YOMEDIA

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2023 môn Hóa học trường THPT Tĩnh Gia 3 lần 3 có đáp án

Tải về
 
NONE

Dưới đây là tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hoá học năm 2022-2023 THPT Tĩnh Gia 3 lần 3 có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp và giới thiệu đến các em học sinh lớp 12, với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em rèn luyện ôn tập chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc Gia sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA

THPT TĨNH GIA 3

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3

NĂM HỌC 2022-2023 

Môn: HOÁ HỌC

40 câu trắc nghiệm

Thời gian: 50 phút (không tính thời gian phát đề)

 


Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32;

Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.

ĐỀ THI

Câu 1: Canxi phản ứng với clo sinh ra sản phẩm nào sau đây? 

A. NaCl.       

B. CaOCl2.   

C. CaCl2.      

D. Ca(OH)2.

Câu 2: Dung dịch nào sau đây không hoà tan được Al2O3

A. Ca(OH)2.

B. HCl.

C. NaNO3.

D. NaHSO4.

Câu 3: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất khí? 

A. Tristearin.

B. Glucozơ.

C. Metylamin.

D. Alanin.

Câu 4: Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép bằng phương pháp điện hoá, người ta gắn vào mặt ngoài của vỏ tàu (phần chìm dưới nước) những khối kim loại X. Kết quả kim loại X bị nước biển ăn mòn thay cho  thép. Kim loại X là 

A. Na.

B. Cu.

C. Zn.

D. Pb.

Câu 5: Cho dãy các hóa chất sau: NaOH, Ca(OH)2, Na2CO3, Na3PO4, HCl. Số hóa chất trong dãy có thể làm mềm được nước cứng tạm thời là 

A. 4.

B. 5.

C. 2.

D. 3.

Câu 6: Trong điều kiện không có oxi, sắt phản ứng với lượng dư dung dịch nào sau đây tạo muối sắt (II)? 

A. FeCl3.

B. H2SO4 đặc, nóng.

C. HNO3 đặc, nóng.

D. AgNO3.

Câu 7: Trong phản ứng của kim loại Al với khí O2, một mol nguyên tử Al nhường đi mấy mol electron? 

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 8: Công thức của metyl fomiat là 

A. CH3COOCH3.

B. HCOOCH3.

C. CH3COOC2H5.

D. HCOOC2H5.

Câu 9: Điện phân dung dịch CuCl2 dư, điện cực trơ, ở anot thu được chất nào sau đây? 

A. Cu.

B. Cl2.

C. H2.

D. CuCl.

Câu 10: Trùng hợp vinyl xianua, không tạo thành polime nào sau đây? 

A. Policaproamit.

B. Tơ olon.

C. Tơ nitron.

D. Poliacrilonitrin.

Câu 11: Chất nào sau đây là muối trung hoà? 

A. NaCl.

B. NaHCO3.

C. NaHSO4.

D. Na2HPO4.

Câu 12: Trong công nghiệp sản xuất Al bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3, người ta hoà tan  Al2O3 trong chất X nóng chảy nhằm vừa tiết kiệm được năng lượng, vừa tạo được chất lỏng có tính dẫn điện tốt hơn, vừa tạo hỗn hợp có khối lượng riêng nhỏ hơn nhôm nổi lên trên bảo vệ nhôm nóng chảy không bị oxi hoá bởi O2 trong không khí. Chất X là? 

A. criolit.

B. boxit.

C. pirit.

D. xiđerit.

Câu 13: Tác nhân chủ yếu gây “ mưa axit “ là do sự tăng nồng độ trong khí quyển của chất nào sau đây? 

A. CO2; CH4.

B. SO2; NO2.

C. O2; O3.

 D. H2; N2.

Câu 14: Chất nào sau đây là thành phần chủ yếu của xà phòng? 

A. Chất béo.

B. Tinh bột.

C. Natri stearat.

D. Glixerol.

Câu 15: Cho dãy các kim loại Au, Ag, Cu, Al. Kim loại có tính dẻo nhất trong dãy là 

A. Au.

B. Al.

C. Cu.

D. Ag.

Câu 16: Chất 3-MCPD có tên đầy đủ là 3-monocloropropan-1,2-diol là một chất thuộc nhóm  chlorpropanol, được sinh ra trong quá trình thuỷ phân đậu tương bằng axit lúc sản xuất nước tương và các  thực phẩm khác. Nếu hàm lượng chất 3-MCPD vượt qua mức 1mg/kg và sử dụng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Số nguyên tử oxi trong phân tử 3-MCPD là 

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Câu 17: Chất nào sau đây là amin thơm? 

A. Metylamin.

B. Etanamin.

C. Đimeyl amin.

D. Anilin.

Câu 18: Crom (VI) oxit là chất oxi hoá rất mạnh có trong máy đo nồng độ cồn, khi gặp ancol etylic sẽ bị khử thành crom (III) oxit màu lục thẩm, dựa vào sự thay đổi màu sắc máy đo nồng độ cồn sẽ biết được mức độ uống rượu của lái xe. Công thức của crom (VI) oxit là 

A. Cr2O3.

B. CrO3.

C. CrO.

D. H2CrO4.

Câu 19: Kim loại nào sau đây phản ứng với nước ở điều kiện thường? 

A. Cu.

B. Be.

C. Na.

D. Ag.

Câu 20: Chất nào sau đây bị khử bởi H2 (xúc tác Ni, t°) tạo thành sobitol? 

A. Saccarozơ.

B. Tinh bột.

C. Xenlulozơ.

D. Glucozơ.

Câu 21: Khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, cần dùng 5,6 lít khí CO. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là 

A. 28 gam.

B. 26 gam.

C. 24 gam.

D. 22 gam.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Poli(metyl metacrylat) được dùng chế tạo thuỷ tinh hữu cơ plexiglas. 

B. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. 

C. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. 

D. Keo dán ure-fomandehit được sản xuất trực tiếp từ NH3 và CO2

Câu 23: Thí nghiệm nào sau đây không có khí thoát ra? 

A. Cho thanh kim loại Al vào dung dịch NaHSO4

B. Cho CaCO3 vào dung dịch HCl. 

C. Cho Na2SO4 vào dung dịch BaCl2

D. Cho bột đồng vào dung dịch chứa hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 loãng. 

Câu 24: Thuỷ phân 342 gam saccarozơ với hiệu suất H% trong môi trường axit thu được dung dịch X.  Trung hoà dung dịch X thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ dung dịch tham gia hoàn toàn phản ứng tráng gương thu được 345,6 gam Ag. Giá trị của H là 

A. 90%.

B. 80%.

C. 75%.

D. 60%.

Câu 25: Cho 9,0 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 16,3  gam muối. Công thức phân tử của X là 

A. CH5N.

B. C2H7N.

C. C3H9N.

D. C4H11N.

Câu 26: Cho sơ đồ phản ứng 

(a) X + H2O → Y 

(b) Y + AgNO3 + NH3 + H2O → Amoni gluconat + Ag + NH4NO3

(c) Y → E + Z 

(d) Z + H2O → X + G 

X, Y, Z lần lượt là 

A. Tinh bột, glucozơ, etanol.

B. Xenlulozơ, fructozơ, cacbon đioxit. 

C. Tinh bột, glucozơ, cacbon đioxit.

D. Xenlulozơ, saccarozơ, cacbon đioxit.

Câu 27: Để 8,96 gam Fe trong không khí sau một thời gian thu được 10,72 gam hỗn hợp chất rắn X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Fe dư. Hoà tan hết X trong dung dịch HCl thu được V lít H2 và dung dịch Y chứa 21,03 gam muối clorua. Giá trị của V là

A. 1,344.

B. 0,896.

C. 0,112.

D. 0,672.

Câu 28: Cho sơ đồ chuyển hoá: 

\(Triolein\xrightarrow{+{{H}_{2}}\,du(Ni.{{t}^{0}})}X\xrightarrow{+NaOH\,du,{{t}^{0}}}Y\xrightarrow{+HCl}Z\)

Tên của Z là 

A. natri stearat.

B. axit stearic.

C. axit oleic.

D. natri oleat.

Câu 29: Cho hỗn hợp X gồm các chất Al2O3, Fe3O4, FeO, CuO. Cho khí CO dư qua X nung nóng thu  được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch KOH dư thu được dung dịch E và chất rắn G. Cho chất rắn G vào  dung dịch CuSO4 dư thu được chất rắn F. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, chất rắn F gồm 

A. Cu và Al2O3.

B. Cu, Al2O3, FeO.

C. Cu, FeO, CuO.

D. Cu.

Câu 30: Thuỷ phân hoàn toàn 11,84 gam một este đơn chức X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng thu  được m gam muối Y và 5,12 gam ancol Z. Giá trị của m là 

A. 13,12.

B. 7,36.

C. 9,6.

D. 12,3.

...

 

ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT 

1C 

2C 

3C 

4C 

5A 

6A 

7C 

8B 

9B 

10A

11A 

12A 

13B 

14C 

15A 

16A 

17D 

18B 

19C 

20D

21B 

22A 

23C 

24B 

25B 

26C 

27A 

28B 

29D 

30A

31D 

32A 

33B 

34D 

35C 

36A 

37A 

38D 

39B 

40C

 

Câu 4:  

Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép (thành phần chính là Fe) người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm  dưới nước) những tấm kim loại Zn vì Zn có tính khử mạnh hơn Fe nên Zn là cực âm và bị ăn mòn, Fe là  cực dương và được bảo vệ. 

Câu 5:  

Các chất làm mềm nước cứng tạm thời: NaOH, Ca(OH)2 (vừa đủ), Na2CO3, Na3PO4. M2+ + OH- + HCO3- → MCO3 + H2

M2+ + CO32- → MCO3 

M2+ + PO43- → M3(PO4)2 

(M2+ là Mg2+, Ca2+

Câu 6:  

A. Fe + FeCl3 dư → FeCl2 

B. Fe + H2SO4 đặc, nóng, dư → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2

C. Fe + HNO3 đặc, nóng, dư → Fe(NO3)3 + NO2 + H2

D. Fe + AgNO3 dư → Fe(NO3)3 + Ag 

Câu 7:  

Một mol nguyên tử Al nhường 3 mol electron: 

Al → Al+3 + 3e 

Câu 16:  

3-MCPD (3-monoclopropan-1,2-điol) là CH2OH-CHOH-CH2Cl → 3-MCPD có 2 oxi. 

Câu 21:  

nO bị lấy = nCO2 = 0,25 

→ m rắn = 30 – 0,25.16 = 26 gam 

Câu 22: 

A. Đúng 

B. Sai, amilozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh. 

C. Sai, tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng H2N-(CH2)6-NH2 và HOOC-(CH2)4- COOH. 

D. Sai, keo dán ure-fomandehit được sản xuất từ phản ứng trùng ngưng (NH2)2CO và HCHO. 

Câu 23:  

A. Al + NaHSO4 → Na2SO4 + Al2(SO4)3 + H2 

B. CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2 + H2

C. Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + NaCl 

D. Cu + H+ + NO3- → Cu2+ + NO + H2

Câu 24:  

Saccarozơ → Glucozơ + Fructozơ → 4Ag 

nAg = 3,2 → nSaccarozơ phản ứng = 0,8 

→ H = 0,8.342/342 = 80% 

Câu 25:  

nX = nHCl = (m muối – mX)/36,5 = 0,2 

→ MX = 45: C2H7

...

---(Để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hoá học năm 2022-2023 THPT Tĩnh Gia 3 lần 3 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF