YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Địa lí 7 năm học 2021-2022

Tải về
 
NONE

Qua nội dung tài liệu Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Địa lí 7 năm học 2021 - 2022 có đáp án giúp các em học sinh lớp 7 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi kiểm tra giữa học kì 1 sắp tới được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LÍ 7 NĂM HỌC 2021 – 2022

 

A. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu: 1 Căn cứ vào hình dáng của tháp tuổi ta không thể biết:

   A. Các độ tuổi của dân số.

   B. Số lượng nam và nữ.

   C. Số người sinh, tử của một năm.

   D. Số người dưới tuổi lao động.

Câu: 2 Sự bùng nổ dân số diễn ra vào năm:

   A. 1500.   B. 1804.

   C. 1927.   D. 1950.

Câu: 3 Năm 2001 dân số thế giới khoảng:

   A. 4 tỉ người.

   B. 5 tỉ người.

   C. 6,16 tỉ người

   D. 6,5 tỉ người.

Câu: 4 Trường hợp nào dưới đây sẽ dẫn đến sự tăng nhanh dân số:

   A. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao.

   B. Tỉ lệ sinh giảm, tỉ lệ tử giảm.

   C. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm.

   D. Tỉ lệ tử cao, tỉ lệ sinh giảm.

Câu: 5 Sự bùng nổ dân số đang diễn ra ở các châu lục nào dưới đây:

   A. Châu Đại Dương.

   B. Bắc Mĩ.

   C. Châu Âu.

   D. Nam Mĩ.

Câu: 6 Châu lục nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp nhất:

   A. Châu Á.

   B. Châu Âu.

   C. Châu Phi.

   D. Châu Đại Dương.

Câu: 7 Theo em đến năm 2050 dân số thế giới sẽ là bao nhiêu:

   A. 7,9 tỉ người.

   B. 8,9 tỉ người.

   C. 10 tỉ người.

   D. 12 tỉ người.

Câu: 8 Châu lục nào có số dân ít nhất (so với toàn thế giới)?

   A. Châu Á.

   B. Châu Âu.

   C. Châu Phi.

   D. Châu Đại Dương.

Câu: 9 Gia tăng dân số tự nhiên phụ thuộc vào:

   A. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm.

   B. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người từ nơi khác đến trong một năm.

   C. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chuyển đi trong một năm.

   D. Sự tương quan giữa số người chuyển đi và số người từ nơi khác đến trong một năm.

Câu: 10 Gia tăng cơ giới là sự gia tăng dân số do:

   A. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi.

   B. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người từ nơi khác đến.

   C. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chuyển đi.

   D. Sự tương quan giữa số người chuyển đi và số người từ nơi khác đến.

Câu: 11 Tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước được thể hiện qua:

   A. mật độ dân số.

   B. tổng số dân.

   C. gia tăng dân số tự nhiên.

   D. tháp dân số.

Câu: 12 Những khu vực tập trung đông dân cư là:

   A. Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Phi.

   B. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.

   C. Nam Á, Bắc Á, Bắc Mĩ.

   D. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.

Câu: 13 Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là:

   A. Đông Bắc Hoa Kì, Nam Á.

   B. Nam Á, Đông Á.

   C. Đông Nam Á, Đông Á.

   D. Tây Âu và Trung Âu, Tây Phi.

Câu: 14 Khu vực nào sau đây có dân cư thưa thớt?

   A. Đông Nam Bra-xin.

   B. Tây Âu và Trung Âu.

   C. Đông Nam Á.

   D. Bắc Á.

Câu: 15 Đặc điểm bên ngoài dễ phân biệt nhất giữa các chủng tộc chính trên thế giới là:

   A. bàn tay.

   B. màu da.

   C. môi.

   D. lông mày.

Câu: 16 Đặc điểm ngoại hình của chủng tộc Môn-gô-lô-it là:

   A. Da vàng, tóc đen.

   B. Da vàng, tóc vàng.

   C. Da đen, tóc đen.

   D. Da trắng, tóc xoăn.

Câu: 17 Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây?

   A. đồng bằng.

   B. các trục giao thông lớn.

   C. ven biển, các con sông lớn.

   D. hoang mạc, miền núi, hải đảo.

Câu: 18 Dân cư thế giới thường tập trung đông đúc ở khu vực địa hình đồng bằng vì:

   A. tập trung nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có.

   B. thuận lợi cho cư trú, giao lưu phát triển kinh tế.

   C. khí hậu mát mẻ, ổn định.

   D. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Câu: 19 Châu lục tập trung dân cư đông đúc nhất thế giới là:

   A. châu Âu.

   B. châu Á.

   C. châu Mĩ.

   D. châu Phi.

Câu: 20 Nhân tố nào sau đây tác động đến sự mở rộng phạm vi phân bố dân cư trên Trái Đất?

   A. tài nguyên thiên nhiên.

   B. tiến bộ khoa học kĩ thuật.

   C. sự gia tăng dân số.

   D. chính sách phân bố dân cư.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

D

C

C

D

B

B

D

A

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

D

B

D

B

A

D

B

B

B

 

----Còn tiếp-----

B. Câu hỏi tự luận

Bài 1: Quan sát tháp tuổi ở hình 1.1 cho biết:

     + Trong số trẻ em từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi ở mỗi tháp, ước tính có bao nhiêu bé trai bao nhiêu bé gái?

     + Hình dạng của hai tháp tuổi khác nhau như thế nào? Tháp tuổi có hình dạng như thế nào thì tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao?

Trả lời:

- Tháp tuổi thứ nhất có khoảng 5,5 triệu bé gái và 5,5 triệu bé trai.

- Tháp tuổi thứ 2 có khoảng 5,5 triệu bé gái và 4,5 triệu bé trai.

- Hình dạng 2 tháp tuổi:

     + Tháp tuổi thứ nhất có đáy tháp rộng, thân tháp thu hẹp dần, đỉnh nhọn.

     + Tháp tuổi thứ 2 có đáy tháp thu hẹ, thân tháp mở rộng.

- Tháp tuổi có thân tháp mở rộng thể hiện số người trong độ tuổi lao động cao, nhưng đáy tháp hẹp thể hiện tỉ lệ sinh đã giảm, tương lai nguồn lao động cũng bị giảm.

Bài 2: Dựa vào bảng tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và phân bố dân cư thế giới theo châu lục dưới đây, hãy cho biết châu lục nà có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất châu lục nào có châu lục nào tỉ lệ gia tăng dân số thấp nhất. Tại sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm nhưng tỉ trọng dân số toàn thế giới lại tăng?

Châu lục và khu vực

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%)

Dân số so với toàn thế giới (%)

1950-1955

1990-1995

1950

1995

Toàn thế giới

1,78

1,48

100,0

100,0

Châu Á

1,91

1,53

55,6

60,5

Châu Phi

2,23

2,68

8,9

12,8

Châu Âu

1,00

0,16

21,6

12,6

Bắc Mĩ

1,70

1,01

6,8

5,2

Nam Mĩ

2,65

1,70

6,6

8,4

Châu Đại Dương

2,21

1,37

0,5

0,5

Trả lời:

- Châu lục có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất là Châu Phi.

- Châu lục có tỉ lệ gia tăng dân số thấp nhất là châu Âu

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm nhưng tỉ trọng dân số so với toàn thế giới tăng, vì: dân số châu Á quá nhiều (chiếm 55,6% dân số thế giới) cho nên tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á mặc dù có giảm nhưng số dân tăng lên vẫn còn rất nhiều nên tỉ trọng dân số so với toàn thế giới vẫn tăng cao.

Bài 3: Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết.

Trả lời:

- Bùng nổ dân số xảy ra vào những năm 50 của thế kỉ XX. Vào thời kì này, tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên đến 2,1 %. Bùng nổ dân số xảy ra chủ yếu ở các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.

- Nguyên nhân: do tỉ suất sinh lớn, tỉ suất tử thấp. Trong những năm này, các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh giành được độc lập, đời sống được cải thiện và nhừng tiến bộ y tế làm cho tỉ lệ tử giảm, trong khi tỉ lệ sinh vẫn cao.

- Hậu quả: gánh nặng cả vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm,...

- Phương hướng giải quyết: Chính sách dân số kết hoạch hóa gia đình, tuyên truyền và giáo dục,…

Bài 4:

a. Để phân chia các chủng tộc, các nhà khoa học đã căn cứ vào:

b. Địa bàn phân bố chủ yếu của ba chủng tộc chính.

Lời giải:

a. Hình thái bên ngoài của cơ thể. Đó là sự khác nhau về: màu da, tóc, mắt, mũi... ).

b.

- Môn-gô-lô-ít sinh sống: châu Á.

- Nê grô-ít sinh sống: châu Phi.

- Ơ-rô-pê-ô-ít sinh sống: châu Âu.

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Địa lí 7 năm học 2021 - 2022 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF