YOMEDIA

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2023 môn Hóa học trường THPT Sơn Tây lần 1 có đáp án

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2023 môn Hóa học trường THPT Sơn Tây lần 1 có đáp án do HOC247 sưu tầm và biên soạn nhằm giúp cho các em học sinh lớp 12 trong quá trình ôn thi để học tập chủ động hơn, nắm bắt các kiến thức tổng quan về môn học và chuẩn bị tốt cho kì thi tốt nghiệp sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành, giúp các em đạt kết quả cao trong học tập.

ADSENSE

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI

THPT SƠN TÂY

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1

NĂM HỌC 2022-2023 

Môn: HOÁ HỌC

40 câu trắc nghiệm

Thời gian: 50 phút (không tính thời gian phát đề


Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32;

Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.

ĐỀ THI

Câu 41: Kim loại nào sau đây tác dụng với nước ở điều kiện thường? 

A. Zn.

B. Na.

C. Fe.

D. Cu.

Câu 42: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính? 

A. KOH.

B. H2SO4.

C. Na2O.

D. Al2O3.

Câu 43: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng 

A. thủy phân.

B. tráng gương.

C. trùng ngưng.

D. hoà tan Cu(OH)2.

Câu 44: Tính chất hóa học cơ bản của kim loại kiềm là 

A. tính oxi hóa.

B. tính bazơ.

C. tính khử.

D. tính axit.

Câu 45: Este X có công thức phân tử C4H6O2. Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH dư, thu  được sản phẩm gồm natri axetat và chất hữu cơ Y. Công thức của Y là 

A. CH2=CHOH.

B. CH3CHO.

C. C2H5OH.

D. C2H4(OH)2.

Câu 46: Trong các kim loại sau đây, kim loại nào dẫn điện tốt nhất? 

A. Cu.

B. Au.

C. Fe.

D. Al.

Câu 47: Thí nghiệm nào sau đây có thể thu được muối sắt (III) sau phản ứng? 

A. Cho Fe vào dung dịch CuCl2.

B. Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng. 

C. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HCl dư.

D. Cho Fe vào dung dịch HNO3 đặc nguội, dư.

Câu 48: Anilin có công thức là 

A. CH3CH(NH2)COOH.

B. C2H5NH2

C. (CH3)2NH.

D. C6H5NH2

Câu 49: Dung dịch chất nào sau đây làm đổi màu quì tím? 

A. Alanin.

B. Valin.

C. Metylamin.

D. Anilin.

Câu 50: Kim loại Al phản ứng với dung dịch chứa chất nào sau đây? 

A. Na2SO4.

B. NaHSO4.

C. MgCl2.

D. NaNO3.

Câu 51: Khí X có tính chất: rất độc, không màu, ít tan trong nước, cháy trong không khí sinh ra chất khí  làm đục nước vôi trong. Khí X là 

A. CO2.

B. CO.

C. H2.

D. Cl2.

Câu 52: Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu? 

A. NaOH.

B. Ca(OH)2.

C. K3PO4.

D. HCl.

Câu 53: Polime có công thức (-CH2-CH(CN)-)n là 

A. polietilen.

B. tơ olon. 

C. poli (vinyl clorua).

D. poli (metyl metacrylat).

Câu 54: Trong dung dịch, ion nào sau đây oxi hóa được kim loại Fe? 

A. Ag+.

B. Ca2+.

C. Al3+.

D. Na+.

Câu 55: Kim loại Ba tác dụng với nước thu được khí H2 và dung dịch làm xanh giấy quỳ tím. Dung dịch trên chứa chất nào sau đây?

A. BaO.

B. Ba(OH)2.

C. BaCl2.

D. Ba(NO3)2.

Câu 56: Đun nóng tristearin trong dung dịch KOH (vừa đủ) thu được glixerol và chất X. Chất X có công  thức là 

A. C17H33COOK.

B. C15H31COOK.

C. C17H31COOK.

D. C17H35COOK.

Câu 57: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy? 

A. Fe.

B. Ag.

C. Cu.

D. Ca.

Câu 58: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch kiềm? 

A. Cr(OH)3.

B. Cr2O3.

C. CrO.

D. Cr(OH)2.

Câu 59: Chất nào sau đây không tạo được kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3

A. HCl.

B. K3PO4.

C. NaF.

D. KBr.

Câu 60: Cho metyl axetat tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được chất hữu cơ X. Chất X có khả năng tác dụng với Na. Chất X là chất nào sau đây? 

A. CH3OH.

B. CH3COONa.

C. C2H5OH.

D. CH3COOH.

Câu 61: Phát biểu nào sau đây là đúng? 

 A. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp. 

 B. Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng. 

 C. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic. 

 D. Tinh bột, sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên. 

Câu 62: Cho 0,1 mol etyl acrylat tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là 

A. 9,80.

B. 12,6.

C. 11,0.

D. 13,8.

Câu 63: Cho sơ đồ phản ứng: 

(a) X + H2O (xt) → Y 

(b) Y + AgNO3 + NH3 + H2O → Amoni gluconat + Ag + NH4NO3

(c) Y (xt) → E + Z 

(d) Z + H2O → X + G (ánh sáng, chất diệp lục) 

X, Y, E lần lượt là 

A. tinh bột, glucozơ, etanol.

B. tinh bột, glucozơ, cacbon đioxit. 

C. xenlulozơ, saccarozơ, etanol.

D. xenlulozơ, fructozơ, cacbon đioxit.

Câu 64: Cho 26,7 gam hỗn hợp gồm valin và glyxin (tỉ lệ mol 1 : 2) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị của m là 

A. 34,1.

B. 30,8.

C. 29,7.

D. 33,3.

Câu 65: Cho 2,4 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,12 lít NO (đktc) (không có khí khác) và dung dịch X. Khối lượng muối thu được có trong dung dịch X  là 

A. 18,8 gam.

B. 15,3 gam.

C. 14,8 gam.

D. 30,6 gam.

Câu 66: Nung hỗn hợp X gồm 1,35 gam Al và 8,64 gam FeO, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 2M. Giá trị của V là 

A. 195.

B. 200.

C. 175.

D. 300.

Câu 67: Thực hiện các thí nghiệm sau: 

(a) Đốt dây sắt trong khí clo. 

(b) Cho Fe vào dung dịch FeCl3

(c) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư). 

(d) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư). 

(e ) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi). 

(g) Cho hỗn hợp Cu (x mol) và Fe2O3 (x mol) tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng (dư).

Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) là 

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Câu 68: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Biết hiệu suất phản ứng đạt 90%, thể tích axit nitric 68% (có khối lượng riêng 1,52 g/ml) cần đế sản xuất 59,4  kg xenlulozơ trinitrat gần nhất với giá trị nào sau đây? 

A. 69,48 lít.

B. 40,63 lít.

C. 24,86 lít.

D. 36,57 lít.

Câu 69: Thí nghiệm nào sau đây không tạo ra đơn chất? 

A. Cho Na vào dung dịch FeCl2.

B. Cho bột nhôm vào dung dịch NaOH. 

C. Cho bột Cu vào dung dịch AgNO3.

D. Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.

Câu 70: Este X có công thức phân tử C4H8O2 thỏa mãn các điều kiện sau: 

X + H2O (H+, t°) \(\rightleftharpoons\) Y1 + Y2 

Y1 + O2 (xt, t°) → Y2 + H2

Tên gọi của X là 

A. isopropyl fomat.

B. metyl propionat.

C. propyl fomat.

D. etyl axetat.

...

 

ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT 

41B 

42D 

43A 

44C 

45B 

46A 

47B 

48D 

49C 

50B

51B 

52C 

53B 

54A 

55B 

56D 

57D 

58A 

59C 

60A

61D 

62D 

63A 

64D 

65B 

66A 

67A 

68B 

69D 

70D

71B 

72D 

73C 

74B 

75C 

76A 

77B 

78B 

79C 

80C

 

Câu 45:  

X (C4H6O2) + NaOH CH3COONa + Y 

X là CH3COOCH=CH2 và Y là CH3CHO. 

Câu 47:  

A. Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu 

B. Fe3O4 + H2SO4 loãng FeSO4 + Fe2(SO4)3 + H2

C. Fe(OH)2 + HCl FeCl2 + H2

D. Không phản ứng. 

Câu 50:  

Kim loại Al phản ứng với dung dịch chứa NaHSO4

Al + NaHSO4 Al2(SO4)3 + Na2SO4 + H2 

Câu 52:  

K3PO4 làm mềm được nước có tính cứng vĩnh cửu vì Mg2+, Ca2+ (M2+) bị loại bỏ ra khỏi dung dịch theo  phản ứng: 

3M2+ + 2PO43- M3(PO4)2↓ 

Câu 58:  

Cr(OH)3 tác dụng được với dung dịch kiềm: 

Cr(OH)3 + NaOH NaCrO2 + H2

Cr2O3 không tan trong dung dịch kiềm ở nhiệt độ thường, tan được trong dung dịch kiềm đặc nóng. 

Câu 59:  

NaF không tạo kết tủa với AgNO3 (do AgF tan). Các chất còn lại tạo kết tủa AgCl, Ag3PO4, AgBr tương ứng. 

Câu 60: 

CH3COOCH3 + NaOH CH3COONa + CH3OH 

Sản phẩm X tác dụng được với Na X là CH3OH 

Câu 61:  

A. Sai, tơơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ bán tổng hợp (nhân tạo). 

B. Sai, polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng hợp CH2=CH2, CH2=CH-Cl tương ứng. 

C. Sai, tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit adipic. 

D. Đúng 

Câu 62:  

CH2=CH-COOC2H5 + KOH CH2=CH-COOK + C2H5OH 

nKOH = 0,15 Chất rắn gồm C2H3COOK (0,1) và KOH dư (0,05) 

m rắn = 13,8 gam 

Câu 63:  

(b) Y là glucozơ. 

X là tinh bột, E là C2H5OH, Z là CO2, G là O2

Câu 64:  

nVal = x; nGly = 2x 117x + 75.2x = 26,7 

x = 0,1 

Muối gồm ValNa (0,1) và GlyNa (0,2) m = 33,3 gam 

Câu 65:  

nMg(NO3)2 = nMg = 0,1; nNO = 0,05 

Bảo toàn electron: 2nMg = 3nNO + 8nNH4NO3 

nNH4NO3 = 1/160 

m muối = mMg(NO3)2 + mNH4NO3 = 15,3 gam 

...

---(Để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hoá học năm 2022-2023 trường THPT Sơn Tây lần 1 có đáp án​. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF