YOMEDIA

Giải chi tiết đề thi thử THPT QG 2017 môn Vật Lý của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu Tài liệu "Hướng dẫn giải chi tiết đề thi thử THPT QG 2017"  của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh môn Vật lý, nhằm giúp các em ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, làm quen với cấu trúc đề thi và kỹ năng giải đề, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi THPT QG 2017 sắp tới. Chúc các em học tốt

ADSENSE
YOMEDIA

 ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA 2017

SỞ GD&ĐT HÀ TĨNH

Bài thi: Khoa học tự nhiên - Môn: Vật Lý

Mã đề thi  004

 

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT CÁC CÂU VẬN DỤNG VÀ VẬN DỤNG CAO

Câu 20: Chiết suất của nước đối với tia sáng vàng nv=4/3. Chiếu chùm sáng trắng song song hẹp từ mặt nước tới mặt thoáng với không khí dưới góc tới i, với sini=3/4. Chùm sáng ló ra không khí là chùm sáng

 A.có màu từ đỏ tới vàng                 B.có màu từ đỏ tới tím      

C.trắng                                            D.đơn sắc màu vàng

Đáp án A

Ta có  \(\sin i = \frac{3}{4} = \frac{1}{{\frac{4}{3}}} = \frac{1}{{{n_v}}} = \sin {i_{ghv}}\) ;

Vậy tia vàng sẽ đi là là mặt phân cách, các tia từ đỏ tới vàng sẽ ló ra do có chiết suất nhỏ hơn nv, thì góc giới hạn phản xạ toàn phần lớn hơn i

Câu 26:    Trong mạch dao động LC lý tưởng đang có dao động điện từ tự do với tần số góc 104 rad/s. Điện tích cực đại trên tụ là 1,0nC. Khi cường độ dòng điện trong mạch bằng 0,6µA thì điện tích của bản tụ là:

       A.800pC                     B.600pC                              C.200pC                          D.400pC

Đáp án A.

Ta có  \(\frac{{{i^2}}}{{I_o^2}} + \frac{{{q^2}}}{{Q_o^2}} = 1\)  ; \(\frac{{{i^2}}}{{{\omega ^2}Q_o^2}} + \frac{{{q^2}}}{{Q_o^2}} = 1\)  ; 

Thay các giá trị , i, Qo vào ta tìm được q=800pC

Câu 27:

Trong ống Cu-lít-giơ, electron của chùm tia catot khi đến anot (đối catot) có vận tốc cực đại là 6,6.107 m.s-1. Biết rằng năng lượng của mỗi phô tôn chùm tia X có được là nhờ sự chuyển hóa một phần động năng của electron. Lấy me=9,1.10-31 kg. Bước sóng ngắn nhất của tia X phát ra từ ống này là

            A.0,1nm                     B.1nm                                    C.1,2pm                     D.12pm

Đáp án A.

\(\frac{{hc}}{\lambda } \le \frac{{m{v^2}}}{2} =  > \lambda  \ge \frac{{2hc}}{{m{v^2}}}\)=10-10m=0,1nm

Câu 28:

Mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây có điện trở R, độ tự cảm L nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Các điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch U=120V, hai đầu cuộn dây là Ud= \(120\sqrt 2 \)V, hai đầu tụ C là 120V. Tỉ số giữa hệ số công suất toàn mạch và hệ số công suất cuộn dây bằng:

            A. \(\frac{1}{{\sqrt 3 }}\)                          B.  \(\sqrt 3 \)                          C.  \(\frac{1}{{\sqrt 2 }}\)                              D.   \(\sqrt 2 \)  

Đáp án D.

Giải hệ  \(\left\{ \begin{array}{l}
{120^2} = U_R^2 + {({U_L} - {U_C})^2}\\
{120^2}.2 = U_R^2 + U_L^2
\end{array} \right.\)

Tìm được UL=UR=120V

=> \(\frac{1}{{\frac{1}{{\sqrt 2 }}}} = \sqrt 2 \)  => chọn D

Câu 30:

Hạt nhân  \(^{234}U\) đứng yên, phân rã α biến đổi thành hạt nhân X. Biết khối lượng của các hạt nhân mU=233,9905u, mα=4,0015u, mX=229,9838u. Lấy 1u=931,5MeV. Hạt nhân X giật lùi với động năng bằng

            A.82,8keV                  B.4,76 MeV                C.8,28MeV                 D.47,6keV

Đáp án A

Tính  \(\Delta E = ({m_U} - {m_\alpha } - {m_X}).931,5\)MeV=4,8438MeV

Giải hệ \(\left\{ \begin{array}{l}
{k_\alpha } + {k_X} = 4,8438MeV\\
\frac{{{k_\alpha }}}{{{k_X}}} = \frac{{230}}{4}
\end{array} \right.\)

Tìm được kX=0,0828MeV=82,8keV

Câu 32:

Hai cuộn dây có điện trở và độ tự cảm tương ứng là R1, L­1 và R2, L­2 mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U, tần số góc \(\omega \) , gọi U1 và U2 là điện áp hiệu dụng trên các cuộn dây. Điều kiện để U=U1+U2

            A. R21 = R12                              B. \({R_1} + {R_2} = \omega ({L_1} + {L_2})\)

            C.   \({R_1}{R_2} = \omega {L_1}{L_2}\)                   D.L1R1=L2R2

Đáp án A

            Ta có  \(\overrightarrow U  = \overrightarrow {{U_1}}  + \overrightarrow {{U_2}} \) ;

Để U=U1+U2 thì \(\tan {\phi _1} = \tan {\phi _2}\)

=>  \(\frac{{{L_1}\omega }}{{{R_1}}} = \frac{{{L_2}\omega }}{{{R_2}}}\) => chọn A

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là trích đoạn một phần hướng dẫn giải chi tiết các câu bài tập được phân theo nhiều mức độ trong đề thi thử THPT QG 2017 môn Vật Lý của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh

Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017 sắp tới.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF