YOMEDIA

Phương pháp giải bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp và song song môn Vật Lý 11 năm 2020

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị trước kì thi học kì 1 năm 2020 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Phương pháp giải bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp và song song, được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập vận dụng để giúp các em tự luyện tập môn Vật Lý 11. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

 ĐỊNH LUẬT ÔM CHO ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP VÀ SONG SONG

 

I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

- Định luật ôm cho toàn mạch: I = U/R 

- Mạch điện mắc nối tiếp các điện trở:

R = R1 + R2+ …+ Rn

I = I1 = I2 = …=In

U = U1 + U2 + ..+ Un

- Mạch điện mắc song song các điện trở:

1/R = 1/R1 + 1/R2 + ..+ 1/Rn

I = I1 + I2 + …+ In

U = U1 = U2 = ..=Un

2. VÍ DỤ MINH HỌA

Ví dụ 1: Hai điện trở R1, R2 mắc vào hiệu điện thế U = 12V. Lần đầu R1, R2 mắc song song, dòng điện mạch chính Is = 10A. Lần sau R1, R2 mắc nối tiếp, dòng điện trong mạch In = 2,4A. Tìm R1, R2.

Giải

Điện trở tương đương của đoạn mạch khi:

+ [R1 // R2]:

R12 = R1.R2 / ( R1 + R2) = 1,2 Ω ( 1)

+ [R1 nt R2]:

R1 + R2 = U / In = 5 Ω (2)

Từ (1) và (2) ta có 2 phương trình:

R1 + R2 = 5 và R1.R2 = 6

=> R1 và R2 là nghiệm của phương trình:

x2 - 5x + 6 = 0

=> R1 = 3 Ω; R2 = 2 Ω hoặc R1 = 2 Ω hoặc R2 = 3 Ω 

Ví dụ 2: Cho mạch điện như hình vẽ: R1 = 12Ω, R2 = 15Ω, R3 = 5Ω, cường độ qua mạch chính I = 2A. Tìm cường độ dòng điện qua từng điện trở.

Ta có: R23 = R2 + R= 15 + 5 = 20Ω

=> RAB = R1.R23 / ( R1 + R23) =7,5 Ω

UAB = I.RAB = 2.7,5 = 15V.

Cường độ dòng điện qua điện trở R1:

I1 = UAB / R1 = 1,25A

Cường độ dòng điện qua điện trở R2, R3:

I2 = I3 = UAB/ R23 = 0,75A

3. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết UMN = 18V, cường độ dòng điện qua R2 là I2 = 2A. Tìm:

a) R1 nếu R2 = 6Ω, R3 = 3Ω.

b) R3 nếu R1 = 3Ω, R= 1Ω.

Đ/S: a) Điện trở của R1: 1 c

b) Điện trở của R3: 0,6     

Bài 2: Cho đoạn mạch như hình vẽ: R1 = R3 = 3Ω, R2 = 2Ω, R= 1Ω, R5 = 4Ω, cường độ qua mạch chính I = 3A. Tìm:

a) UAB.

b) Hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở.

c) UAD, UED.

d) Nối D, E bằng tụ điện C = 2μF. Tìm điện tích của tụ.

Đ/S: a) UAB = 18V.

b) U5 = 12V; U1 = U3 = 3V; U2 = 4 V; U4 = 2V

c) UAD = 15V ; UED = –1V.

d) Q = 2.10–6 C.

Bài 3: Cho đoạn mạch như hình vẽ: R1 = 36Ω, R2 = 12Ω, R3 = 10Ω, R4 = 30Ω, UAB = 54V. Tìm cường độ dòng điện qua từng điện trở.

Đ/S:   I1 = 1,5 A; I2 = 2,25A; I3 = 1,35A; I4 = 0,9A

Bài 4: Cho mạch điện như hình vẽ: R1 = R3 = 45Ω, R2 = 90Ω, UAB = 90V. Khi K mở hoặc đóng, cường độ dòng điện qua R4 là như nhau. Tính R4 và hiệu điện thế hai đầu R4.

Đ/S: R4 = 15 Ω ; U4 = 10V

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp và song song môn Vật Lý 11 năm học 2020-2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON