YOMEDIA

Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2015 - 2016

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu với các em bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lơp 8 năm 2015 - 2016 kèm đáp án chi tiết và thang điểm. Bộ tài liệu này được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, nhằm tổng ôn lại kiến thức chương trình Ngữ văn học kì 2 lớp 8 để các em có bước chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới.

ADSENSE
YOMEDIA

 

BỘ ĐỀ ÔN THI HỌC KỲ 2

MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 - NĂM HỌC 2015 - 2016

 

ĐỀ SỐ 1

 

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm)     

 Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.

"Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến nguỵ sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!".

(Ngữ văn 8, tập hai)

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào?

A. Chiếu dời đô.                                                        C. Bình Ngô đại cáo.

B. Hịch tướng sĩ.                                                      D. Bàn luận về phép học.

Câu 2: Tác phẩm đó được viết vào thời kì nào?

A. Thời kì nước ta chống quân Tống.

B. Thời kì nước ta chống quân Thanh.

C. Thời kì nước ta chống quân Nguyên.

D. Thời kì nước ta chống quân Minh

Câu 3: Văn bản trên viết theo thể loại gì?

A. Thơ.                       B. Chiếu.                                C. Cáo.                        D. Hịch

Câu 4: Bao trùm lên toàn bộ đoạn trích trên là tư tưởng, tình cảm gì?

A. Lòng tự hào dân tộc.

B. Tinh thần lạc quan.

C. Lo lắng cho vận mệnh đất nước.

D. Căm thù giặc.

Câu 5: Trong câu "Lúc bấy giờ, ta cùng các người sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!" người nói đã sử dụng kiểu hành động nói nào?

A. Hành động trình bày.                                            C. Hành động điều khiển.

B. Hành động hỏi.                                                    D. Hành động bộc lộ cảm xúc.

Câu 6: Tinh thần yêu nước của dân tộc ta thể hiện rõ nhất ở khía cạnh nào trong Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)?

A. Khát vọng cao đẹp trong đấu tranh giành độc lập và cách sống nghĩa tình với bề tôi.

B. Nỗi xót xa khi đất nước rơi vào tay giặc.

C. Lòng căm thù giặc cao độ và ý chí quyết chiến, quyết thắng trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.

D. Tinh thần trách nhiệm cao cả của quân và dân đời Trần trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng.

Câu 7: Trong các văn bản sau đây, những văn bản nào cùng nói về lòng yêu nước?

A. Nước Đại Việt ta.                                                 C. Chiếu dời đô.

B. Quê hương.                                                         D. Bàn luận về phép học.

PHẦN 2: TỰ LUẬN (6, 5 ĐIỂM)

Câu 1(1, 5 điểm):

Cho hai câu thơ sau:

"Như nước Đại Việt ta từ trước,

................................................

...............................................

...............................................

Song hào kiệt đời nào cũng có.”

a. Chép những câu tiếp theo để hoàn thiện đoạn trích?

b. Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào?

Câu 2 (1,5 điểm):

Văn bản "Chiếu dời đô" được sáng tác vào năm nào? Tác giả là ai? Vì sao tác giả có thể khẳng định: Thành Đại La là nơi kinh đô bậc nhất của Đế Vương muôn đời?

Câu 3 (3,5 điểm):

Cho đoạn văn:

"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong dạ ngựa, ta cũng vui lòng."

Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn (từ 10 đến 12 câu) trình bày cảm nhận của em về lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu cảm thán (gạch chân dưới câu cảm thán đó).

 

ĐỀ SỐ 2

 

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3, 5 ĐIỂM)

    Đọc kĩ văn bản sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng.

Nước Đại Việt ta

“Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xét

Chứng cớ còn ghi.”

                                                            (Ngữ văn 8 tập II)

Câu 1. Văn bản “Nước Đại Việt ta” trích từ tác phẩm nào?

A. Chiếu dời đô.                            B. Hịch tướng sĩ.

C. Bình Ngô đại cáo.                     D. Bàn luận về phép học.

Câu 2. Tác phẩm đó được viết vào thời kì nào? 

A. Thời kì nước ta chống quân Tống.
B. Thời kì nước ta chống quân Nguyên.
C. Thời kì nước ta chống quân Thanh.
D. Thời kì nước ta chống quân Minh.

Câu 3. Ý nào nói đúng chức năng của thể cáo?

A. Để ban bố mệnh lệnh của nhà vua hoặc thủ lĩnh một phong trào.

B. Để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp.

C. Để kêu gọi, thuyết phục mọi người đứng lên chống giặc.

D. Để tâu lên vua những ý kiến, đề nghị của bề tôi.

Câu 4. Bao trùm lên toàn bộ văn bản trên là tư tưởng, tình cảm gì?:

A. Lòng căm thù .                         B. Tinh thần lạc quan.

C. Lòng tự hào dân tộc.                D. Tư tưởng nhân nghĩa.

Câu 5. Kiểu hành động nói nào được sử dụng trong đoạn thơ sau ?

                      “Như nước Đại Việt ta từ trước,  

                        Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

                         Núi sông bờ cõi đã chia,

                         Phong tục Bắc Nam cũng khác”.

          A. Hành đông trình bày.                    B. Hành động hỏi.

          C. Hành động bộc lộ cảm xúc .         D. Hành động điều khiển.

Câu 6. Chữ “văn hiến” trong văn bản trên được hiểu như thế nào?

          A. Nhiều người tài giỏi.                     B. Nhiều chiến công vang lừng.

          C. Có lãnh thổ riêng.                         D. Truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp.

Câu 7. Câu “Lưu Cung tham công nên thất bại” thuộc kiểu câu gì?

          A. Câu nghi vấn.                              B. Câu trần thuật.       

          C. Câu cầu nghiến.                          D. Câu cảm thán.

PHẦN II: TỰ LUẬN (6,5 ĐIỂM)

Câu 1. (1,5 điểm)

    Em hãy ghi lại tên tác phẩm - tác giả các văn bản nghị luận được học trong chương trình học kì II, lớp 8 (1,5 điểm)

Câu 2. (1,5 điểm)

    Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

          “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.

                                                    (Trích “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn) .

     Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng biện pháp tu từ tiêu biểu nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong đoạn văn bản?.

Câu 3. (3,5 điểm)

   Bao trùm lên tác phẩm “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn là tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc.

   Bằng sự hiểu biết của em về tác phẩm, hãy viết đoạn văn theo theo cách lập luận diễn dịch (từ 10 đến 13 câu) để làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

ĐỀ SỐ 3

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3,5 ĐIỂM)

 Đọc kĩ văn bản sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng.

Tức cảnh Pác Bó

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang”.

                     (Thơ Hồ Chủ Tịch, NXB Văn học, Hà nội, 1967)

Câu 1: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được viết trong thời gian nào, ở đâu?

A. Tháng 2 năm 1941 tại hang Pác Bó.

B.Tháng 2 năm 1941 tại hang Pác Bó – Cao Bằng.

C. Năm 1941 tại hang Pác Bó – Cao Bằng

D. Tháng 2 năm 1941 tại Cao Bằng

Câu 2. Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Biểu cảm kết hợp với tự sự

B. Miêu tả kết hợp với tự sự

C. Biểu cảm kết hợp với nghị luận

D. Miêu tả kết hợp với biểu cảm

Câu 3. Câu thơ: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang” có ý nghĩa như thế nào?

A. Đó là cuộc sống hài hòa, thư thái

B. Đó là cuộc sống luôn làm chủ hoàn cảnh

C. Đó là cuộc sống gian khổ vất vả

D. Đó là cuộc sống gian khổ mà thư thái, hài hòa

Câu 4. Câu thơ “Cuộc đời cách mạng thật là sang” là?

A. Câu trần thuật

B. Câu nghi vấn

C. Câu cầu khiến

D. Câu cảm thán

Câu 5. Thú lâm tuyền của Bác trong bài thơ được hiểu như thế nào?

A. Được sông giữa rừng núi bao la

B. Niềm vui sông, làm việc cách mạng ở nơi rừng núi

C. Tìm đến với núi rừng, thiên nhiên

D. Hưởng niềm vui sông giữa rừng núi bao la

Câu 6.Trong những bài thơ dưới đây, bài nào cũng thể hiện thú lâm tuyền?

A. Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi)

B. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Trần Nhân Tông)

C.Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)

D. Ngắm trăng (Hô Chí Minh)

Câu 7. Bài thơ cho em hiểu gì về tâm hồn Bác?

A.  Yêu thiên nhiên

B.  Yêu nước, yêu đời

C. Quyết tâm, kiên trì làm cách mạng

D. Lạc quan, yêu đời.

PHẦN II. TỰ LUẬN (6,5 đ)

 Câu 1 (1,5đ)

a. Chép đúng theo trí nhớ bản dịch thơ (Bản dịch của Nam Trân) bài thơ “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) – Hồ Chí Minh

b. Câu thơ dịch sát nghĩa nhất trong bài thơ là câu nào?

c. Câu thơ chưa làm rõ sự bối rối của thi sĩ trong bài thơ là câu nào?

Câu 2 (1,5đ)

a. Ở bài thơ ”Ngắm trăng” Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?

b. Mở đàu câu thơ thứ 3 là “Người”(nhân), kết thúc câu thơ thứ 4 là “nhà thơ” (thi gia). Theo em điều đó có ý nghĩa thế nào?

Câu 3. (3,5 đ)

  Em hãy thuyết minh về cái phích nước (cái bình thủy)

 

ĐỀ SỐ 4

 

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3,5 ĐIỂM): Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn vào  chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1.  Những tác giả nào sau đây nằm trong cụm văn bản thơ hiện đại lớp 8 kỳ II mà em đã được học?

     A. Thế Lữ.                                                   B.  Tế Hanh.

     C. Nam Cao.                                                D.  Nguyên Hồng.

Câu 2. Những văn bản nào sau đây thuộc thơ hiện đại Việt Nam?

    A. Chiếu dời đô.                                        B. Khi con tu hú.

    C. Quê hương.                                           D. Hai chữ nước nhà.

Câu 3. Trong bài thơ “Quê hương”, Tế Hanh đã so sánh “Cánh buồm” với hình ảnh nào sau đây?

        A. Con tuấn mã.                                         B. Mảnh hồn làng.

        C. Dân làng.                                               D. Quê hương.

 Câu 4. Bốn câu thơ sau đây trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanhh nói lên điều gì?

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

       A. Tâm trạng luyến tiếc của tác giả khi không cùng được đoàn thuyền ra khơi đánh cá.

       B. Tâm trạng yêu đời và hăng say lao động của tác giả.

       C. Miêu tả vẻ đẹp về màu sắc của biển quê hương.

       D. Nỗi nhớ làng chài của người con xa quê.

Câu 5. Nhân vật chính được nói đến trong bài thơ “Khi con tu hú” là ai?

    A. Con tu hú                                                   B. Tiếng ve.

    C. Người tù.                                                    D. Tiếng sáo.

 

Câu 6. Dòng nào sau đây nêu lên chức năng chính của câu nghi vấn?

A. Dùng để yêu cầu.
B. Dùng để hỏi.
C. Dùng để bộc lộ cảm xúc.
D. Dùng để kể sự việc .

Câu 7. Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng như thế nào trong đời sống?

A. Đáp ứng nhu cầu hiểu biết của con người.

B. Cung cấp cho con người những tri thức về tự nhiên, xã hội.

C. Để có thể vận dụng các tri thức đó vào đời sống của mình và phục vụ xã hội .

D. Cả A, B, C đều đúng.

PHẦN II: TỰ LUẬN (6,5 ĐIỂM)

Câu 1 (1 điểm): Em hãy nêu bố cục  bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh.

Câu 2 (2 điểm): Hãy cho biết bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ có mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn?

Câu 3 (3,5 điểm): Em hãy viết một bài văn ngắn với chủ đề giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em (hoặc là nơi em có dịp đến tham quan).

 

Trên đây chỉ trích dẫn một phần câu hỏi không kèm đáp án của bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2015 - 2016 được tổng hợp từ các trường THCS. Để xem được đầy đủ bộ đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm, các em vui lòng tải về máy. Hy vọng bộ tài liệu này sẽ giúp các em tổng ôn lại kiến thức Ngữ văn lớp 8 tập 2 cũng như là luyện tập các bước làm bài thi cuối học kì 2 thật tốt để đạt được kết quả thật cao trong kì thi sắp tới.

--MOD Ngữ văn HỌC247 (tổng hợp)

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF