YOMEDIA

Phân tích bài thơ Tương tư của nhà thơ Nguyễn Bính

Tải về
 
NONE

Tương tư là bản nhạc đồng quê chân chất của nhà thơ Nguyễn Bính, qua bài thơ, cái hồn đậm chất quê được bộc lộ hết sức tinh tế và sâu sắc. Để hiểu hơn về bài thơ này, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu phân tích bài thơ Tương tư của nhà thơ Nguyễn Bính dưới đây. Để nắm vững hơn những kiến thức cơ bản nhất về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, mời các em tham khảo thêm phần bài giảng Tương tư trong chương trình Ngữ văn lớp 11. 

ADSENSE
YOMEDIA

Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích bài thơ Tương tư của nhà thơ Nguyễn Bính, HOC247 mời các em tham khảo thêm video bài giảng hướng dẫn tìm hiểu bài thơ Tương tư của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu, dễ ghi nhớ; thuận tiện cho các em trong quá trình củng cố lại những kiến thức trọng tâm về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Để có đủ cơ sở lý luận, tiến hành viết bài văn được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng tham khảo!

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Tương tư của nhà thơ Nguyễn Bính

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Bính và bài thơ Tương tư
  • Dẫn dắt vào vấn đề

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Trích từ tác phẩm “Lỡ bước sang ngang”
    • Thể thơ: Thơ lục bát truyền thống
    • Bố cục:
      • 4 câu đầu: khái quát nỗi lòng tương tư
      • 12 câu tiếp: Những trạng thái của tương tư
      • 4 câu cuối: ước vọng tình yêu xa xôi
  • Phân tích
    • Khái quát nỗi lòng tương tư
      • Mở đầu bài thơ bằng hình ảnh hoán dụ “thôn Đoài, thôn Đông” → đôi trai gái, hình ảnh mang dáng dấp đồng quê mộc mạc.
      • Một người chín nhớ mười thương một người” → Điệp ngữ “một người” đứng ở hai đầu câu thơ, diễn tả sự xa cách, nhớ mong
      • Thành ngữ “chín nhớ mười mong” → Sự mong nhớ da diết, bệnh nhớ thương của một người dành cho một người
      • Tâm trạng của người tình đơn phương cũng được mở ra với trời đất: (“Gió mưa là bệnh của giời,/Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”.) → Sự liên tưởng độc đáo, bất ngờ. ⇒ Nhà thơ sử dụng những hiện tượng vốn có của thiên nhiên để nói lên quy luật tất yếu của tình yêu: tương tư là lẽ dĩ nhiên, điều tất yếu của tình yêu.
    • Những trạng thái của tương tư
      • Băn khoăn hờn dỗi
        • Câu hỏi tu từ với cặp từ song đôi “hai thôn – một làng”, “bên ấy – bên này” → không gian xích lại gần nhau.
        • Cùng một không gian:
        • Khi kể nỗi lòng mình: dài ra, vô tận.
        • Khi trách móc: thu hẹp khoảng cách đến kệt cùng “Hai thôn chung lại một đàng” → Điều vô lý dễ thương của kẻ tương tư.
        • Trái với quy luật thông thường “bên ấy chẳng qua bên này” → cái tôi nhút nhát, chân quê. → Không gian không xa mà tình ý lại xa.
      • Than thở
        • Nhà thơ kể lể về thời gian “ngày qua ngày lại qua ngày”
        • Nhịp thơ 2/2/2 chuyển thành 3/3, ý và lời vế sau lặp lại vế trước (lặp vế câu) khiến chữ “lại” tạo thanh điểm nhấn.
        • Chữ “ngày” lặp lại 3 lần, nhấn mạnh đơn vị thời gian: chủ thể đang đếm từng ngày.
        • → dòng thời gian trôi qua chậm chạp, chán ngán, vô vọng → lời than thở kể lể ngán ngẩm.
        • Nỗi nhớ vàng vọt cả lá xanh →Quy luật tình cảm: Thời gian càng chậm, tâm trạng càng nặng nề, tâm trạng càng mòn mỏi, trông ngóng, thời gian càng lê thê.
        • Chữ “nhuộm”
        • Thể hiện được thời gian chậm chạp: Thời gian dài đến mức đủ để màu lá chuyển hẳn sang màu khác.
        • Động từ ngoại động + để ngỏ chủ thể: tương tư khiến lòng người héo hon, nhuộm cây héo úa, giữa cây và người có mối tương giao kì lạ → cây vừa là nhân chứng của mối tương tư, vừa là đồng minh của kẻ tương tư, cũng là nạn nhân của nỗi tương tư
        • → Cách diễn tả thời gian và tâm trạng thật tinh tế và ý nhị.
      • Hờn trách
        • Lời trách móc như quy kết, làm cho đối tượng khó chạy tội “Bảo rằng…xa xôi”
        • Nhà thơ phủ định tất cả: không xa, không cách trở, vậy mà người ấy không sang à lời buộc tội thật dễ thương.
        • Điệp từ phiềm chỉ “ai” tạo âm hưởng trùng điệp, não lòng: trạng thái quen thuộc của tương tư: suy tư, sầu muộn đến không ngủ được → vừa trách nhớ, vừa ngẩn ngơ chờ đợi
        • Trách vì yêu: Do quá mong nhớ, tưởng mình bị hờ hững sinh ra hờn ngược trách xuôi àmột kiểu bày tỏ tình cảm.
      • Nôn nao mơ tưởng
        • Câu hỏi tu từ “bao giờ…” → sự nôn nao, mong muốn được gặp gỡ.
        • Hình ảnh quen thuộc “bến – đò”, “hoa khuê các – bướm giang hồ”: những hình ảnh vốn ở trạng thái gần gũi, gắn bó → Sự gặp gỡ đó chính là niềm mơ ước của tình yêu đôi lứa.
    • Ước vọng tình yêu xa xôi
      • Có một”, “nhà anh”, “nhà em”: sự lẻ loi đơn chiếc, anh và em vẫn chưa hòa làm một → Vẫn luôn ước mong hạnh phúc
      • Logic câu thơ khiến người đọc không thể nghĩ khác được “Thôn Đoài…thôn nào” → kín đáo mà duyên dáng, tinh tế.
      • Bài thơ xuất hiện nhiều cặp đôi tương ứng, nhưng kết thúc là cặp đôi “trầu – cau” → khao khát về một nhân duyên lâu bền à chất truyền thống, dân quê của Nguyễn Bính
  • Nhận xét
    • Nội dung: Bài thơ viết về một tình yêu trong sáng, đơn phương và mạnh mẽ. Hồn quê Việt thấm đượm trong từng dòng thơ, thể hiện tình cảm chân thành của nhà thơ đối với những nét đẹp văn hóa dân gian.
    • Nghệ thuật
      • Thể thơ lục bát quen thuộc
      • Hình ảnh và ngôn từ dân dã
      • Cách ví von, giọng điệu và hồn thơ trữ tình dân gian

c. Kết bài

  • Nêu cảm nhận, đánh giá, nhận xét chung về bài thơ
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích bài thơ Tương tư của nhà thơ Nguyễn Bính

Gợi ý làm bài

Nếu như trong phong trào thơ mới Xuân Diệu tiếp thu những nét thơ hiện đại phương Tây để làm nên những đặc sắc thơ của chính mình thì Nguyễn Bính lại giữ nguyên những giá trị truyền thống để làm nên những phong cách của mình. Ông lưu giữ những màu sắc dân tộc Việt Nam. Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật ấy là bài thơ tương tư, có thể nói bài thơ thể hiện được những trạng thái cảm xúc của những con người đang yêu nhau.

Mở đầu bài thơ hình ảnh nhớ mong, có thể nói nỗi tương tư tình cảm nhớ nhung ấy không thể nào khiến cho nhà thơ dồn nén được nữa cho nên nhà thơ bật ngay trong những câu thơ đầu nỗi lòng mình:

“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người

Gió mưa là bệnh của giời

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Hình ảnh trầu cau thể hiện ước nguyện đến bên nhau của nhà thơ với người con gái mình yêu. Gian giầu kia cũng như đang chờ đợi hàng cau đến để làm nên những miếng trầu kết duyên vợ chồng. Từ nôi nhớ tương tư kia nhà thơ mong muốn được nên duyên vợ chồng với người con gái nọ. Miếng trầu là đầu câu chuyện, miếng trầu như gợi ta nhớ đến sự tích trầu cau trong truyện cổ tích. Chính sự tích ấy đã mang lại những miếng trầu thật ngon thấm đẫm tình vợ chồng. Nét quê hương hiện lên qua hình ảnh trầu cau ấy, lễ vật cho ngày cưới thiếu gì thì thiếu chứ không thể nào thiếu được trầu cau. Câu thơ “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông” một lần nữa lại được cất lên. Như vậy mở đầu bằng nỗi nhớ thì cuối cùng nhà thơ cũng kết thúc bằng một nỗi nhớ. Và câu thơ cuối lại như trách móc rằng không biết cau thôn Đoài hay chính là người con gái kia có nhớ đến mình không hay là nhớ đến người khác.

Như vậy qua đây ta thấy được những tâm tư tình cảm của nhà thơ khi viết bài thơ này. Có thể nói chính những hình ảnh làng quê quen thuộc với những câu thơ mang đậm chất truyền thống dân tộc và mang hơi thở của ca dao nên bài thơ cứ thế đi vào lòng người với những giai điệu nhịp nhàng nhưng lôi cuốn. Nỗi tương tư được thể hiện rất kín đáo và thân thương. Cả bài thơ kết tụ của nỗi nhớ tương tư người yêu thế rồi cảm thấy người ta như đang vô tâm với mình vậy.

Học 247 hi vọng rằng với tài liệu văn mẫu phân tích bài thơ Tương tư của nhà thơ Nguyễn Bính trên, các em đã có thêm một tài liệu hay, hỗ trợ các em thật tốt trong quá trình ôn tập và củng cố kiến thức Ngữ văn 11. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay và thú vị.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF