YOMEDIA

Đề cương ôn tập và kiểm tra HK1 môn Vật lý 10 năm học 2018-2019

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập và kiểm tra HK1 môn Vật lý 10 năm học 2018-2019, tổng hợp lại những kiến thức quan trọng trong quá trình học nhằm giúp các em luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao. Chúc các em ôn bài thật tốt !

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I

Năm học: 2018 - 2019

 MÔN: VẬT LÝ 10

Phần I. Lý thuyết.

1/ Chuyển động thẳng đều là gì? Viết phương trình chuyển động trong chuyển động thẳng đều?

2/ Thế nào là chuyển động thẳng biến đổi đều? Chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều? Gia tốc là gì? Các công thức của chuyển động thẳng nhanh dần đều? chậm dần đều?

3/ Chuyển động tròn đều là gì? Nêu những đặc điểm của véctơ vận tốc, gia tốc của chuyển động tròn đều? Biểu thức của tốc độ dài? tốc độ góc, chu kỳ, tần số?

4/ Thế nào là sự rơi tự do? Các đặc điểm của rơi tự do.

5/Các kn về vận tốc tương đối, tuyệt đối , kéo theo. Công thức cộng vận tốc.

6/ Sai số của phép đo các đại lượng Vật Lý: Cách xác định sai số của phép đo? Cách viết kết quả đo?

7/ Phương pháp tổng hợp lực? Phát biểu quy tắc hình bình hành? Điều kiện cân bằng của chất điểm

8/ Nội dung các định luật Niu-Tơn.

9/ Phát biểu và viết biểu thức của định luật vạn vật hấp dẫn.

10/Lực đàn hồi, nội dung và biểu thức định luật Húc.

11/ Những đặc điểm của lực ma sát trượt? Lực hướng tâm là gì?

12/Cách xác định quỹ đạo, thời gian chuyển động, tầm ném xa của vật ném ngang.

13/ Phát biểu quy tắc tổng hợp hai lực, ba lực có giá đồng quy.

14/ Mô men lực là gì ? Phát biểu quy tắc momen lực.

Phần II. Bài tập tham khảo.

1. Một xe máy xuất phát từ A  lúc 6 giờ và chạy với tốc độ 40 km/h để đi đến B. Một ô tô xuất phát từ B lúc 8 giờ và chạy với tốc độ 80 km/h theo chiều cùng chiều với xe máy. Coi chuyển động của ô tô và xe máy là thẳng đều. Khoảng cách giữa A và B là 20 km.

     a) Viết phương trình chuyển động của xe máy và ô tô.

     b) Vẽ đồ thị tọa độ-thời gian của  xe máy và ô tô. Dựa vào đồ thị hãy xác định vị trí và thời điểm ô tô đuổi kịp xe máy.

 2. Một vật chuyển động thẳng trên trục Ox. Đồ thị chuyển động của nó được cho như hình vẽ

     a) Hãy mô tả chuyển động của vật.

     b) Viết phương trình chuyển động của vật.

     c) Tính quãng đường vật đi được sau 2 giờ.

3. Một tàu thuỷ tăng tốc đều đặn từ 15 m/s đến 27 m/s trên một quãng đường thẳng dài 80 m. Hãy xác định gia tốc của đoàn tàu và thời gian tàu chạy.

4. Một ôtô đang chuyển động trên một đoạn đường thẳng nằm ngang thì tắt máy, sau 1 phút 40 giây thì ôtô dừng lại, trong thời gian đó ôtô đi được quãng đường 1 km. Tính vận tốc của ôtô trước khi tắt máy.

5. Một vật rơi tự do từ độ cao 180 m. Tính thời gian rơi, vận tốc của vật trước khi chạm đất 2 s và quãng đường rơi trong giây cuối cùng trước khi chạm đất. Lấy g = 10 m/s2.

6. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao s. Trong giây cuối cùng vật đi được đoạn đường dài 63,7 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính thời gian rơi, độ cao s và vận tốc của vật lúc chạm đất.

7. Một chất điểm chuyển động đều trên một quỹ đạo tròn, bán kính 40 cm. Biết trong một phút nó đi được 300 vòng. Hãy xác định tốc độ góc, tốc độ dài và gia tốc hướng tâm của chất điểm.

8. Một đồng hồ treo trường có kim giờ dài 3 cm, kim phút dài 4 cm đang chạy đúng. Tìm tỉ số giữa tốc độ góc, tốc độ dài và gia tốc hướng tâm của đầu kim phút với đầu kim giờ.

9. Một ôtô có bánh xe bán kính 30 cm, chuyển động đều với tốc độ 64,8 km/h. Tính tốc độ góc, chu kì quay của bánh xe và gia tốc hướng tâm của một điểm trên vành ngoài của bánh xe.

10. Hai bến sông A và B cách nhau 60 km. Một ca nô đi từ A đến B rồi về A mất 9 giờ. Biết ca nô chạy với vận tốc 15 km/h so với dòng nước yên lặng. Tính vận tốc chảy của dòng nước.

11. Một chiếc ca nô chạy xuôi dòng từ A đến B mất 3 giờ, khi chạy ngược dòng từ B về A mất 6 giờ. Hỏi nếu tắt máy và để ca nô trôi theo dòng nước thì đi từ A đến B mất thời gian bao lâu.

Chương 2.

12. Một lò xo có đầu trên gắn cố định. Nếu treo vật nặng khối lượng 600 g thì lò xo có chiều dài 23 cm. Nếu treo vật nặng khối lượng   800 g thì lò xo có chiều dài 24 cm. Hỏi khi treo vật nặng có khối lượng 1,5 kg thì lò xo có chiều dài bằng bao nhiêu? Biết khi treo các vật nặng thì lò xo vẫn ở trong giới hạn đàn hồi. Lấy g = 10 m/s2.

13. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l0. Treo lò xo thẳng đứng và móc vào đầu dưới một quả cân có khối lượng m1 = 200 g thì lò xo dài     34 cm. Treo thêm vào đầu dưới một quả cân nữa có khối lượng m2 = 100 g thì lò xo dài 36 cm. Tính độ cứng và chiều dài tự nhiên của lò xo.

14. Một ôtô có khối lượng 4 tấn chuyển động với tốc độ 72 km/h khi đi qua một chiếc cầu. Lấy g = 10 m/s2. Tính áp lực của ôtô nén lên cầu khi nó đi qua điểm giữa cầu trong các trường hợp:

     a) Cầu phẵng nằm ngang.

     b) Cầu lồi có bán kính cong r = 100 m.

     c) Cầu lỏm có bán kính cong r = 200 m.

15. Từ một đỉnh tháp cao 40 m so với mặt đất người ta ném một quả cầu theo phương ngang với tốc độ v0 = 10 m/s. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10 m/s2.

     a) Viết  phương trình toạ độ của quả cầu và xác định toạ độ của quả cầu sau khi ném 2 s.

     b) Viết phương trình quỹ đạo của quả cầu và cho biết dạng quỹ đạo của quả cầu.

     c) Quả cầu chạm đất ở vị trí nào? Tốc độ quả cầu khi chạm đất là bao nhiêu?

16. Một vật có khối lượng 0,5 kg chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 2 m/s. Sau thời gian 4 giây nó đi được quãng đường      24 m. Biết rằng vật luôn chịu tác dụng của lực kéo FK và lực cản     FC = 0,5 N.

     a) Tính độ lớn của lực kéo.

     b) Nếu sau thời gian 4 giây đó, lực kéo ngưng tác dụng thì sau bao lâu vật dừng lại?

17. Một ôtô có khối lượng 4 tấn đang chuyển động với vận tốc          18 km/h thì tăng tốc độ, sau khi đi được quãng đường 50 m, ôtô đạt vận tốc 54 km/h. Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là      m = 0,05. Tính lực kéo của động cơ ôtô trong thời gian tăng tốc, thời gian từ lúc tăng tốc đến lúc đạt vận tốc 72 km/h và quãng đường ôtô đi được trong thời gian đó.

18. Một vật có khối lượng m = 1500 g được đặt trên một bàn dài nằm ngang. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là m = 0,2. Lấy g =      10 m/s2. Tác dụng lên vật một lực F = 4,5 N song song với mặt bàn.

     a) Tính gia tốc, vận tốc chuyển động của vật sau 2 giây kể từ khi tác dụng lực.

     b) Lực F chỉ tác dụng lên vật trong trong 2 giây. Tính quãng đường tổng cộng mà vật đi được cho đến khi dừng lại.

19. Một vật có khối lượng 2 kg đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là m = 0,5. Tác dụng lên vật một lực  song song với mặt bàn. Cho g = 10m/s2. Tính gia tốc của vật trong hai trường hợp sau:

     a) F = 7 N.             

     b) F = 14 N.

20. Một mặt phẵng AB nghiêng một góc 300 so với mặt phẳng ngang BC. Biết AB = 1 m, BC = 10,35 m, hệ số ma sát trên mặt phẵng nghiêng m1 = 0,1. Lấy g = 10 m/s2. Một vật khối lượng m = 1 kg trượt không có vận tốc ban đầu từ đỉnh A tới C thì dừng lại. Tính vận tốc của vật tại B và hệ số ma sát m2 trên mặt phẵng ngang.

21. Một vật đang chuyển động trên đường ngang với vận tốc 20 m/s thì trượt lên một cái dốc dài 100 m, cao 10 m. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt dốc là m = 0,05. Lấy g = 10 m/s2.

     a) Tìm gia tốc của vật khi lên dốc. Vật có lên được đỉnh dốc không, nếu có, tìm vận tốc của vật tại đỉnh dốc và thời gian lên dốc.

     b) Nếu trước khi trượt lên dốc, vận tốc của vật chỉ là 15 m/s thì chiều dài của đoạn lên dốc bằng bao nhiêu? Tính vận tốc của vật khi nó trở lại chân dốc.

22. Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 16 N; F2 = 12 N.

     a) Tìm độ lớn của hợp lực của hai lực này khi chúng hợp với nhau một góc a = 00; 600; 1200; 1800.

     b) Tìm góc hợp giữa hai lực này khi hợp lực của chúng có độ lớn 20 N.

CHƯƠNG 3.

 24. Một vật có khối lượng m = 2 kg được giữ yên trên một mặt phẵng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính. Biết góc nghiêng a = 300, g =  9,8 m/s2 và ma sát không đáng kể. Xác định lực căng của sợi dây và phản lực của mặt phẵng nghiêng lên vật.

25. Một quả cầu đồng chất có khối lượng 5 kg được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây làm với tường một góc a = 200. Bỏ qua ma sát ở chổ tiếp xúc giữa quả cầu với tường. Hãy xác định lực căng của dây và phản lực của tường tác dụng lên quả cầu. Lấy g = 9,8 m/s2.

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề cương ôn tập và kiểm tra HK1 môn Vật lý 10 năm học 2018-2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF