YOMEDIA

Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Phong Phú

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo Tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Phong Phú. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh rèn luyện kỹ năng giải bài tập và ôn luyện hiệu quả để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.

Chúc các em thi tốt, đạt kết quả cao!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS PHONG PHÚ

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 7

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

I – TRẮC NGHIỆM. (2 điểm)

Chọn và ghi vào bài làm chỉ một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Trong các vật sau đây vật nào không phải là nguồn sáng?

A. Mặt trời; 

B. Mặt trăng;

C. Bếp lửa đang cháy; 

 D. Ngọn nến đang cháy.

Câu 2. Câu phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?

A. Không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật;

C. Hứng được trên màn, bằng vật;

B. Hứng được trên màn, nhỏ hơn vật;

D. Không hứng được trên màn, bằng vật.

Câu 3. Có mấy loại chùm sáng mà em đã được học?

A. 1 loại ;                  

B. 2 loại ; 

C. 3 loại                    

D. 4 loại.

Câu 4. Ảnh ảo tạo bởi gương nào lớn hơn vật?

A. Gương phẳng;

B. Gương cầu lồi; 

C. Gương cầu lõm;

D. Cả gương cầu lồi và gương cầu lõm.

II TỰ LUẬN. (8 điểm)

Câu 5. (2 điểm) Ta nhìn thấy một vật khi nào? Ta có thể nhìn thấy vật màu đen khi nào? Thế nào là nguồn sáng? Thế nào là vật sáng?

Câu 6. (2 điểm) Phát biểu nội dụng định luật phản xạ ánh sáng. Lấy ví dụ về việc ứng dụng định luật này trong thực tế.

Câu 7. (2 điểm) Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, thu được tia phản xạ hợp với mặt gương 1 góc 300.

a) Vẽ hình biểu diễn đường truyền của tia sáng trong trường hợp trên.

b) Dựa vào hình vẽ hãy xác định giá trị của góc tới.

c) Chiếu tia sáng SI theo phương nằm ngang lên một gương phẳng như hình vẽ, ta thu được tia phản xạ theo phương thẳng đứng. Xác định góc \(\widehat {SIM}\) tạo bởi tia SI và mặt gương?

Câu 8(2 điểm) Cho trước: Nguồn điện (1 pin), 2 bóng đèn Đ1 và Đ2 mắc nối tiếp, công tắc đóng, dây dẫn.

a) Vẽ sơ đồ mạch điện trên?

b) So sánh cường độ dòng điện chạy qua các bóng đèn Đ1 và Đ2 ?

c) Biết hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ1 là U1 = 2,3V; hiệu điện thế hai đầu mạch chính là U = 4,8V. Tính hiệu điện thế U2 giữa hai đầu bóng đèn Đ2 ? 

ĐÁP ÁN

1. B

2. A

3. C

4. C

Câu 5:

+ Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.

+ Ta nhìn thấy vật màu đen khi vật màu đen được đặt cạnh các vật sáng khác.

+ Nguồn sáng là những vật tự phát ra ánh sáng.

+ Vật sáng bao gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

Câu 6:

+ Nội dung định luật phản xạ ánh sáng:

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới.

- Góc phản xạ bằng góc tới.

+ Ví dụ:

- Ta có thể dùng một gương phẳng hướng ánh nắng chiếu qua cửa sổ làm sáng trong phòng

- Chiếu đèn vào gương ta sẽ nhận được tia phản xạ.

Câu 7:

a) Hình vẽ biểu diễn đường truyền của tia sáng:

b)

Từ hình vẽ ta có: \(i' + {30^0} = {90^0} \Rightarrow i' = {90^0} - {30^0} = {60^0}\)

Theo định luật phản xạ ánh sáng ta có: \(i = i' \Rightarrow i = {60^0}\)

c) Ta có hình vẽ:

Chiếu một tia sáng SI theo phương nằm ngang lên một gương phẳng như hình vẽ, ta thu được tia phản xạ theo phương thẳng đứng, nó sẽ vuông góc với tia tới SI tạo thành góc \({90^0}\)

\( \Rightarrow \widehat {SIR} = {90^0}\)

Theo định luật phản xạ ánh sáng ta có:

\(\widehat {SIN} = \widehat {NIR} = \frac{1}{2}\widehat {SIR} = \frac{{{{90}^0}}}{2} = {45^0}\)

\( \Rightarrow \widehat {SIM} = {90^0} - \widehat {SIN} = {90^0} - {45^0} = {45^0}\)

Câu 8:

a) Sơ đồ mạch điện:

b) Khi hai dụng cụ điện mắc nối tiếp thì : \({I_1} = {I_2} = I\)

c) Đối với đoạn mạch nối tiếp:

Hiệu điện thế:

\(U = {U_1} + {\rm{ }}{U_2} \)

\(\Rightarrow {U_2} = U-{U_1} = 4,8--2,3 = 2,5{\rm{ }}\left( V \right)\) 

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (2,0 điểm)

a) Dòng điện là gì?

b) Nêu hai thiết bị điện hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.

Câu 2: (1,5 điểm)

Giải thích vì sao quạt điện quay, gió thổi mạnh, sau một thời gian lại có những hạt bụi bám vào cánh quạt, nhất là ở mép cánh?

Câu 3: (1,0 điểm)

Quan sát một số hình vẽ mạch điện dưới đây. Hình nào bóng đèn có thể sáng? Giải thích?

Câu 4: (2,0 điểm)

Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Lấy ví dụ minh họa.

Câu 5:  (1,5 điểm)

a) Nêu quy ước chiều dòng điện?

b) Hãy dùng các kí hiệu, vẽ lại sơ đồ mạch điện sau và dùng mũi tên để biểu diễn chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện vừa vẽ.

Câu 6: (2,0 điểm)

Nguồn điện đóng vai trò như thế nào trong mạch điện? Có mấy loại nguồn điện ta thường gặp trong thực tế?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a) Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng

b) Hai thiết bị điện hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện là: Bàn là điện, nồi cơm điện.

Câu 2:

Cánh quạt quay cọ xát với không khí nên cánh quạt bị nhiễm điện, do đó cánh quạt hút các hạt bụi gần đó. Mép quạt cọ xát nhiều nên nhiễm điện nhiều nhất, bám bụi nhiều nhất.

Câu 3:

Ta có: Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện.

Trong các hình trên, ta thấy:

Hình b và c: bóng đèn chỉ được nối với một cực \( \Rightarrow \) không có dòng điện chạy qua

Hình a và d: bóng đèn được nối với hai cực \( \Rightarrow \) có dòng điện chạy qua.

Câu 4:

+ Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

+ Ví dụ về chất dẫn điện: Đồng, nhôm...

+ Ví dụ về chất cách điện là: Nhựa, cao su...

Câu 5:

a) Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.

b) Sơ đồ có mạch điện và chiều dòng điện:

Câu 6:

+ Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động.

+ Có hai loại ngồn điện ta thường gặp trong thực tế, đó là: Nguồn điện một chiều và ngồn điện xoay chiều.

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Môi trường truyền sáng có đặc điểm như thế nào. Hãy kể ra 4 môi trường truyền sáng mà em biết.

Câu 2: Tại sao trong lớp học người ta phải gắn nhiều đèn ở nhiều vị trí mà không thay các đèn thành một đèn có độ sáng tương đương?

Câu 3: Cho một tam giác ABC đặt trước một gương phẳng vẽ ảnh của tam giác tạo bởi gương phẳng?

Câu 4: Một người đứng trước một gương thẳng đặt mắt tại M để quan sát ảnh của một bức tường song song với gương ở phía sau lưng (hình vẽ). Dùng hình vẽ xác định khoảng cách PQ trên tường mà người ấy quan sát được trong gương. Nói rõ cách vẽ.

Câu 5:

Hãy kể tên ba thiết bị hay dụng cụ điện có sử dụng nguồn điện là acquy?

Câu 6: 

Vì sao các ổ lấy điện trong nhà thường làm bằng nhựa mà không làm bằng nhôm?

Câu 7: 

Vì sao kìm sửa chữa điện phải có cán bọc cao su hay nhựa?

Câu 8: 

Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Mỗi chất lấy 3 ví dụ?

Câu 9: 

Theo hình vẽ ( là các đèn), phải đóng mở các công tắc \({K_1},{K_2},{K_3}\) như thế nào để:

a) Cả 3 đèn đều sáng.

b) Chỉ đèn 1 và đèn 2 sáng

ĐÁP ÁN

Câu 1:

+ Môi trường truyền sáng có đặc điểm là đồng tính và trong suốt.

+ Bốn môi trường truyền sáng mà em biết: Chân không, thủy tinh, không khí, nước.

Câu 2:

Việc lắp bóng đèn thắp sáng trong các lớp học phải thỏa mãn các yêu cầu : Phải đủ độ sáng cần thiết, học sinh ngồi ở dưới không bị chói khi nhìn lên bảng và tránh các bóng tối, bóng nửa tối trên trang giấy mà tay học sinh khi viết có thể tạo ra.  Do vậy người ta phải gắn đèn ở nhiều vị trí mà không thay các đèn thành một đèn có độ sáng tương đương.

thỏa mãn các yêu cầu trên

Câu 3:

Ảnh của tam giác ABC qua gương phẳng:

Câu 4:

M’ là ảnh của mắt M cho bởi gương KI.

Trong các tia sáng đi từ tường tới gương, hai tia ngoài cùng cho tia phản xạ lọt vào mắt của KM và IM, ứng với 2 tia tới PK và QI. Hai tia tới PK và QI đều có đường kéo dài đi qua M’.

Cách vẽ PQ:

+ Đầu tiên vẽ ảnh M’ của M (MM’ ⊥ KI và M’H = MH).

+ Sau đó nối M’K và kéo dài cắt tưởng ở P và M’I cắt tường ở Q. PQ là khoảng tường quan sát được trong gương.

Câu 5:

Ba thiết bị hay dụng cụ điện có sử dụng nguồn điện là acquy là:

+ Xe đạp điện.

+ Còi, đèn xe máy.

+ Tivi, radio, đèn chiếu sáng,… trong ô tô.

Câu 6: 

Các ổ lấy điện trong nhà thường làm bằng nhựa mà không làm bằng nhôm vì nhựa là chất cách điện, đảm bảo an toàn điện.

Câu 7:

Kìm sửa chữa điện phải có cán bọc cao su hay nhựa vì cao su và nhựa là chất cách điện. Đảm bảo khi sửa chữa điện, dòng điện không truyền sang người.

Câu 8:

+ Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.

Ví dụ: Đồng, vàng, sắt

+ Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua.

Ví dụ: Gỗ khô, nhựa, cao su

Câu 9:

a) Để cả 3 đèn cùng sáng thì \({K_1},{K_2},{K_3}\;\) đóng

b) Để chỉ đèn 1 và đèn 2 sáng thì \({K_1},{K_2}\;\) đóng, \({K_3}\) mở.

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1. (2 điểm)

Treo một thước nhựa bằng một sợi chỉ mảnh sau đó dùng vải khô cọ xát với thước nhựa:

a) Đưa mảnh vải lại gần thước nhựa. Mô tả hiện tượng xảy ra và giải thích?

b) Biết rằng thước nhựa nhiễm điện âm. Vật nào mất đi các electron?  Vật nào nhận thêm các electron? 

Câu 2. (2 điểm)

Vào mùa đông sau khi dùng vải khô lau mặt bàn bằng kính ta vẫn thấy có nhiều bụi bám lên trên mặt bàn. Hãy giải thích hiện tượng này? Để tránh hiện tượng này ta làm thế nào?

Câu 3. (2 điểm)

Có một nguồn điện 2 pin, một bóng đèn và các dây dẫn. Hãy trình bày cách để phân biệt một đoạn nhôm và một đoạn gỗ khô có hình dạng giống nhau.

Câu 4. Cho mạch điện như hình vẽ:

a ) Biết hiệu điện thế U\(_{12}\)  = 2,4V; U\(_{23}\)  = 3,6V.

Tính U\(_{13}\) ?

b) Biết U\(_{13}\)  = 12V; U\(_{12}\)  = 4,8V. Hãy tính U\(_{23}\)?

c) Biết U\(_{23}\) = 12V; U\(_{13}\)  = 24,2V. Hãy tính U\(_{12}\) ?

Câu 5. Cho mạch điện như hình 50:

Biết rằng U\(_{13}\)  = 8V,

 U\(_{12}\)  = 4,5V và khi công tắc k

 đóng ampe kế A\(_1\) chỉ 0,15A.                                        

1. Hãy chọn số thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a ) I\(_1\)  = I\(_2\)  = …

b) U\(_{13}\)  = U\(_{12}\)  + U\(_{23}\) = …

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a) Khi đưa mảnh vải lại gần thước nhựa chúng sẽ hút nhau vì chúng nhiễm điện khác loại.

b) Thước nhựa nhiễm điện âm \( \Rightarrow \) Thước nhựa nhận thêm elecron, mảnh vải mất đi các electron.

Câu 2:

+ Khi lau mặt bàn bằng vải khô thì vải khô sẽ cọ xát với mặt bàn làm mặt bàn bị nhiễm điện nên mặt bàn hút bụi.

+ Để tránh hiện tượng này thì cần lau bảng bằng vải ẩm.

Câu 3:

+ Mắc nối tiếp bóng đèn, nguồn điện, các đoạn dây dẫn theo sơ đồ:

+ Lần lượt kẹp hai mỏ kẹp vào hai đầu của vật câng xác định: một đoạn dây nhôm, một đoạn gỗ khô.

+ Trường hợp nào bóng đèn sáng thì đoạn dây đó là dây nhôm, đoạn dây còn lại là đoạn gỗ.

Câu 4.

a) Ta có: \(U_{13} = U_{12} + U_{23}  = 6V.\)

b) Ta có: \(U_{23}= U_{13}  - U_{12} \)\(\,= 12V –  4,8V= 7,2V.\)

c) Ta có: \(U_{12}= U_{13} - U_{23} \)\(\,= 24,2V - 12V = 12,2V.\)

Câu 5.

1.

a)  I\(_1\)  = I\(_2\)  = 0,15A

b) U\(_{13}\)  = U\(_{12}\)  + U\(_{23}\)= 8A

c ) U\(_{23}\) = 3,5 V

2. Cách mắc vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ  : Mắc vôn kế song song với Đ  vào hai điểm 1, 2 sao cho chốt ( + ) ở vị trí 1 và chốt ( - ) ở vị trí 2.

Vôn kế đó phải có giới hạn do (GHĐ) tối thiểu là 4,5 V.

3. Hiệu điện thế giữa hai điểm 1 và 3 không bằng 9V vì hai đầu các ampe kế và dây nối có một hiệu điện thế (\(U = 1V\)).

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Có một vật đã nhiễm điện, làm thế nào để biết được nó nhiễm điện âm hay dương?

Câu 2: Sử dụng các kí hiệu quy ước vẽ sơ đồ mạch điện gồm: Một nguồn điện có hai pin, 2 bóng đèn mắc nối tiếp, vôn kế đo đèn 1, các dây nối và một công tắc K trong trường hợp đèn sáng. Hãy xác định chiều dòng điện trong sơ đồ.

Câu 3: Tại sao trong đêm tối ta không nhìn thấy được các vật, cây cối,… nhưng ta có thể nhìn thấy được ngọn lửa?

Câu 4: Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng, cách gương 5cm.

1. Hãy vẽ ảnh của S tạo bởi gương theo hai cách

a) Áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

b) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng

2. Ảnh vẽ theo hai cách trên có trùng nhau không?

Câu 5. Hai gương phẳng G1 và G2 có mặt phản xạ quay vào nhau và tạo với nhau một góc \(\alpha \) (hình vẽ). Tia tới SI được chiếu lên gương G1 lần lượt phản xạ một lần trên gương G1 rồi một lần trên gương G2. Biết góc tới trên gương Gi bằng 300. Tìm góc \(\alpha \) để cho tia tới trên gương G1 và tia phản xạ trên gương G2 vuông góc với nhau:

ĐÁP ÁN

Câu 1:

Một vật nhiễm điện, để biết nó nhiễm điện loại gì, ta xem xét tương tác của nó với một vật nhiễm điện đã biết trước. Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.

Ví dụ: Cho vật tương tác với một vật mang điện dương. Nếu hai vật hút nhau thì nó mang điện âm, còn nếu hai vật đẩy nhau thì nó mang điện dương.

Câu 2:

Sơ đồ mạch điện:

Câu 3:

- Ta không nhìn thấy cây cối, nhà cửa vì không có ánh sáng từ các vật đó chiếu vào mắt ta.

- Nhìn thấy ngọn lửa vì ngọn lửa tự phát ra ánh sáng và ánh sáng đã truyền đến mắt ta.

Câu 4:

1. Vẽ ảnh của S theo 2 cách:

a) Áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: Vì ảnh S’ và S đối xứng nhau qua mặt gương nên ta vẽ ảnh S’ như sau:

+ Từ S vẽ tia SH vuông góc với mặt gương tại H.

+ Trên tia đối của tia HS ta lấy điểm S’ sao cho S’H = SH. S’ chính là ảnh của S qua gương cần vẽ. 

b) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng

+ Vẽ hai tia tới SI, SK và các pháp tuyến IN và KN’

+ Sau đó vẽ hai tia phản xạ IR và KR’ dựa vào tính chất góc tới bằng góc phản xạ.

+ Kéo dài hai tia phản xạ IR và KR’ gặp nhau ở đúng điểm S’ mà ta đã vẽ trong cách a.

2. Ảnh vẽ theo hai cách trên trùng nhau.

Câu 5:

Tại I theo định luật phản xạ ta có 

Tại I, theo định luật phản xạ, ta có:

\(\widehat {SIN} = \widehat {NIJ} = {30^0}\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\widehat {JIO} = \widehat {NIO} - \widehat {NIJ} = 90 - 30 = {60^0}\\\widehat {KIJ} = 2.\widehat {SIN} = 2.30 = {60^0}\,\,\,\left( 1 \right)\end{array} \right.\)

Trong tam giác IJO, ta có:

\(\begin{array}{l}\widehat {IJO} = {180^0} - \widehat {JIO} - \widehat {IOJ}\\ = {180^0} - {60^0} - \alpha  = {120^0} - \alpha \\ \Rightarrow \widehat {NJI} = {90^0} - \widehat {IJO} \\= {90^0} - \left( {{{120}^0} - \alpha } \right) = \alpha  - {30^0}\end{array}\)

Tại K, theo định luật phản xạ, ta có:

\(\widehat {IJN} = \widehat {NJK} \Rightarrow \widehat {KJI} = 2.\widehat {NJK} \\= 2\alpha  - 60\,\,\,\left( 2 \right)\)

Từ (1) và (2) ta được: \(\widehat {KIJ} + \widehat {KJI} = {60^0} + 2\alpha  - {60^0} \\= 2\alpha \)

Trong tam giác IKJ, ta có: \(\widehat {IKJ} = {180^0} - \left( {\widehat {KIJ} + \widehat {KJI}} \right)\\ = {180^0} - 2\alpha \)

Để tia tới SI trên gương G1 vuông góc với tia phản xạ JR trên gương G2 thì:

\(\widehat {IKJ} = {90^0} \Leftrightarrow {180^0} - 2\alpha  = {90^0}\\ \Rightarrow \alpha  = {45^0}\).

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Phong Phú. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF