YOMEDIA

Dạng bài toán về danh pháp hợp chất hữu cơ môn Hóa học 11 năm 2021

Tải về
 
NONE

Dưới đây là nội dung Dạng bài toán về danh pháp hợp chất hữu cơ môn Hóa học 11 năm 2021 được hoc247 biên soạn và tổng hợp, với nội dung đầy đủ, chi tiết có đáp án đi kèm sẽ giúp các em học sinh ôn tập củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

1. LÍ THUYẾT

1.1. Phân loại danh pháp

+ Tên thông thường    + Tên gốc - chức.        + Tên thay thế.

1.2. Tên gọi thông thường

Không tuân theo quy tắc khoa học nào, thường xuất hiện từ xưa và bắt nguồn từ nguyên liệu hoặc tên nhà bác học tìm ra, hoặc một địa điểm nào đó trong tính chất của hợp chất đó.

VD: Axitfomic (axit kiến); olefin (khí dầu); axit axetic (axit giấm),…

1.3. Danh pháp thay thế

Gọi theo quy ước của Liên đoàn quốc tế hoá học lý thuyết và ứng dụng (IUPAC).

a) Dựa vào bộ khung C xuất phát từ các hiđrocacbon no mạch thẳng. Các hợp chất cùng loại (cùng dãy đồng đẳng), cùng nhóm chức thì có đuôi giống nhau.

Cụ thể:

- Hiđrocacbon no (ankan) có đuôi an: VD: CH3 - CH2 - CH3 : propan

- Hiđrocacbon có nối đôi (anken) có đuôi en: VD:  CH2 = CH - CH3 : propen

- Hiđrocacbon có nối ba (ankin) có đuôi in: VD: CH = C - CH3 : propin

- Hợp chất anđehit có đuôi al: VD: CH3 - CH2 - CHO : propanal

- Hợp chất rượu có đuôi ol: VD: CH3 - CH2 - CH2 - OH : propanol

- Hợp chất axit hữu cơ có đuôi oic: VD: CH3 - CH2 - COOH : propanoic.

- Hợp chất xeton có đuôi on:

b Để chỉ số nguyên tử cacbon có trong mạch chính, người ta dùng các phần nền (phần đầu) sau:

1 : meta ; 2 : eta ; 3 : propa ; 4 : buta ; 5 : penta ; 6 : hexa ; 7 : hepta ; 8 : octa ; 9 : nona ; 10 : đeca…

c) Tên của nhóm thế

Cần chú ý rằng, trong hoá hữu cơ, tất cả những nguyên tử khác hiđro (như Cl, Br, …) hoặc nhóm nguyên tử (như - NO2, - NH2,…, các gốc hiđrocacbon CH3 -, C2H5 -,…) đều được coi là nhóm thế.

- Gọi tên nguyên tố hoặc tên nhóm thế.

- Gọi tên gốc hiđrocacbon đều xuất phát từ tên hiđrocacbon tương ứng với phần đuôi khác nhau.

+ Gốc hiđrocacbon no hoá trị 1 gọi theo tên của ankan tương ứng bằng cách thay đuôi -an bằng đuôi -yl và được gọi chung là gốc ankyl.

VD: Tên một số gốc điển hình

CH3 -

: metyl

C2H5 -

: etyl

CH3-CH2-CH2 -

: propyl

(CH3)2CH-

: isopropyl

C6H5-

: phenyl

C6H5CH2-

: benzyl

CH2=CH-

: vinyl

CH2=CH-CH2-

: anlyl

+ Gốc hiđrocacbon chưa no hoá trị 1 có đuôi -enyl đối với anken, đuôi -nyl đối với ankin và đuôi -đienyl đối với đien.

Ví dụ:

CH2 = CH -: etilenyl (thường gọi là gốc vinyl)

CH ≡ C -: axetilenyl hay etinyl.

+ Gốc hoá trị 2 tạo thành khi tách 2 nguyên tử H khỏi 1 nguyên tử C hoặc tách nguyên tử O khỏi anđehit hay xeton. Gốc hoá trị 2 có đuôi từ -yliđen. VD:  CH3 -CH2 -CH = : propyliđen.

d) Các bước gọi tên hợp chất hữu cơ phức tạp:

- Bước 1: Chọn mạch C chính.

Đó là mạch C dài nhất hoặc ít C nhưng chưa nối đôi, nối ba, nhóm thế, nhóm chức, …

- Bước 2 : Đánh số thứ tự các nguyên tử C (bằng chữ số ả rập) trong mạch chính xuất phát từ phía gần nhóm chức, nối đôi, nối ba, nhóm thế, mạch nhánh.

Quy tắc đánh số. Ưu tiên đánh số lần lượt theo thứ tự.

Nhóm chức => nối đôi => nối ba => mạch nhánh.

Đối với hợp chất tạp chức thì ưu tiền lần lượt: Axit ® anđehit ® rượu.

- Bước 3: Xác định các nhóm thế và vị trí của chúng trên mạch C chính.

- Bước 4: Gọi tên.

+ Trước tiên gọi tên các nhóm thế và vị trí của chúng trên mạch C chính, cuối cùng gọi tên hợp chất với mạch C chính.

Tên nhánh (yl)

Tên mạch chính

Tên chức

( kèm theo số chỉ vị trí )

 

( kèm theo số chỉ vị trí )

Lưu ý: Mạch cacbon phải liên tục, không có nguyên tố khác chen vào giữa, ví dụ đối với chất

+ Nếu có nhiều nhóm thế giống nhau thì gộp chúng lại và thêm từ đi 2, tri 3, tetra 4, penta 5,…

+ Theo quy tắc: Con số chỉ vị trí của nhóm thế đặt trước tên gọi của nó, con số chỉ vị trí nối đôi, nối ba và nhóm chức (ở mạch C chính) đặt ở phía sau.

f ) Cho tên gọi, viết công thức cấu tạo:

- Việc đầu tiên là dựa vào đuôi của tên gọi để xác định chất ứng với mạch cacbon chính.

Ví dụ: Viết CTCT của những chất có tên sau:

+ 1, 1, 2, 2 - tetracloetan

Ta đi từ đuôi an (hiđrocacbon no)  etan (có 2C), tetraclo (có 4 clo thế ở các vị trí 1, 1, 2, 2). Do đó CTCT: CHCl2 - CHCl2.

+ 1 - clo , 2 , 3 - đimetylbutan

2. LUYỆN TẬP

Câu 1. Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phânbiệt 3 chất lỏng trên là

A. dung dịch phenolphtalein.            

B. nước brom.            

C. dung dịch NaOH. 

D. giấy quì tím.

Câu 2. Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên của ankan đó là (cho H = 1, C = 12, Br = 80)

A. 3,3-đimetylhecxan.                                    

B. 2,2-đimetylpropan.

C. isopentan.                                                  

D. 2,2,3-trimetylpentan.

Câu 3. Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng cacbon bằng 83,72%) tác dụng với clo theo tỉ lệ số mol 1:1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. Tên của X là (Cho H = 1; C = 12; Cl = 35,5)

A. 3-metylpentan.      

B. butan.        

C. 2,3-đimetylbutan.  

D. 2-metylpropan.

Câu 4. Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là

A. metyl fomiat.         

B. etyl axetat.             

C. n-propyl axetat.     

D. metyl axetat.

Câu 5. Có ba dung dịch: amoni hiđrocacbonat, natri aluminat, natri phenolat và ba chất lỏng: ancol etylic, benzen, anilin đựng trong sáu ống nghiệm riêng biệt. Nếu chỉ dùng một thuốc thử duy nhất là dung dịch HCl thì nhận biết được tối đa bao nhiêu ống nghiệm?

A. 5.                           

B. 4.                           

C. 3.                           

D. 6.

Câu 6. Khi cho a mol một hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) phản ứng hoàn toàn với Na hoặc với NaHCO3 thì đều sinh ra a mol khí. Chất X là

A. etylen glicol.                                              

B. axit ađipic.

C. ancol o-hiđroxibenzylic.                            

D. axit 3-hiđroxipropanoic.

Câu 7. Oxi hoá không hoàn toàn ancol isopropylic bằng CuO nung nóng, thu được chất hữu cơ X. Tên gọi của X là

A. đimetyl xeton.        

B. propanal.    

C. metyl phenyl xeton.  

D. metyl vinyl xeton.

Câu 8. Công thức của triolein là

A. (CH3[CH2]14COO)3C3H5.                                   

B. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5COO)3C3H5.

C. (CH3[CH2]16COO)3C3H5.                                   

D. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5.

Câu 9. Trong quả gấc chín rất giàu hàm lượng

A. β – caroten            

B. ete của vitamin A  

C. este của vitamin A             

D. vitamin A

Câu 10. Alanin có công thức là

A. C6H5-NH2.                                                

B. CH3-CH(NH2)-COOH.

C. H2N-CH2-COOH.                                     

D. H2N-CH2-CH2-COOH.

Câu 11. Trong phân tử axit cacboxylic X có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Tên gọi của X là

A. axit axetic.             

B. axit malonic.          

C. axit oxalic.             

D. axit fomic.

Câu 12. Cho các chất hữu cơ: CH3CH(CH3)NH2 (X) và CH3CH(NH2)COOH (Y). Tên thay thế của X và Y lần lượt là

A. propan–1–amin và axit 2–aminopropanoic.          

B. propan–1–amin và axit aminoetanoic.

C. propan–2–amin và axit aminoetanoic.                  

D. propan–2–amin và axit 2–aminopropanoic

Câu 13. Tên thay thế (theo IUPAC) của (CH3)3C–CH2–CH(CH3)2 là

A. 2,2,4,4-tetrametylbutan.                            

B. 2,4,4-trimetylpentan.

C. 2,2,4-trimetylpentan.                                 

D. 2,4,4,4-tetrametylbutan

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

B

B

C

A

D

D

A

D

A

B

D

D

C

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Dạng bài toán về danh pháp hợp chất hữu cơ môn Hóa học 11 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON