YOMEDIA

Đề cương ôn thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2017

Tải về
 
NONE

Bộ đề cương ôn thi môn Lịch sử lớp 6, là hệ thống kiến thức trọng tâm của chương trình Lịch sử cơ bản lớp 6. Là tài liệu giúp các em ôn thi học kì dễ dàng. Ngoài ra, bộ đề cương ôn thi học kì 2 này còn hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi liên quan đến các nội dung của bài học của Lịch sử Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích giúp cho các bạn học sinh và quý thầy cô trong quá trình giảng day và ôn tập tốt hơn.

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ LỚP 6 HỌC KÌ 2

 

CHƯƠNG III. THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP

Nội dung 1: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)

  • Nước Âu Lạc từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ I có gì thay đổi
  • Cuộc khởi nghĩa Hai Bà trưng nổ ra như thế nào? Nguyên nhân, ý nghĩa lịch sử.

Nội dung 2: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

Nội dung 3: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI)

Nội dung 4: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542 - 602)

Nội dung 5: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542 - 602) (tiếp theo)

Nội dung 6: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX

Nội dung 7: Nước Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Các câu hỏi liên quan:

Câu 1: N­ước Âu Lạc từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ I có gì thay đổi?

  • Năm 179 TCN   Triệu Đà  sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành 2 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân.
  • Năm 111 TCN nhà Hán Chia Âu Lạc thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam gộp 6 quận của Trung Quốc thành  Châu Giao (  thủ phủ Luy Lâu).
  • Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị , Đô úy coi việc quân sự - tất cả đều là người Hán .Dưới quận là huyện, do Lạc tướng người Việt cai trị.
  • Âm mưu của nhà Hán:
  • Chiếm đóng lâu dài và xóa tên nước ta, biến nước ta thành bộ phận lãnh thổ   Trung Quốc.
  • Nhà Hán  bắt dân ta nộp nhiều thứ thuế.
  • Cống nạp nặng nề.
  • Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của người Hán, để đồng hóa dân tộc ta.
  • Năm 34 Tô Định làm thái thú quận Giao Chỉ.

Câu 2: Trình bày cuộc khởi nghĩa hai Bà Trư­ng năm 40 diễn ra như thế nào?

  1. Hoàn cảnh:
  • Bấy giờ ở Huyện Mê Linh có 2 chị em Trưng Trắc và trưng Nhị con gái Lạc Tướng. Chồng TrưngTrắc là con trai Lạc Tướng huyện Chu Diên 2 gia đình cùng nha mưu việc lớn.
  • Do chính sách áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Hán. Thi Sách bị quân Hán giết.

        b. Diễn biến:

  • Mùa xuân năm 40 hai Bà Tr­ưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát  Môn ( Hà Tây). Tương truyền, ngày xuất quân,Bà trưng trắc đọc lời thề sau này được viết thành 4 câu thơ:

“Một xin rửa sạch nước thù,

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,

Ba kẻo oan ức lũng chồng,

Bốn xin vẻn vẹn sở cụng lờnh này”.

  • Nghĩa quân đ­ược  hào kiệt và nhân dân khắp nơi ủng hộ ủng hộ nhanh chóng đánh bại kẻ thù làm chủ Me Linh rồi từ Mê Linh tiến đánh Cổ Loa, Luy Lâu. Tô Định  bỏ thành, cắt toc, cạo rõu  chốn về nước. Quân Hán bị đánh tan, khởi nghĩa thắng lợi
  1. Nguyên nhân thắng lợi:
  • Sự lãnh lạo tài tình của 2 Bà Trư­ng.
  • Sự ủng hộ của quần chúng nhândân.
  • Ý thức đoàn kết bảo vệ độc lập dân tộc.

        b. Ý nghĩa lịch sử:

  • Vai trò của ng­ười phụ nữ trong giải phóng dân tộc.
  • Giáng 1 đòn nặng nề vào chế độ phong kiến nhà Hán
  • Báo hiệu thế lực phong kiến phương Bắc không thể cai trị vĩnh viễn trên đất n­ước ta.

Câu 3: Hai bà Tr­­ưng đã làm gì sau khi giành độc lập.

  • Trư­­ng Trắc đ­­ược suy tôn làm vua, lấy hiệu là Tr­­ưng V­­ương, đóng đô ở Mê Linh.
  • Phong chức t­­ước cho ngư­­ời có công, lập lại chính quyền.
  • Xá thuế cho dân 2 năm liền.
  • Xoá bỏ chế độ lao dịch, luật pháp hà khắc của chính quyền đô hộ.
  • Ổn định tổ chức, phát triển kinh tế và giữ vững độc lập.

Câu 4: Cuộc kháng chiến chống xâm l­­ược Hán năm 42 - 43 đã diễn ra nh­­ư thế nào?

  1. Nguyên nhân:
  • Hai Bà Trư­­ng khởi nghĩa thắng lợi.
  • Tr­­ưng Trắc x­­ưng v­­ương.

        b. Diễn biến:

  • Tháng 4- 42 quân Hán tấn công Hợp Phố. Mã Viện chhiếm được Hợp Phố liền cho quân chia thành 2 đạo thuỷ bộ tiến vào Giao Chỉ và hợp lại ở Lãng Bạc.
  • Hai Bà Trư­­ng từ Mê Linh về Lãng Bạc nghênh chiến. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.
  • Tháng 3 - 43 Bà Tr­­ưng hi sinh ở Cấm Khê.

        c. Kết quả:

  • Kháng chiến thất bại.

        d. Ý nghĩa:

  • Tiêu biểu cho ý chí quật cư­­ờng bất khuất của nhân dân.
  • Nêu cao g­­ương yêu nư­­ớc, quyết tâm giành độc lập.

Câu 5: Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến ph­­ương Bắc đối với n­­ước ta từ thế kỉ I-VI như thế nào?

  • Nhà Hán trực tiếp cai quản các huyện.
  • Bắt dân ta đóng nhiều thứ thuế nhất là muối và sắt.
  • Lao dịch.
  • Nộp cống các sản vật quí: Sừng tê, ngà voi, vàng, bạc, thợ khéo.
  • Đồng hoá nhân dân ta.

Câu 6: Những chuyển biến về xã hội và văn hoá n­­ước ta các TK I-VI như thế nào?

  1. Những chuyển biến về xã hội:
  • Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI: Ngư­ời Hán thâu tóm quyền lực vào tay mình trực tiếp nắm đến các huyện, từ huyện trở xuống là ng­­ười Việt cai quản.

⇒ Xã hội phân hoá thành nhiều giai cấp, tầng lớp.

  1. Những chuyển biến về văn hoá.
  • Mở trư­­ờng dậy chữ Hán.
  • Đư­­a nho giáo, phật giáo, đạo giáo và phong tục của ng­­ười Hán vào n­­ước ta.
  • Đồng hoá nhân dân ta.
  • Dân ta vẫn nói Tiếng Việt và giữ một số phong tục tập quán của mình.

CHƯƠNG IV. BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ Ở ĐẦU THẾ KỈ X

Nội dung 1: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương

Nội dung 2: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Các câu hỏi liên quan:

Câu 1: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc họ Dương như thế nào?

  1. Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào?
  • Cuối TK IX nhà Đ­­ường suy yếu.Nhân cơ hội đó Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ.
  • Giữa năm 905 Khúc Thừa Dụ đem quân  chiếm Tống Bình rồi tự xung là tiết độ sứ xây dựng một chính quyền tự chủ.
  • Năm 906 vua Đư­­ờng phải phong Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ An Nam đô hộ phủ.
  • Năm 907 Khúc Thừa Dụ mất con là khúc Hạo lên thay. Ông xây dựng đất nước theo lối: " Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui".
  • Ông đã làm được nhiều việc lớn:
  • Đặt lại khu vực hành chính, cử người trông coi đến tận xã, định lại mức thuế.
  • Bãi bỏ lao dịch, lập lại sổ hộ khẩu.

       b. Dư­­ơng Đình Nghệ chống quân xâm l­­ược Nam Hán (930-931).

  • Hoàn cảnh:
  • Năm 917 Nhà Nam Hán được thành lập -> Quân Nam Hán âm mưu xâm lược nước ta.
  • Diễn biến:
  • Mùa thu năm 930 quân Nam Hán bắt đầu đánh n­­ước ta, chiếm được Giao Châu và đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình ( Hà Nội).
  • 931 D­­ương Đình Nghệ đem quân tấn công  chiếm được  thành Tống Bình và đánh tan  quân tiếp viện.
  • Kết quả:
  • Cuộc kháng chiến thắng lợi.
  • Dư­­ơng Đình Nghệ tự xư­­ng tiết độ sứ tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

Câu 2:  Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán (930-931)? Ý nghĩa của cuộc kháng chiến là gì?

  • Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỉ lên thay. Mùa thu năm 930, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta, Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổi bị bắt đem về Trung Quốc. Nhà Nam Hán thiết lập bộ máy cai trị ở Tống Bình
  • Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân từ Thanh Hóa tấn công và chiếm được Tống Bình. Quân tiếp viện của Nam Hán vừa đến bị đánh tan. Dương Đình Nghệ tự xưng Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng đất nước tự chủ
  • Ý nghĩa: Là cơ sở, bước ngoặc lịch sử trong sự nghiệp đấu tranh chống Bắc thuộc, giành độc lập và tạo tiền đề để có thể đánh bại quân xâm lược

Câu 3: Tại sao quân Nam Hán lại xâm lược nước ta lần thứ 2?

  • Sau lần thất bại đầu tiên này, nhà Nam Hán vẫn chưa muốn bỏ mục đích xâm lược nước ta. Sau khi đánh bại quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất, Dương Đình Nghệ ra sức củng cố và xây dựng đất nước nhưng ông lại bị một nhà tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết hại để đoạt chức.
  • Trước hành động của Kiều Công Tiễn, nhân dân ta vô cùng căm phẫn, trong đó có Ngô Quyền.
  • Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giết kiều Công Tiễn. à  Kiều Công Tiễn sang cầu cứu nhà Nam Hán. à Nhân cơ hội này, vua Nam Hán cho quân xâm lươc nước ta lần thứ hai.
  • Với nguyên cớ là giúp Kiều Công Tiễn đối phó với Ngô Quyền nhưng mục đích chính của nhà Nam Hán là muốn biến nước ta thành một bộ phận đất đai của chúng và trả thù cho thất bại trong lần xâm lược lần thứ nhất.

Câu 4: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng ( Năm 938) diễn ra như thế nào?

  1. Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân Nam Hán:
  • Ngô Quyền ( 898- 944) Người Đường Lâm ( Hà Tây)
  • Năm 937 Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức.
  • Ngô Quyền kéo quân ra Bắc giết Kiều Công Tiễn để trừ hậu hoạ. Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán nhân cớ đó Vua Nam Hán cho quân xâm lược nước ta lần thứ 2.
  • Năm 938 vua Nam Hán sai con Lư­­u Hoằng Tháo sang xâm lư­­ợc n­­ước ta.
  • Ngô Quyền khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược. Ông cho quân đóng bãi cọc ngầm xuống lòng sông Bạch Đằng ở nơi hiểm yếu  và bố trí quân mai phục 2 bên bờ.

       b. Chiến thắng Bạch đằng năm 938:

  • Diễn biến:
  • Cuối năm 938 quân của Lư­­u Hoằng Tháo kéo vào cửa biển nư­­ớc ta.
  • Ngô Quyền cho thuyền ra khiêu chiến nhử địch vào bãi cọc.
  • Khi n­­ước triều rút, Ngô Quyền dốc toàn lực l­­ượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chóng không nổi phải rút chạy ra biển. Quân Nam Hán rối loạn thuyền va vào bãi cọc nhọn vỡ tan tành, quân ta xông vào đánh giáp lá cà rất quyết liệt.
  • Quân giặc bị thiệt hại đến quá nửa, Hoằng Tháo cũng bị bỏ mạng.Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi hoàn toàn.
  • Nguyên nhân thắng lợi:
  • Do sự lãnh đạo tài  tình của Ngô Quyền, tinh thần đoàn kết chiến đấu dũng cảm và sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.
  • Ý nghĩa:
  • Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta, mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập tự chủ  lâu dài cho đất n­­ước.

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung của bộ đề cương ôn thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6. Để xem đầy đủ bộ đề cương ôn tập này các em có thể để xem online hoặc tải về máy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 và đáp án chi tiết để củng cố thêm kiến thức và ôn tập nhé. Chúc các em ôn tập và thi tốt!

 --MOD Lịch sử HOC247 (tổng hợp)

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF