YOMEDIA

Chuyên đề bài tập trắc nghiệm Vật lý 12 về Năng lượng điện trường và từ trường trong Mạch dao động

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Chuyên đề bài tập trắc nghiệm Vật lý 12 về Năng lượng điện trường và từ trường trong Mạch dao động năm 2020. Đây là một tài liệu tham khảo rất có ích cho quá trình học tập, rèn luyện kĩ năng giải bài tập, ôn tập chuẩn bị cho các kì thi, kiểm tra môn Vật lý. Chúc các em học tốt!

ADSENSE
YOMEDIA

NĂNG LƯỢNG ĐIỆN TRƯỜNG VÀ TỪ TRƯỜNG TRONG MẠCH DAO ĐỘNG

Câu 1.Trong mạch dao động lý tưởng, tụ điện có điện dung C = 5µF, điện tích của tụ có giá trị cực đại là 8.10-5C. Năng lượng dao động điện từ trong mạch là:  

A. 6.10-4J.        B. 12,8.10-4J.  

C. 6,4.10-4J.     D. 8.10-4J.  

Câu 2.Dao động điện từ trong mạch là dao động điều hoà. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn cảm bàng 1,2V thì cường độ dòng điện trong mạch bằng 1,8mA.Còn khi hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn cảm bằng 0,9V thì cường độ dòng điện trong mạch bằng 2,4mA. Biết độ tự cảm của cuộn dây L = 5mH. Điện dung của tụ và năng lượng dao động điện từ trong mạch bằng:

A. 10nF và 25.10-10J.  B. 10nF và 3.10-10J.    

C. 20nF và 5.10-10J.     D. 20nF và 2,25.10-8J.

Câu 3.Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ trong khung dao động bằng 6V, điện dung của tụ bằng 1mF. Biết dao động điện từ trong khung năng lượng được bảo toàn, năng lượng từ trường cực đại tập trung ở cuộn cảm bằng: 

A. 18.10–6J                  B. 0,9.10–6J                

C. 9.10–6J                    D. 1,8.10–6J    

Câu 4.Một tụ điện có điện dung \(C = \frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{2\pi }}F\)  được nạp một lượng điện tích nhất định. Sau đó nối 2 bản tụ vào 2 đầu 1 cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm \(L = \frac{1}{{5\pi }}H\) . Bỏ qua điện trở dây nối. Sau khoảng thời gian ngắn nhất bao nhiêu giây (kể từ lúc nối) năng lượng từ trường của cuộn dây bằng 3 lần năng lượng điện trường trong tụ ?

A. 1/300s                     B. 5/300s                    

C. 1/100s                     D. 4/300s                                

Câu 5.Một mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể, tụ điện có điện dung 0,05μF. Dao động điện từ riêng (tự do) của mạch LC với hiệu điện thế cực đại ở hai đầu tụ điện bằng 6V. Khi hiệu điện thế ở hai đầu tụ điện là 4V thì năng lượng từ trường trong mạch bằng         

A. 0,4 mJ         B. 0,5 mJ         

C. 0,9 mJ          D. 0,1 mJ        

Câu 6.Mạch dao động LC gồm tụ C = 6mF và cuộn cảm thuần. Biết giá trị cực đại của điện áp giữa hai đầu tụ điện là Uo = 14V. Tại thời điểm điện áp giữa hai bản của tụ  là u = 8V năng lượng từ trường trong mạch bằng:

A. 588m J                    B. 396 m J                   

C. 39,6 m J                   D. 58,8 m J     

Câu 7.Trong mạch dao động LC lí tưởng có một dao động điện từ tự do với tần số riêng f0 = 1KHz. Năng lượng từ trường trong mạch có giá trị bằng nửa giá trị cực đại của nó sau những khoảng thời gian là

   A. 1ms                      B. 0,5ms                                 

C. 0,25ms                    D. 2ms        

Câu 8.Trong mạch LC lý tưởng cho tần số góc: ω = 2.104rad/s, L = 0,5mH, hiệu điện thế cực đại trên hai bản tụ 10V.  Năng lượng điện từ của mạch dao đông là:     
A. 25 J.            B. 2,5 J.          

C. 2,5 mJ.        D. 2,5.10-4 J.                           

Câu 9.Tụ điện của mạch dao động có điện dung C = 1µF, ban đầu được điện tích đến hiệu điện thế 100V, sau đó cho mạch thực hiện dao động điện từ tắt dần. Năng lượng mất mát của mạch từ khi bắt đầu thực hiện dao động đến khi dao động điện từ tắt hẳn là bao nhiêu ?

A. W = 10 kJ           B. W = 5 m  

C. W = 5 k J            D. W = 10 mJ          

Câu 10. Một mạch dao động điện từ LC lý tưởng đang dao động với điện tích cực đại trên bản cực của tụ điện là q0. Cứ sau những khoảng thời gian bằng nhau và bằng 10-6s thì năng lượng từ trường lại có độ lớn bằng \(\frac{{q_0^2}}{{4C}}\) . Tần số của mạch dao động:  

A. 2,5.105Hz.                B. 106Hz.                 

C. 4,5.105Hz.              D. 10-6Hz.    

Câu 11.Mạch dao động lí tưởng LC gồm tụ điện có điện dung 25nF và cuộn dây có độ tụ cảm L. Dòng điện trong mạch biến thiên theo phương trình i = 0,02cos8000t(A). Tính năng lượng điện trường vào thời điểm \(t = \frac{\pi }{{48000}}s\) ?

A. 38,5µJ                    B. 39,5 µJ                   

C. 93,75 µJ                  D. 36,5 µJ

Câu 12.Mạch dao động lí tưởng LC gồm tụ điện có điện dung 25nF và cuộn dây có độ tụ cảm L. Dòng điện trong mạch biến thiên theo phương trình i = 0,02cos8000t(A). Xác định L và năng lượng dao động điện từ trong mạch ?

A. 0,6H, 385 µJ          B. 1H, 365 µJ             

C. 0,8H, 395 µJ           D. 0,625H, 125 µJ

Câu 13.Một mạch dao động gồm có cuộn dây L thuần cảm và tụ điện C thuần dung kháng. Khoảng thời gian hai lần liên tiếp năng lượng điện trường trong tụ bằng năng lượng từ trường trong cuộn dây là:

A.  \(\pi \sqrt {LC} \)          B.  \(\frac{{\pi \sqrt {LC} }}{2}\)      

C.  \(\frac{{\pi \sqrt {LC} }}{4}\)          D. \(\frac{{\pi \sqrt {LC} }}{3}\)

Câu 14.Mạch dao động điện từ LC gồm một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 1mH và tụ điện có điện dung  \(\frac{{0,1}}{\pi }\mu F\). Tính khoảng thời gian từ lúc hiệu điện thế trên tụ cực đại U0 đến lúc hiệu điện thế trên tụ \(+ \frac{{{U_0}}}{2}\) 

A. 3 µs            B. 1 µs                        

C. 2 µs             D. 6 µs

Câu 15.Xét mạch dao động lí tưởng LC. Thời gian từ lúc năng lượng điện trường cực đại đến lúc năng lượng từ trường cực đại là:       

A. \(\pi \sqrt {LC} \)            B. \(\frac{{\pi \sqrt {LC} }}{4}\)         

C. \(\frac{{\pi \sqrt {LC} }}{2}\)             D. \(2\pi \sqrt {LC} \)

Câu 16.Trong mạch dao động tụ điện được cấp một năng lượng 1 µJ từ nguồn điện một chiều có suất điện động 4V. Cứ sau những khoảng thời gian như nhau 1 µs thì năng lượng trong tụ điện và trong cuộn cảm lại bằng nhau. Xác định độ tự cảm của cuộn dây ?    

A.  \(\frac{{34}}{{{\pi ^2}}}\mu H\)          B. \(\frac{{35}}{{{\pi ^2}}}\mu H\)

C.  \(\frac{{32}}{{{\pi ^2}}}\mu H\)             D. \(\frac{{30}}{{{\pi ^2}}}\mu H\)

Câu 17.Mạch dao động điện từ LC gồm một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ có điện dung. Dùng nguồn điện một chiều có suất điện động 6V cung cấp cho mạch một năng lượng 5 µJ thì cứ sau khoảng thời gian ngắn nhất 1 µs dòng điện trong mạch triệt tiêu. Xác định L ?   

A. \(\frac{3}{{{\pi ^2}}}\mu H\)   B.  \(\frac{2,6}{{{\pi ^2}}}\mu H\)

C.  \(\frac{1,6}{{{\pi ^2}}}\mu H\)      D. \(\frac{3,6}{{{\pi ^2}}}\mu H\)

Câu 18.Mạch dao động LC lí tưởng, cường độ dòng điện tức thời trong mạch biến thiên theo phương trình i = 0,04cosωt (A). Xác định C ? Biết cứ sau những khoảng thời gian nhắn nhất 0,25 µs thì năng lượng điện trường và năng lượng từ trường bằng nhau và bằng \(\frac{{0,8}}{\pi }\mu J\).    

A. \(\frac{{125}}{\pi }pF\)               B.  \(\frac{{100}}{\pi }pF\)    

C.  \(\frac{{120}}{\pi }pF\)                  D. \(\frac{{25}}{\pi }pF\)

 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Tài liệu Chuyên đề bài tập trắc nghiệm Vật lý 12 về Năng lượng điện trường và từ trường trong Mạch dao động. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF