               

D. 2a + 2c = b + 3d

Câu 10. Dãy gồm các chất điện li mạnh là

A. NaOH, H2SO4, CuSO4, H2O                  

B. NaCl, AgNO3, Ba(OH)2, CH3COOH    

C. CH3COONa, KOH, HClO4, Al2(SO4)3

D. Fe(NO3)3, Ca(OH)2, HNO3, H2CO3

Câu 11. Cho hỗn hợp Mg(MnO4)2, Na2SO4, K2Cr2O7 vào nước được dung dịch chứa các ion:

A. Mg2+ , MnO42- , Na+, SO42-, K+, Cr2O72-    

B. Mg2+, MnO4-, Na+, SO42-, K+, Cr2O72-

C. Mg2+ , MnO42-, Na+, SO42-, K+, Cr2O72-      

D. Mg2+ , MnO4- , Na+, SO42-, K+, Cr2O72-

Câu 12. Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:

A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch

B. Nồng độ những ion nào tồn tại trong dung dịch lớn nhất

C. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li

D. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li

Câu 13. Chỉ dùng BaCO3 có thể phân biệt được 3 dung dịch

A. HNO3, Ca(HCO3)2, CaCl2                                     

B. Ba(OH)2, H3PO4, KOH                                     

C. NaHCO3, Ca(OH)2, CaCl2  

D. HCl, H2SO4, NaOH

Câu 14. Phương trình phân tử nào sau đây có phương trình ion rút gọn là

\(CO_3^{2 - } + 2{H^ + } \to C{O_2} \uparrow + {H_2}O\)

A. \(MgC{O_3} + 2HN{O_3} \to Mg{(N{O_3})_2} + C{O_2} \uparrow + {H_2}O\)                                

B. \({K_2}C{O_3} + 2HCl \to 2KCl + C{O_2} \uparrow + {H_2}O\)

C. \(CaC{O_3} + {H_2}S{O_4} \to CaS{O_4} + C{O_2} \uparrow + {H_2}O\)

D. \(BaC{O_3} + 2HCl \to BaC{l_2} + C{O_2} \uparrow + {H_2}O\)

Câu 15. Cho dung dịch chứa 0,1 mol (NH4)2CO3 tác dụng với dung dịch chứa 34,2 gam Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được m(g) kết tủa. Giá trị của m là

A. 39,4.                      

B. 17,1.                                  

C. 15,5.                                  

D. 19,7.

Câu 16. Dãy ion không thể tồn tại đồng thời trong dung dịch là

A. Na+, OH-, Mg2+, NO3-                   

B. K+, H+, Cl-, SO42-              

C. HSO3-, Mg+, Ca2+, NO3-                         

D. OH-, Na+, Ba2+, Cl-

Câu 17. Chất nào sau đây không dẫn điện được?

A. KCl rắn, khan                       

B. NaOH nóng chảy   

C. CaCl2 nóng chảy           

D. HBr hòa tan trong nước

Câu 18. Chất nào không điện li ra ion khi hòa tan trong nước?

A.  CaCl2                   

B.  HClO4         

C.  Đường glucozơ             

D. NH4NO3

Câu 19. Trường hợp nào sau đây dẫn điện được?

A. Nước cất                                       

B. NaOH rắn, khan                

C. Hidroclorua lỏng                           

D.   Nước biển

Câu 20. Một dung dịch chứa 0,2 mol Na+; 0,1 mol Mg2+; 0,05 mol Ca2+; 0,15 mol HCO3- và x mol Cl- . Giá trị của x là

A. 0,15                     

B. 0,35                     

C. 0,2                       

D. 0,3

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 21 đến câu 40 của tài liệu các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN PHẦN LUYỆN TẬP

1B

2B

3D

4D

5D

6B

7B

8D

9A

10C

11B

12C

13D

14B

15D

16A

17A

18C

19D

20B

21D

22B

23C

24C

25D

26B

27B

28C

29A

30B

31C

32B

33A

34D

35C

36B

37B

38D

39B

40B

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập về chất điện li yếu môn Hóa học 11 năm 2021 - 2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Thi Online: 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON