YOMEDIA

Đề thi thử THPT QG 2018 môn Sinh học THPT Chuyên Thái Bình lần 5

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Sinh học có đáp án hướng dẫn chi tiết của trường THPT Chuyên Thái Bình lần 5 để các em có thể thử sức và làm quen dần với cấu trúc đề thi trắc nghiệm môn Sinh học . Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em có thể ôn tập lại các kiến thức một cách hiệu quả, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi THPT QG sắp tới.

ADSENSE

KỲ THI THỬ THPT QG NĂM 2018 LẦN 5

TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH

Môn thi: SINH HỌC- TỔ HỢP KHTN

Thời gian làm bài: 50 phút;

(40 câu trắc nghiệm)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................

 

Câu 1: Phương pháp chọn giống nào sau đây thường áp dụng cho cả động vật và thực vật?

     A. Gây đột biến                                                  B. Cấy truyền phôi.

     C. Dung hợp tế bào trần.                                   D. Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.

Câu 2: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào?

     A. Nhân đôi nhiễm sắc thể.                                B. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

     C. Tổng hợp ARN.                                            D. Nhân đôi ADN

Câu 3: Sản phẩm pha sáng dùng trong pha tối của quang hợp là gì?

     A. ATP, NADPH.        B. NADPH, O2.            C. ATP, NADP và O2. D. ATP và CO2

Câu 4: Khi nói về tập tính của động vật, phát biểu nào sau đây sai?

     A. Cơ sở của tập tính là các phản xạ

     B. Nhờ tập tính mà động vật thích nghi với môi trường và tồn tại.

     C. Tập tính học được là chuỗi phản xạ không điều kiện.

     D. Tập tính của động vật có thể chia làm 2 loại.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây nói về đột biến số lượng NST là sai?

     A. Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nếu một số cặp NST không phân li thì tạo thành thể tứ bội.

     B. Đột biến dị đa bội chỉ được phát sinh ở các con lai khác loài.

     C. Thể đa bội thường gặp ở thực vật và ít gặp ở động vật.

     D. Ở một số loài, thể đa bội có thể thấy trong tự nhiên và có thể được tạo ra bằng thực nghiệm.

Câu 6: Nhóm nào dưới đây gồm những động vật có hệ tuần hoàn kín?

     A. Mực ống, bạch tuộc, chim bồ câu, ếch, giun.

     B. Giun đất, ốc sên, cua, sóc.

     C. Thủy tức, mực ống, sứa lược, san hô.

     D. Tôm, sán lông, trùng giàu, ghẹ.

Câu 7: Hoocmôn nào dưới đây được sản sinh nhiều trong thời gian rụng lá, khi hoa già đồng thời thúc quả chóng chín, rụng lá?

     A. Auxin.                      B. Gibêrelin.                 C. Xitôkinin.                 D. Êtilen.

Câu 8: Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây?

     A. Quang phân li nước                                       B. Chu trình Canvin

     C. Pha sáng                                                        D. Pha tối

Câu 9: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?

     A. 3 loại.                       B. 9 loại                        C. 6 loại.                       D. 27 loại.

Câu 10: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cả động vật và người?

     A. Nhiệt độ.                  B. Ánh sáng                  C. Thức ăn.                   D. Nơi ở.

Câu 11: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủy ếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ?

     A. Đỉnh sinh trưởng.    B. Rễ chính.                  C. Miền sinh trưởng.    D. Miền lông hú

Câu 12: Hai loại ion nào dưới đây đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì điện thế năng?

     A. Na+ và K+                B. Mg2+ và Ba2+            C. Na+ và Ca2+              D. Mg2+ và K+

Câu 13: Trong một gia đình, mẹ có kiểu gen XBXb, bố có kiểu gen XBY sinh được con gái có kiểu gen XBXbXb. Biết rằng quá trình giảm phân ở bố và mẹ đều không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây là đúng về quá trình giảm phân của bố và mẹ?

     A. Trong giảm phân II, ở bố nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường

     B. Trong giảm phân I, ở mẹ nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường

     C. Trong giảm phân II, ở mẹ nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường

     D. Trong giảm phân I, ở bố nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường

Câu 14: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào dưới đây không được xem là nhân tố tiến hóa?

     A. Các yếu tố ngẫu nhiên                                   B. Chọn lọc tự nhiên.

     C. Giao phối ngẫu nhiên.                                   D. Giao phối không ngẫu nhiên

Câu 15: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?

     A. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin.

     B. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo.

     C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

     D. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đột biến gen?

     A. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.

     B. Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau.

     C. Đột biến gen làm thay đổi tần số alen nhưng không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

     D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thức cấp cho quá trình tiến hóa

Câu 17: Phân tử nào sau đây trong cấu trúc phân tử có liên kết hiđrô?

     A. ADN, tARN, Prôtêin cấu trúc bậc 2.

     B. ADN; tARN; rARN; Prôtêin cấu trúc bậc 2.

     C. ADN; tARN; rARN; Prôtêin cấu trúc bậc 1.

     D. ADN, tARN; mARN; Prôtêin cấu trúc bậc 2.

Câu 18: Trong trường hợp bố mẹ đều mang n căp gen dị hợp phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn thì số lượng các laoị kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ sau theo lí thuyết là:

     A. 3kiểu gen; 2n kiểu hình.                               B. 2n kiểu gen; 3n kiểu hình.

     C. 2n kiểu gen; 2n kiểu hình.                               D. 3n kiểu gen; 3n kiểu hình.

Câu 19: Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là:

     A. diệp lục a.                B. carôtênôit.                C. phitôcrôm                 D. diệp lục b

Câu 22: Một NST ban đầu có trình tự gen là ABCD. EFGH. Sau đột biến, NST có trình tự là: D.EFGH. Dạng đột biến này thường gây ra hậu quả gì?

     A. Gây chết hoặc giảm sức sống.

     B. Làm tăng cường hoặc giảm bớt sự biểu hiện tính trạng.

     C. Làm phát sinh nhiều nòi trong một loài

     D. Làm tăng khả năng sinh sản của cá thể mang đột biến.

Câu 23: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây về chọn lọc tự nhiên là sai?

     A. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và qua đó gián tiếp tác động lên vốn gen của quần thể.

     B. Chọn lọc tự nhiên không bao giờ loại bỏ hết alen lặn ra khỏi quần thể.

     C. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành cá thể mang kiểu hình thích nghi với môi trường.

     D. Chọn lọc chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.

Câu 24: Ở một loài thực vật, màu hoa do 1 gen quy định, thực hiện hai phép lai: 

- Phép lai 1: P: ♀ Hoa đỏ x ♂ Hoa trắng → F1: 100% Hoa đỏ. 

- Phép lai 2: P: ♀ Hoa trắng x ♂ Hoa đỏ → F1: 100% Hoa trắng. 

Có các kết luận sau: 

I. Nếu lấy hạt phấn của F1 ở phép lai 1 thụ phấn cho F1 của phép lai 2 thì F2 phân ly tỷ lệ 3 đỏ: 1 trắng. 

II. Nếu gen quy định tính trạng trên bị đột biến sẽ biểu hiện ngay thành kiểu hình trong trường hợp không chịu ảnh hưởng bởi môi trường. 

III. Nếu gen bị đột biến lặn thì chỉ biểu hiện thành kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp. 
IV. Gen quy định tính trạng này chỉ có một alen. 

Số kết luận đúng là:

     A. 1                               B. 2                               C. 3                               D. 4

Câu 25: Ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY. Trong quá trình phát triển phôi sớm, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd không phân ly. Thể đột biến có

     A. hai dòng tế bào đột biến là 2n+2 và 2n – 2.

     B. ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n +1 và 2n – 1.

     C. hai dòng tế bào đột biến là 2n+1 và 2n – 1.

     D. ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n +13và 2n – 2.

Câu 26: Ở thực vật có hoa, để hình thành hạt phấn (n) thì tế bào trong bao phấn (2n) phải trải qua mấy lần giảm phân?

     A. 4                               B. 1                               C. 3                               D. 2

Câu 27: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng hạt xanh. Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 hạt vàng :

 hạt xanh?

     A. AA x Aa                  B. Aa x Aa                    C. AA x aa                    D. Aa x aa

Câu 28: Ở một loài thực vật, gen A quy định cây cao, gen a – cây thấp; gen B quy định quả đỏ, gen b – quả trắng. Các gen di truyền độc lập và không có đột biến xảy ra. Đời lai có kiểu hình cây thấp, quả trắng chiếm 1/16. Kiểu gen của các cây bố mẹ là:

     A. AaBb x AaBb          B. AaBb x Aabb           C. AaBB x aaBb           D. Aabb x AaBB

Câu 29: Một loài sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A trội hoàn toàn so với alen a.

Có các quần thể sau: 

I. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa. II. 0,5 AA: 0,5 aa. III. 0,18 AA: 0,64 Aa: 0,18 aa. 

IV. 0,3 AA: 0,5 aa: 0,2 Aa V. 0,42 Aa: 0,49 AA: 0,09 aa. 

Có bao nhiêu quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền?

     A. 3                               B. 4                               C. 2                               D. 1

Câu 30: Dữ liệu nào dưới đây giúp chúng ta xác định chính xác tính trạng do gen trội hay lặn nằm trên NST thường hay NST giới tính quy định

     A. Bố mẹ bình thường sinh ra con gái bệnh

     B. Bố mẹ bình thường sinh ra con gái bình thường

     C. Bố mẹ bình thường sinh ra con trai bị bệnh

     D. Bố mẹ bị bệnh sinh ra con trai bị bệnh

Câu 31: Nhóm máu MN có người được quy định bởi cặp gen đồng thời trội M và N. Người thuộc nhóm máu M có kiểu gen MN, người thuộc nhóm máu N có kiểu gen NN, người thuộc nhóm máu MN có kiểu gen MN. Một cặp vợ chồng đều thuộc nhóm máu MN. Xác xuất để họ sinh ba đứa con và chúng có nhóm máu khác nhau là bao nhiêu?

     A. 3/64                          B. 3/16                          C. 5/256                        D. 1/32

Câu 33: Cho biết tính trạng màu hoa do hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương tác theo kiểu bổ sung. Khi kiểu gen có mặt cả 2 alen A và B thì biểu hiện kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen khác cho kiểu hình hoa trắng. Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số A là 0,4 tần số B là 0,5. Tỉ lệ KH của quần thể là:

     A. 4% đỏ: 96%trắng     B. 63% đỏ: 27% trắng  C. 20% đỏ: 80% trắng  D. 48% đỏ: 52% trắng

Câu 35: Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về quá trình phát triển của bướm?

  1. Bướm thuộc nhóm biến thái không hoàn toàn
  2. Nhộng là giai đoạn biến đổi từ sâu thành bướm trưởng thành
  3. Sâu bướm là giai đoạn sinh sản, đẻ trứng
  4. Sâu bướm trải qua nhiều giai đoạn lột xác và biến đổi thành nhộng

     A. 4                               B. 3                               C. 1                               D. 2

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

 

Đáp án

1-D

2-B

3-A

4-C

5-A

6-A

7-D

8-B

9-D

10-C

11-D

12-A

13-C

14-C

15-A

16-A

17-B

18-A

19-C

20-C

21-B

22-A

23-C

24-A

25-D

26-B

27-D

28-A

29-C

30-A

31-

32-A

33-D

34-A

35-D

36-A

37-B

38-B

39-D

40-B

 

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án D

Gây đột biến và dung hợp tế bào thường sử dụng với thực vật còn cấy truyền phôi dùng ở động vật.

Câu 2: Đáp án B

Quá trình dịch mã tổng hợp chuỗi polopeptit được diễn ra ở tế bào chất (ở sinh vật nhân thực).

Câu 3: Đáp án A

ATP, NADP và O2 là sản phẩm của pha sáng trong đó O2 thoát ra ngoài, còn ATP, NADP tham gia vào pha tối.

Câu 4: Đáp án C

Phát biểu sai là C, tập tính học được là phản xạ có điều kiện, phải học tập mới có.

Câu 5: Đáp án A

Phát biểu sai là A, nếu 1 số cặp NST không phân li thì tạo ra thể lệch bội, không phải tứ bội.

Câu 6: Đáp án A

Câu 7: Đáp án D

Câu 8: Đáp án B

Câu 9: Đáp án D

Số bộ ba tối đa là 33 = 27

Câu 10: Đáp án C

Câu 11: Đáp án D

Câu 12: Đáp án A

Câu 13: Đáp án C

Người con gái có kiểu gen: XBXbXb, Người bố luôn cho giao tử XB hoặc XBXB nên chỉ có thể: xảy ra trong trường hợp: XB x XbXb hay người bố giảm phân bình thường còn người mẹ bị rối loạn trong giảm phân tạo ra giao tử XbXb (nếu là GP I thì tạo ra giao tử XBXb).

Câu 14: Đáp án C

Giao phối ngẫu nhiên không được coi là nhân tố tiến hóa vì không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

Câu 15: Đáp án A

Câu 16: Đáp án A

Phát biểu đúng là A

Ý B sai vì đột biến gen ở tế bào xoma không di truyền cho thế hệ sau.

Ý C sai vì đột biến gen làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.

Ý D sai vì đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa

Câu 17: Đáp án B

Các phân tử có liên kết hiđro là AND; tARN; rARN; Prôtêin cấu trúc bậc 2

mARN chỉ có liên kết hóa trị, protein chỉ có liên kết peptit

Câu 18: Đáp án A

Câu 18: Đáp án A

Bố mẹ dị hợp về 1 cặp gen, trội hoàn toàn: Aa x Aa cho đời con 3 kiểu gen và 2 kiểu hình

Vậy bố mẹ dị hợp về n cặp gen, PLĐL thì đời con có 3n kiểu gen và 2n kiểu hình.

Câu 19: Đáp án C

Câu 20: Đáp án C

Hình 1 là quá trình tiến hóa lớn, hình 2 là quá trình tiến hóa nhỏ

3 ý đúng là II, III, IV

Ý I sai vì tiến hóa lớn thành các đơn vị trên loài, còn tiến hóa nhỏ hình thành loài mới.

Câu 21: Đáp án B

Phương pháp:

Sử dụng công thức: A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB- = 0,25 – aabb

Hoán vị gen ở 1 bên cho 7 loại kiểu gen

Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2

Ở ruồi giấm không có HVG

Cách giải:

A-B-D-H-XEY = 8,25% -> A-B-D-H- = 0,0825:0,25 = 0,33

Vì ở ruồi giấm không có HVG nên ab/ab = 0 -> A-B- = 0,5; A-bb = aaB- = 0,25

-> D-E- = 0,33 : 0,5 = 0,66 -> de/de = 0,66 – 0,5 = 0,16 -> de = 0,32 -> f = 36% (phải có HVG vì nếu không có HVG thì D-E- = 0,75)

D-ee = ddE- = 0,75 – A-B- = 0,09

I sai, nếu có HVG số kiểu gen tối đa là 7x7x4=196

II đúng

III đúng, số cá thể cái mang tất cả các tính trạng trội là 0,33 x 0,5 = 0,165

IV sai, vì không có kiểu gen ab/ab nên tỉ lệ lặn và tất cả các tính trạng là 0

Câu 22: Đáp án A

Dạng đột biến này là mất đoạn làm cơ thể mang đột biến chết hoặc giảm sức sống.

Câu 23: Đáp án C

Phát biểu sai là: Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.

Câu 24: Đáp án A

Con lai ở phép lai thuận và nghịch đề có kiểu hình giống mẹ nên tính trạng do gen nằm trong tế bào chất quy định

I sai, đời con có kiểu hình giống F1 của phép lai 2: 100% hoa trắng

II đúng

III sai, gen bị đột biến sẽ biểu hiện ngay ra kiểu hình

IV sai, có 2 alen quy định kiểu hình

Câu 25: Đáp án D

Các tế bào có đột biến sẽ tạo ra 2 dòng tế bào là 2n – 1 và 2n + 1

Còn các tế bào bình thường sẽ tạo ra các tế bào bình thường 2n

Câu 26: Đáp án B

Quá trình hình thành hạt phấn có 1 lần giảm phân và 1 lần nguyên phân

Câu 27: Đáp án D

Câu 28: Đáp án A

Cây thân thấp quả trắng chiếm tỉ lệ 1/16 = 1/4 x ¼

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Thi trắc nghiệm trực tuyến THPT QG môn Sinh học. 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Sinh học của trường Chuyên Thái Bình. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi THPT QG sắp tới.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF