YOMEDIA

Ôn tập chương 3 Aminoaxit, Pepit, Protein

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em nắm vững kiến thức môn Hóa 12 HOC247 xin giới thiệu bộ tài liệu Ôn tập chương III Aminoaxit, Pepit, Protein. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với nội dung đầy đủ, chi tiết. Hy vọng đây sẽ là bộ tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm số thật cao trong các kì thi.

ADSENSE
YOMEDIA

ÔN TẬP CHƯƠNG 3 PHẦN: AMINOAXIT, PEPTIT, PROTEIN

 

Câu 1: Công thức của bọt ngọt là:

A. NaOOC-CH(NH2)-CH­2-CH2-COOH.       B. HOOC-CH(NH2)-CH­2-CH2-COOH

C. NaOOC-CH(NH)-CH2-CH2-COONa      C. CH3COONa

Câu 1: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử

A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino.        B. chỉ chứa nhóm amino.

C. chỉ chứa nhóm cacboxyl.                           D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.

Câu 2: Số đồng phân amino axit có CTPT C3H7O2N là :     

A. 3.                            B. 4.                           C. 2.                           D. 5.

Câu 3: Ứng với CTPT C4H9NO2 có bao nhiêu amino axit là đồng phân cấu tạo của nhau ?

A. 3.                            B. 4.                            C. 5.                            D. 6.

Câu 4: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với hợp chất CH3CH(NH2)COOH ?

A. Axit 2-aminopropanoic.    

B. Axit a-aminopropionic.                 

C. Anilin.              

D. Alanin.

Câu 5: Trong số các amino axit dưới đây :  Gly, Ala, Glu, Lys, Val và Phe. Bao chất có số nhóm amino bằng số nhóm cacboxyl ?                     

A. 6.                            B. 4.                            C. 5.                            D. 7.

Câu 6:Số phát biểu không đúng là :

(1). Trong dung dịch, H2N–CH2–COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+–CH2–COO-.

(2). Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.

(3). Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.

(4). Hợp chất H2N–CH2–COOH3N–CH3 là este của glyxin.

(5). Lysin có công thức phân tử là: C6H13O2N2

(6). Đốt cháy các aminoaxit ta thu được sản phẩm gồm: CO2, NH3, H2O

(7). Phản ứng este hóa của aminoaxit là 1 pư thuận nghịc và dùng xúc tác H2SO4

(8). Muối mono natri của axit glutamic ứng dụng làm mì chính hay bột ngọt trong chế biến thực phẩm.

A. 4                             B. 5                             C. 6                             D. 7

Câu 7: Cho các chất sau đây: Al2O3, Al(OH)3, (NH4)2CO3, CH3COONH3CH3, H2NCH2COOH,

H2N-(CH2)4-CH(NH2)-COOH, HOOC- CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, HCl, NH3. số chất lưỡng tính:

A. 4                             B. 6                             C. 7                             D. 9

Câu 8: Cho các chất sau : Metylamin ; anilin ; natri axetat ; alanin ; phenol, glyxin ; lysin. Số chất có khả năng làm xanh giấy quì tím là :              

A. 5.                            B. 2.                            C. 4.                            D. 3.

Câu 9: Có các dung dịch sau : Phenylamoniclorua, ancol benzylic, metyl axetat, anilin, glyxin, etylamin, natri axetat, metylamin, alanin, axit glutamic, natri phenolat, lysin. Số chất có khả năng làm đổi màu quì tím là  :   

A. 4                             B. 5                              C. 6                             D. 7.     

Câu 10: Phát biểu không đúng là ?

A. Axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO2 lại thu được axit axetic.

B. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được phenol.

C. Anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được anilin.

D. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO2, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được natri phenolat.

Câu 11: Lấy 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 và H2NCH2COOH cho vào 400 ml dung dịch HCl 1M thì thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 800 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Z. Làm bay hơi Z thu được m gam chất rắn khan, giá trị của m là :

A. 61,9 .                       B. 28,8                        C. 31,8                        D. 55,2

Câu 12: X là một a- aminoaxit no chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Cho 17,8 gam X tác dụng với dung dịch HCl d­ư thu được 25,1 gam muối. Tên gọi của X là :

A. axit aminoaxetic.               B. axit a-aminopropionic.           

C. axit a-aminobutiric.            D. axit a-aminoglutaric.

Câu 13: Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và 0,1 mol H2N(CH2)4CH(NH2)COOH (lysin) vào 250 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch Y. Cho HCl dư vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol HCl đã phản ứng là :               

A. 0,75.                       B. 0,65.                       C. 0,90.                       D. 0,85.

Câu 14: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m + 30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam muối. Giá trị của m là :     

A. 112,2.                     B. 165,6.                     C. 123,8.                     D. 171,0.

Câu 15: Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là :

A. (H2N)2C3H5COOH.     

B. H2NC2C2H3(COOH)2.     

C. H2NC3H6COOH.       

D. H2NC3H5(COOH)2.

...

Trên đây là phần trích dẫn Ôn tập chương III Aminoaxit, Pepit, Protein, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF