YOMEDIA

Tuyển chọn 20 câu Cơ chế di truyền và biến dị từ đề thi THPTQG năm 2018

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin gửi đến quý Thầy Cô và các em tài liệu Tuyển chọn 20 câu Cơ chế di truyền và biến dị từ đề thi THPTQG năm 2018, nhằm giúp các em học sinh lớp 12 củng cố kiến thức , phục vụ cho việc tham khảo để các em ôn tập và chuẩn bị tốt cho kì thi THPT sắp tới.

ADSENSE
YOMEDIA

TUYỂN CHỌN 20 CÂU

CƠ SỞ VẬT CHẤT, CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

(TỪ 4 ĐỀ GỐC KỲ THI THPT QUỐC GIA 2018)

Câu  1:  

Loại axit nuclêic nào sau đây là thành phần cấu tạo ribôxôm?

A. rARN.       

B. mARN.      

C. tARN.       

D. ADN.

Câu 2:

Côđon nào sau đây mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

A. 5'AXX3'.   

B. 5'UGA3'.   

C. 5'AGX3'.   

D. 5'AGG3'.

Câu 3 :

Ở sinh vật nhân thực, côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

A. 5'AUA3'.   

B. 5'AUG3'.   

C. 5'AAG3'.   

D. 5'UAA3'.

Câu 04:

Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?

A. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

B. Tổng hợp phân tử ARN.

C. Nhân đôi ADN.     

D. Nhân đôi nhiễm sắc thể.

Câu 05:

Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ nucleotit loại A của phân tử này là

A. 25%.          

B. 10%.          

C. 20%.          

D. 40%.

Câu 06:

Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử này là

A. 40%.          

B. 20%.          

C. 30%.          

D. 10%.

Câu 07:

 Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là

A. 40%.          

B. 25%.          

C. 10%.          

D. 20%.

Câu  08:

Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là

A. 15%.          

B. 20%.          

C. 60%.          

D. 30%.

Câu 09:

Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến mất đoạn lớn thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với đột biến lặp đoạn.

II. Đột biến đảo đoạn được sử dụng để chuyển gen từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác.

III. Đột biến mất đoạn thường làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

IV. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của một gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.

A. 3.   

B. 4.   

C. 1.   

D. 2.

Câu 10:

Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên một nhiễm sắc thể.

II. Đột biến chuyển đoạn giữa 2 nhiễm sắc thể không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết.

III. Có thể gây đột biến mất đoạn nhỏ để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn.

IV. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể.

A. 2.   

B. 4.   

C. 3.   

D. 1.

Câu 11:

Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thanh do sự thụ tinh giữa giao tử đơn bội với giao tử lưỡng bội?

A. Thể ba.      

B. Thể tứ bội. 

C. Thể Tam bội.         

D. Thể một.

Câu 12:

Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội?

A. Thể tứ bội. 

B. Thể ba.       

C. Thể một.    

D. Thể tam bội.

Câu 13:

 Một loài thực vật, xét 6 gen mã hóa 6 chuỗi pôlipeptit nằm trên đoạn không chứa tâm động của một nhiễm sắc thể. Từ đầu mút nhiễm sắc thể, các gen này sắp xếp theo thứ tự: M, N, P, Q, S, T. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen M sẽ làm thay đổi trình tự côđon của các phân tử mARN được phiên mã từ các gen N, P, Q, S và T.

II. Nếu xảy ra đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen N chuyển vào vị trí giữa gen S và gen T thì có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen N.

III. Nếu xảy ra đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể chứa gen N và gen P thì có thể tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các gen mới.

IV. Nếu xảy ra đột biến điểm ở gen S thì có thể không làm thay đổi thành phần các loại nuclêôtit của gen này.

A. 2.   

B. 3.   

C. 4.   

D. 1.

Câu 14 :

Một loài thực vật, xét 6 gen mã hóa 6 chuỗi pôlipeptit nằm trên đoạn không chứa tâm động của một nhiễm sắc thể. Từ đầu mút nhiễm sắc thể, các gen này sắp xếp theo thứ tự: M, N, P, Q, S, T. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen M sẽ làm thay đổi trình tự côđon của các phân tử mARN được phiên mã từ các gen N, P, Q, S và T.

II. Nếu xảy ra đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen N chuyển vào vị trí giữa gen S và gen T thì có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen N.

III. Nếu xảy ra đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể chứa gen N và gen P thì luôn có hại cho thể đột biến.

IV. Nếu xảy ra đột biến điểm ở gen S thì có thể không làm thay đổi thành phần các loại nuclêôtit của gen này.

A. 3.   

B. 2.   

C. 1.   

D. 4.

Câu 15:

Một loài thực vật, xét 6 gen mã hóa 6 chuỗi pôlipeptit nằm trên đoạn không chứa tâm động của một nhiễm sắc thể. Từ đầu mút nhiễm sắc thể, các gen này sắp xếp theo thứ tự: M, N, P, Q, S, T. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen M không làm thay đổi trình tự côđon của các phân tử mARN được phiên mã từ các gen N, P, Q, S và T.

II. Nếu xảy ra đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen N chuyển vào vị trí giữa gen S và gen T thì có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen N.

III. Nếu xảy ra đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể chứa gen N và gen P thì có thể tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các gen mới.

IV. Nếu xảy ra đột biến điểm ở gen S thì có thể không làm thay đổi thành phần các loại nuclêôtit của gen này.

A. 2.   

B. 1.   

C. 3.   

D. 4.

Câu 16:

Ở một loài thực vật, xét 6 gen mã hóa 6 chuỗi pôlipeptit nằm trên đoạn không chứa tâm động của một nhiễm sắc thể. Từ đầu mút nhiễm sắc thể, các gen này sắp xếp theo thứ tự: M, N, P, Q, S, T. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến mất 1 cặp nucleotit ở giữa gen M sẽ làm thay đổi trình tự côđon của các phân tử mARN được phiên mã từ gen N, P, Q, S và T.

II. Nếu xảy ra đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen N chuyển vào vị trí giữa gen S và gen T thì có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen N.

III. Nếu xảy ra đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể chưa gen N và gen P thì có thể tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các alen mới.

IV. Nếu xảy ra đột biến điểm ở gen S thì luôn làm thay đổi thành phần các loại nuclêôtit của gen này.

A. 1.   

B. 3.   

C. 4.   

D. 2.

Câu 17:

Khi nói về hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?I. Nếu xảy ra đột biến ở giữa gen cấu trúc Y thì có thể làm cho prôtêin do gen này quy định bị bất hoạt.II. Nếu xảy ra đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này không được phiên mã thì các gen cấu trúc Z, Y, A cũng không được phiên mã.III. Khi prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z, Y, A không được phiên mã.IV. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen điều hòa R thì có thể làm cho các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã ngay cả khi môi trường không có lactôzơ.

A. 4.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 18 :

 Khi nói về hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, có bao nhiêu phát biểu sau  đây đúng?

I. Nếu  xảy ra đột biến  ở giữa gen cấu trúc  A thì có thể làm cho prôtêin  do gen  này quy định  bị bất hoạt.

II. Nếu xảy ra đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này không được phiên mã thì các gen cấu trúc Z, Y, A cũng không được phiên mã.

III. Khi prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z, Y, A không được phiên mã.

IV. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nuclêôtit  ở giữa gen điều  hòa R thì có thể làm cho các  gen  cấu trúc Z, Y, A phiên mã ngay cả khi môi trường không có lactôzơ.

A. 3.   

B. 2.   

C. 4.   

D. 1.

Câu 19 :

 Khi nói về hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu xảy ra đột biến ở giữa gen cấu trúc A thì có thể làm cho prôtêin do gen này quy định bị bất hoạt.

II. Khi prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z, Y, A không được phiên mã.

III. Nếu xảy ra đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này không được phiên mã thì các gen cấu trúc Z, Y, A cũng không được phiên mã.

IV. Khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế do gen điều hòa R quy định vẫn được tổng hợp.

A. 1.   

B. 4.   

C. 3.   

D. 2.

Câu 20:

 Khi nói về hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?I. Nếu xảy ra đột biến ở giữa gen cấu trúc Z thì có thể làm cho prôtêin do gen này quy định bị bất hoạt.II. Nếu xảy ra đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này không được phiên mã thì các gen cấu trúc Z, Y, A cũng không được phiên mã.III. Khi prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z,Y, A không được phiễn mã.IV. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen điều hòa thì có thể làm cho gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã ngay cả khi môi trường có lactôzơ.

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là phần trích đoạn một phần nội dung trong Tuyển chọn 20 câu Cơ chế di truyền và biến dị từ đề thi THPTQG năm 2018. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong học tập

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF