Để giúp các em rèn luyện và củng cố kiến thức chương Dòng điện không đổi HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập Công và công suất của dòng điện không đổi môn Vật Lý 11 năm học 2020-2021. Mời các em tham khảo nội dung chi tiết tại đây!
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ CÔNG VÀ CÔNG SUẤT
CỦA DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Công và công suất của dòng điện trên một đoạn mạch bất kì
– Công của dòng điện: A = UIt.
– Công suất của dòng điện:
P = A/t = UI
Nhiệt lượng và công suất tiêu thụ bởi đoạn mạch chỉ tỏa nhiệt
– Nhiệt lượng:
Q = A = UIt = RI2t = U2t/R
– Công suất nhiệt:
P = Q/t = UI = RI2 = U2/R
Chú ý:
- Đơn vị của A và Q có thể là J, kWh hoặc cal (calo) với:
+ 1kWh (số chỉ công–tơ điện) = 3.600.000J = 3.600kJ.
+ 1J = 0,24 cal; 1cal = 4,18J.
- Các dụng cụ chỉ tỏa nhiệt thường gặp là bóng đèn, bàn là, bếp điện,… Các dụng cụ này hoạt động bình thường khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dụng cụ bằng hiệu điện thế định mức (ghi trên dụng cụ), lúc đó dòng điện qua dụng cụ bằng dòng điện định mức và công suất tiêu thụ của dụng cụ bằng công suất định mức (ghi trên dụng cụ).
2. VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1: Một bàn là được sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức là 220V trong 30 phút thì tiêu thụ một lượng điện năng là 1440 kJ. Hãy tính:
a) Công suất điện của bàn là.
b) Điện trở của bàn là và dòng điện chạy qua nó khi đó.
Giải
a) Công suất tiêu thụ của bàn là:
P = A/t = 1440.103/30.60 = 800W
b) Cường độ dòng điện qua bàn là:
A = Q = Uit
=> I = A/Ut = 40/11 A
Điện trở của bàn là:
R = U/I = 60,5 Ω
Ví dụ 2: Một bếp điện được sử dụng liên tục trong 1,8 giờ ở hiệu điện thế 220V, khi đó số chỉ công tơ điện tăng thêm 2,4 số.
a) Tính điện năng mà bếp điện sử dụng, công suất của bếp điện và cường độ dòng điện chạy qua bếp trong thời gian nói trên.
b) Giả sử 1 số điện có giá là 2000 VNĐ thì số tiền phải trả khi dùng bếp trên mỗi ngày 1,8 giờ trong thời gian 1 tháng (30 ngày) là bao nhiêu?
Giải
a) Điện năng mà bếp tiêu thụ:
A = 2,4 số = 2,4 kW.h
+ Công suất của bếp:
P = A/t = 4/3 kW
+ Cường độ dòng điện qua bếp:
P = UI
=> I = P/U = 200/33 = 6,06A
b) Số điện mà bếp đã tiêu thụ là:
n = 2,4.30 = 72 số
Số tiền điện phải trả: 72.2000 = 144.000 VNĐ
3. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1: Người ta dùng một ấm nhôm có khối lượng m1 = 0,4 kg để đun một lượng nước m2 = 2 kg thì sau 20 phút nước sẽ sôi. Bếp điện có hiệu suất H = 60% và được dùng ở mạng điện có hiệu điện thế U = 220V. Nhiệt độ ban đầu của nước là t1 = 20oC, nhiệt dung riêng của nhôm c1 = 920 J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước là c2 = 4,18 kJ/kg.K. Hãy tính nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nước và dòng điện chạy qua bếp.
Đ/S:
+ Nhiệt lượng thu vào của ấm nước: Qthu = 698240 J
+ Cường độ dòng điện chạy qua bếp: I = 4,41A
Bài 2: Bếp điện mắc vào nguồn U = 120V. Tổng điện trở của dây nối từ nguồn đến bếp là 1Ω. Công suất tỏa nhiệt trên bếp là 1,1kW. Tính cường độ dòng điện qua bếp và điện trở của bếp.
Đ/S: Cường độ dòng điện qua bếp: 10A
...
---(Để xem tiếp nội dung các bài tập, các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập Công và công suất của dòng điện không đổi môn Lý 11 năm 2020, để xem toàn bộ nội dung của tài liệu vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em học tập thật tốt!