YOMEDIA

Đề luyện thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Đề số 1

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Đề luyện thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Đề số 1 có hướng dẫn giải chi tiết. Đề thi bao gồm hai phần lớn và các em có thời gian hoàn thành là 90 phút. Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới.

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ LUYỆN THI HK2 NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN 12 – ĐỀ SỐ 1

Phần I Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Đối với những vấn đề chưa giải quyết, sẽ có nhiều ý kiến, nhiều giả thuyết khác nhau. Sẽ có tranh luận, có trao đổi. Không tranh luận, không trao đổi, không có khoa học. Không có gì nguy hiểm bằng là không bao giờ được nghe một ý kiến khác ý của mình. Nghe mà phải tôn trọng, dù điều ấy có thể làm sụp đổ bao nhiêu suy nghĩ mà mình đã công phu xây dựng lên. Chỉ muốn nghe những người nhất trí với mình, những điều thuận tai là một thái độ phản khoa học. Vì vậy, khoa học không chỉ lấy uy quyền mà giải quyết, óc khoa học nhất định phải đi đôi với óc dân chủ. Một người khoa học bao giờ cũng hành động và suy nghĩ theo hai chiều hướng trái ngược nhau. Trong hành động thì tinh thần tổ chức kỉ luật rất cao, chính vì biết rõ quan hệ chặt chẽ giữa ý kiến kiến và hành động, biết rõ ý kiến là cơ sở của hành động, không thể vì chủ quan mà gây nên tai họa cho người khác và xã hội. Nhưng khi suy nghĩ thì hoàn toàn giữ quyền độc lập và cố gắng tìm hiểu ý kiến của người khác. Nếu chưa được thuyết phục và nếu đủ lí để nghĩ rằng ý của mình đúng hơn, thì dù có phải tranh luận với bất kì ai, có khi bị cả một số đông phản đối vẫn bảo vệ lấy ý riêng. Khoa học phải đi đôi với dũng khí.

(Theo Nguyễn Khắc Viện, trong tạp chí Học tập, số 2/1974, Ngữ Văn 11, tập một, NXBGD Việt Nam, 2016, tr. 44)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, “dũng khí” trong làm khoa học có nghĩa là gì? (0,5 điểm)

Câu 3. Nêu nội dung cơ bản của đoạn trích. (1,0 điểm)

Câu 4. Từ quan điểm của tác giả: “Không tranh luận, không trao đổi, không có khoa học”, anh/chị rút ra được bài học gì cho quá trình học tập của mình? (1,0 điểm)

Phần II Làm văn (7,0 điểm )

Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ. Từ đó, liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn “ Chí Phèo” của Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến: “ Được sống, chưa quan trọng. Vấn đề là sống như thế nào?”.

.............HẾT..............

               HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận

Câu 2.

Theo tác giả, “dũng khí” trong làm khoa học có nghĩa là:

  • Độc lập trong suy nghĩ;
  • Tìm hiểu ý kiến của người khác, nếu chưa thấy thuyết phục và có đủ lí để nghĩ rằng ý của mình đúng hơn thì phải tranh luận đến cùng để bảo vệ ý riêng.

Câu 3.

Nội dung cơ bản của đoạn trích:

  • Vấn đề dân chủ trong tranh luận khoa học;
  • Dũng khí lên tiếng của nhà khoa học.

Câu 4.

  • Bài học về nhận thức: Khẳng định điều cần thiết của trao đổi và tranh luận; nhìn nhận, suy nghĩ vấn đề một cách đa chiều.
  • Bài học hành động: Trau dồi vốn sống, vốn hiểu biết để có được những lí lẽ, minh chứng bảo vệ ý kiến của mình; tranh luận đến cùng để tìm ra chân lí...)

Phần II Làm văn (7,0 điểm )

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Lưu Quang Vũ
  • Giới thiệu tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt
  • Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

2.1 Giải thích

Theo từ điển thuật ngữ văn học: Bi kịch là một thể loại kịch thường được coi như là đối lập với hài kịch. Bi kịch phản ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính, mối xung đột không thể điều hòa được giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn… diễn ra trong một tình huống cực kỳ căng thẳng mà nhân vật  thường chỉ thoát ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mạnh mẽ đối với công chúng.

2.2. Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch “ Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.

  • Bi kịch sống nhờ, sống gửi tồn tại trái với lẽ tự nhiên. (Dẫn chứng: Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt).
  • Bi kịch không được người khác hiểu, tôn trọng, yêu quý. (Dẫn chứng: Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với những người thân).
  • Bi kịch sửa sai càng thêm sai. (Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích).
  • Kết thúc tác phẩm, Trương Ba trả lại thân xác cho người hàng thịt, chấp nhận cái chết để không còn là cái vật quái gở mang tên “ Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nữa. Một kết cục bi kịch nhưng là sự chiến thắng của những điều tốt đẹp, của bản lĩnh, của một Hồn Trương Ba “ nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”. Đây là vở bi kịch lạc quan, Trương Ba chết nhưng giá trị cuộc sống được bảo toàn. Không còn thân xác nhưng Trương Ba sẽ còn sống mãi trong lòng người thân, bạn bè với tất cả những gì tốt đẹp nhất. Đoạn kết của vở bi kịch được tác giả viết thêm thể hiện rõ tinh thần lạc quan này và ý nghĩa tư tưởng nhân văn sâu sắc của tác phẩm: sự sống là quý giá nhưng không thể sống bằng mọi cách. Sự tồn tại của con người chỉ có ý nghĩa khi họ là mình một cách trọn vẹn, sống hợp quy luật, hòa linh hồn vào thân xác khi sự tồn tại đó mang lại niềm vui, sự thanh thản cho chính mình và hạnh phúc cho những người xung quanh. Cái chết là một điều không thể tránh khỏi, con người cần phải biết chấp nhận nó và hiểu rằng: “ người ta chỉ chết thực sự khi không còn sống trong lòng của những người khác”.

2.3. Liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn “ Chí Phèo” của Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến: “ Được sống, chưa quan trọng. Vấn đề là sống như thế nào?”.

  • Từ người lao động lương thiện Chí Phèo bị đẩy vào con đường tha hóa, trở thành quỷ dữ, bị loại ra khỏi xã hội loài người.
  • Từ quỷ dữ, Chí Phèo thức tỉnh lương tâm, muốn trở lại làm người lương thiện, nhưng Chí Phèo chết thảm khốc trên ngưỡng cửa trở lại làm người.
  • Niềm khao khát làm người lương thiện của Chí Phèo vẫn chỉ là ước muốn. Cơ duyên tìm cuộc sống lương thiện của Chí Phèo đã đứt gãy giữa chừng. Ước muốn làm người thật bình dị, đối với Chí Phèo lại thành ra quá xa vời, còn lâu Chí Phèo mới chạm tới được, thậm chí, thành không tưởng.
  • Bi kịch chồng chất bi kịch, dù chết Chí Phèo vẫn không thay đổi được bi kịch đau đớn của mình. Vì vậy, tiếng nói khát khao được sống như một con người đối với Chí Phèo là cả một kì vọng.

 -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề luyện thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Đề số 1. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

 ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF