YOMEDIA

Đề cương ôn thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2017

Tải về
 
NONE

HOC247 tổng hợp và giới thiệu đến các em bộ Đề cương ôn tập để hỗ trợ các em trong kì thi học kì 2 môn Sinh học 7. Nội dung ôn tập gồm ba chương: Động vật có xương sống, Sự tiến hóa của động vật và Động vật với đời sống con người, đề cương tổng hợp lại tất cả các kiến thức cơ bản từng chương bằng hệ thống trả lời câu hỏi giúp các em ghi nhớ và tổng hợp kiến thức dễ dàng để chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Chúc các em thi tốt!

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC LỚP 7

NĂM 2017

 

CHƯƠNG VI: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG

LỚP LƯỠNG CƯ

 

Câu 1: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước và thích nghi với đời sống ở cạn?

1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:

  • Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước → giảm sức cản của nước khi bơi.
  • Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí → giúp hô hấp trong nước.
  • Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón → tạo thành chân bơi để đẩy nước.

2. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

  • Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)→ dễ quan sát.
  • Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ → bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.
  • Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt → thuận lợi cho việc di chuyển.

Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của Lưỡng cư?

Là động vật có xương sống thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn:

  • Da trần, ẩm ướt. Di chuyển bằng 4 chi.
  • Hô hấp bằng phổi và bằng da.
  • Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, tâm thất chứa máu pha.
  • Sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài.
  • Nòng nọc phát triển qua biến thái.
  • Là động vật biến nhiệt.

Câu 3: Nêu vai trò của Lưỡng cư đối với con người?

  • Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh.
  • Có giá trị thực phẩm: ếch đồng
  • Làm thuốc chữa bệnh: bột cóc, nhựa cóc.
  • Là vật thí nghiệm trong sinh lý học: ếch đồng.

 

LỚP BÒ SÁT

 

Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn?

  • Da khô, có vảy sừng bao bọc → giảm sự thoát hơi nước.
  • Cổ dài → phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.
  • Mắt có mi cử động, có nước mắt → bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.
  • Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu → bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.
  • Thân dài, đuôi rất → động lực chính của sự di chuyển.
  • Bàn chân có 5 ngón có vuốt → tham gia di chuyển trên cạn.

{-- Xem đầy đủ nội dung xin vui lòng bấm vào xem online hoặc tải về máy--}

CHƯƠNG VIII: ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

 

Câu 1: Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Kể tên các biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ. Nêu ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học?

  • Khái niệm: Là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật hại gây ra.
  • Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học:
    • Sử dụng thiên địch:
      • Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại. VD: cá ăn bọ gậy và ăn ấu trùng sâu bọ
      • Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại. VD: Ong mắt đỏ đẻ trứng nên trứng sâu xám ấu trùng nở ra đục và ăn trứng sâu xám.
    • Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại. VD: Dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ
    • Gây vô sinh diệt động vật gây hại. VD: Để diệt loài ruồi gây loét da ở bò, người ta đã làm tuyệt sản ruồi đực
  • Ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học:
    • Ưu điểm:
      • Tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại.
      • Tránh ô nhiễm môi trường
    • Hạn chế:
      • Chỉ có hiệu quả ở ni có khí hậu ổn định
      • Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật gây hại
      • Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển

Câu 2: Thế nào là động vật quý hiếm? Kể tên các cấp độ tuyệt chủng động vật quý hiếm? Cần bảo vệ động vật quý hiếm như thế nào?

  • Khái niệm: Là những động vật có giá trị về nhiều mặt(thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu,...) và có số lượng giảm sút.
  • Các cấp độ tuyệt chủng:
    • Rất nguy cấp: ốc xà cừ, hươu xạ
    • Nguy cấp: tôm hùm đá, rùa núi vàng
    • Ít nguy cấp: gà lôi trắng, khỉ vàng
    • Sẽ nguy cấp: cà cuống, cá ngựa gai
  • Bảo vệ:
    • Bảo vệ môi trường sống của chúng
    • Cấm săn bắt, buôn bán, giữ trái phép
    • Chăn nuôi, chăm sóc đầy đủ
    • Xây dựng khu dự trữ thiên nhiên

{-- Xem đầy đủ nội dung xin vui lòng bấm vào xem online hoặc tải về máy--}

Trên đây là một phần trích của Đề cương ôn thi Sinh lớp 7, các em vui lòng đăng nhập vào hoc247.net để xem chi tiết toàn bộ đề cương hoặc tải về. Hi vọng đề cương này giúp ích cho các em học sinh lớp ôn thi. Ngoài ra các em có thể tham khảo Bộ đề thi học kì II Sinh học lớp 7 để củng cố thêm nhé. Chúc các em thi tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF