YOMEDIA

Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Hưng Long

Tải về
 
NONE

Để giúp các em rèn luyện và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới, HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Hưng Long để giúp các em học sinh có thể tự ôn luyện. Mời các em tham khảo nội dung chi tiết tại đây!

Chúc các em đạt kết quả cao tất cả các môn trong kỳ thi sắp tới.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS HƯNG LONG

ĐỀ ÔN TẬP HÈ NĂM 2021

MÔN VẬT LÝ 7

Thời gian 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Theo em kết luận nào sau đây là sai?

A. Tai của người nghe được hạ âm và siêu âm.

B. Hạ âm là những âm thanh có tần số nhỏ hơn 20HZ.

C. Máy phát siêu âm là máy phát ra âm thanh có tần số lớn hơn 20000Hz.

D. Một số động vật có thể nghe được âm thanh mà tai người không nghe được.

Câu 2. Chọn phát biểu đúng:

A. Tần số là số lần dao động trong 1 giây.

B. Đơn vị tần số là đề xi ben.

C. Tần số là số lần dao động trong 10 giây.

D. Tần số là đại lượng không có đơn vị.

Câu 3. Hãy chọn câu trả lời sai:

A. Biên độ dao dộng là độ lệch lớn nhất của vật khi dao động so với vị trí ban đầu (không dao động).

B. Biên độ dao động của dây dàn phụ thuộc độ to, nhỏ của dây đàn.

C. Âm phát ra càng nhỏ khi biên độ dao động càng bé.

D. Đê xi ben (dB) là đơn vị đo độ to cùa âm.

Câu 4. Khi nào thì tai có thể nghe được âm to nhất?

A. Âm phát ra đến tai cùng một lúc với âm phản xạ;

B. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ;

C. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ đi nơi khác không đến tai;

D. Cả ba trường hợp trên.

Câu 5. Những câu sau đây, câu nào là không đúng?

A. Trong hang động, nếu có nguồn âm. thì sẽ có tiếng vang.

B. Âm thanh truyền đi gặp vật chắn thì dội ngược lại gọi là âm phản xạ.

C. Để có được tiếng vang, thì âm phản xạ phải đến sau ${1 \over {15}}$ giây so với âm phát ra.

D. Vật làm cho âm dội ngược lại được gọi là vật phản xạ âm.

Câu 6. Hãy xác định câu sai trong các câu sau đây:

A. Những vật có bề mặt nhẵn, cứng phản xạ âm tốt.

B. Những vật có bề mặt mềm, gồ ghề phản xạ âm tôt.

C. Mặt tường sần sùi, mềm, gồ ghề hấp thụ âm tốt.

D. Bức tường càng lớn, phản xạ âm càng tốt.

Câu 7. Những vật hấp thụ âm tốt là vật:

A. phản xạ âm tốt.                                                 

B. phản xạ âm kém.

C. có bề mặt nhẵn, cứng.                                       

D. có bề mặt hấp thụ tốt ánh sáng.

Câu 8. Trường hợp nào sau đây là có ô nhiễm tiếng ồn?

A. Tiếng còi ô tô, còi tàu hỏa nghe thấy khi đi trên dường.

B. Âm thanh phát ra từ loa ở buổi hòa nhạc, ca nhạc.

C. Tiếng nô đùa của học sinh trong giờ ra chơi.

D. Tiếng máy cày cày trên ruộng khi gần lớp học.

Câu 9. Trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm tiềng ồn:

A. Gần đường ray xe lửa.     

B. Gần sân bay.

C. Gần ao hồ.                                             

D. Gần đường cao tốc.

Câu 10. Để chống ô nhiễm tiếng ồn, người ta thường sử dụng các biện pháp:

A. Làm trần nhà bằng xốp.                       

B. Trồng cây xanh.

C. Bao kín các thiết bị gây ồn.                   

D. Tất cả các biện pháp trên.

II: Tự luận

Câu 1 (2đ):

a, Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng. Hãy giải thích tại sao?

b, Biết rằng lúc đầu cả tóc và lược nhựa đều chưa nhiễm điện, nhưng sau khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện, trong đó lược nhựa nhiễm điện âm.

+ Hỏi sau khi chải tóc, tóc bị nhiễm điện gì?

+ Vì sao có những lần chải tóc, ta thấy có một vài sợi tóc dựng thẳng đứng lên?

Câu 2 (2,5đ)

a, Nêu quy ước chiều dòng điện?

b, Hãy dùng các kí hiệu, vẽ lại sơ đồ mạch điện sau và dung mũi tên để biểu diễn chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện vừa vẽ.

Câu 3 (0,5đ): Có 5 vật A, B, C, D, E được nhiễm điện do cọ xát. Biết rằng A đẩy B, B hút C, C hút D và D đẩy E. Hỏi A và E nhiễm điện cùng loại hay khác loại?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

A

A

B

A

A

6

7

8

9

0

B

B

D

C

D

PHẦN II – TỰ LUẬN

Câu 1:

Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng do các vật này bị nhiễm điện do cọ xát, sau đó chúng hút các vật nhỏ.

Lược nhựa nhiễm điện âm nên tóc nhiễm điện dương, các sợi tóc và lược nhiễm điện trái dấu nên nó hút nhau, các sợi tóc bị hút dựng đứng lên.

Câu 2:

Quy ước: Chiều dòng điện là chiều dịch chuyển của các hạt mang điện dương.

Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. 

Sơ đồ có mạch điện:

Câu 3:

Biết rằng A đẩy B, B hút C, C hút D và D đẩy E.

D đẩy E nên D và E cùng dấu,

C hút D nên C trái dấu với D, nên E và C trái dấu;

B hút C nên B trái dấu với C, nên E và B cùng dấu;

A đẩy B nên A cùng dấu với B, nên E và A cùng dấu

Vậy: A và E cùng dấu. 

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Chọn cụm từ điền vào chồ trống để kết luận dưới đây là đúng nhất:

Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi……………………           

A. xung quanh ta có ánh sáng.

B. có ánh sáng truyền vào mắt ta.

C. ta mở mắt. 

D. không có vật chắn sáng.

Câu 2. Chọn câu đúng:

A. Vật được chiếu sáng là nguồn sáng.

B. Vật sáng tự nó không phát ra ánh sáng.

C. Vật được chiếu sáng không phải là nguồn sáng.

D. Vật sáng gồm nguồn sáng và vật được chiếu sáng.

Câu 3. Chùm sáng nào dưới đây (Hình 9) là chùm sáng hội tụ?

A. Hình a.   

B. Hình c. 

C. Hình b. 

D. Hình d.

Câu 4. Vùng bóng tối là vùng

A. nằm trên màn chắn không được chiếu sáng.

B. nằm trước vật cản.

C. ở sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

D. không được chiếu sáng.

Câu 5. Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách người 1,6 mét. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?

A. 0,8m   

B. 1,25m   

C. 2,5m   

D. 1,6m

Câu 6. Một gương phẳng đặt nghiêng góc 45° so với phương nằm ngang, chiếu một chùm tia tới theo phương nằm ngang lên mặt gương. Hỏi gương tạo ra chùm tia phản xạ như thế nào?

A . song song hướng thẳng đứng xuống phía dưới.

B. song song, ngược lại.

C. phản xạ xiên góc 30° với gương.

D. là chùm sáng phân kì.

Câu 7. Điều lợi của việc lắp gương cầu lồi so với lắp gương phẳng ở phía trước người lái xe ô tô, xe máy là:

A. ảnh của các vật trong gương cầu lồi nhỏ hơn.

B. nhìn rõ hơn.

C. ảnh của vật trong gương cầu lồi gần mắt hơn.

D. vùng quan sát được trong gương cầu lồi lớn hơn.

Câu 8. Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:

 Gương cầu lõm có mặt phản xạ là mặt………………         

A. ngoài của một phần mặt cầu.   

B. cong.

C. trong của một phần mặt cầu.   

D. lõm.

Câu 9. Khi gẩy vào dây đàn ghi-ta thì người ta nghe, được âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh đó là:

A. hộp đàn.               

B. dây đàn dao động.

C. ngón tay gảy đàn. 

D. không khí xung quanh dây đàn.

Câu 10. Kéo căng sợi dây cao su. Dùng tay bật sợi dây cao su đó. Ta nghe âm thanh. Nguồn âm là:

A. sợi dây cao su.       

B. bàn tay.

C. không khí.       

D. Tất cả các vật nêu trên.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

B

D

B

C

A

6

7

8

9

10

A

D

C

B

A

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Vật dụng nào sau đây không có dòng điện chạy qua

A. Điện thoại đang thực hiện cuộc gọi

C. Loa đang phát nhạc

B. Bòng đèn đang sáng

D. Ti vi chưa cắm điện

Câu 2: Chọn câu trả lời đúng: Đưa hai vật đã bị nhiễm điện lại gần nhau thì:

A. Có thể hút hoặc đẩy nhau tùy theo chúng nhiễm điện cùng dấu hay trái dấu

B. Chúng hút nhau rồi sau đó lại đẩy nhau

C. Chúng luôn hút nhau

D. Chúng luôn đẩy nhau

Câu 3: Dụng cụ nào dưới dây hoạt động nhờ tác dụng nhiệt của dòng điện

A. Bóng đèn dây tóc

C. Bóng đèn bút thử điện      

B. Đèn LED

D. Quạt điện

Câu 4: Dòng điện trong kim loại là gì?

A. Là dòng chất lỏng dịch chuyển có hướng

B. Là dòng các electron dịch chuyển có hướng

C. Là dòng các hạt nhân nguyên tử dịch chuyển có hướng

D. Là dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng

Câu 5: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lý của dòng điện?

A. Dòng điện chạy qua cơ thể gây co giật các cơ

B. Dòng điện chạy qua quạt là quạt quay

C. Dòng điện chạy qua bếp điện làm bếp điện nóng lên

D. Dòng điện chạy qua mỏ hàn làm mỏ hàn nóng lên

Câu 6, Vật liệu nào sau đây là chất cách điện?

A. Nhôm                          

B. Sắt

C. Bạc                              

D. Nhựa

Câu 7: Để mạ kẽm cho một dây thép thì cách làm nào sau đây là đúng

A. Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch

B. Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này

C. Nối cuộn dây thép với cực dương của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch này một thời gian.

D. Nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch này một thời gian.

Câu 8: Nam châm điện hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?

A. Tác dụng nhiệt 

C. Tác dụng từ           

B. Tác dụng hóa học 

D. Tác dụng sinh lý

Câu 9: Chất nào sau đây là chất cách điện tốt nhất

A. Sứ                                

B. Cao su 

C. Nhựa                             

D. Gỗ

Câu 10: Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây

A. Tác dụng phát sáng

C. Tác dụng từ           

B. Tác dụng phát ra âm thanh

D. Tác dụng hóa học

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

D

A

A

B

A

6

7

8

9

10

D

D

C

A

B

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Dòng điện chạy qua đèn nào sau đây làm phát sáng chất khí?

A. Đèn của bút thử điện

C. Đèn LED

B. Đèn dây tóc đui cài

D. Đèn dây tóc đui xoáy

Câu 2: Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện dương. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây?

A.Vật đó nhận thêm điện tích dương 

C.Vật đó mất bớt điện tích dương

B.Vật đó nhận thêm electron

D.Vật đó mất bớt electron

Câu 3: Trong các vật dưới đây, vật nào không có chứa electron tự do?

A.Một đoạn dây đồng 

C.Một đoạn dây sắt

B.Một đoạn dây thép

D.Một đoạn dây nhựa

Câu 4: Trong số các chất dưới đây, chất nào không phải là chất cách điện?

A. Nhựa                           

B. Cao su

C. Than chì                      

D. Gỗ khô

Câu 5: Ta nhận biết được vật nhiễm điện dương vì vật đó có khả năng:

A. Đẩy thanh nhựa đã cọ xát vào mảnh vải khô

B. Hút cực bắc của kim nam châm

C. Hút cực dương của nguồn điện

D. Đẩy thanh thủy tinh bị cọ xát vào lụa

Câu 6: Thiết bị điện nào sau đây hoạt động không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?

A. Bóng đèn dây tóc            

B. Quạt máy

C. Nồi cơm điện                   

D. Bàn ủi

Câu 7: Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào dưới đây?

A. Áp sát thước nhựa vào một cực của pin

B. Hơ nóng nhẹ thước nhựa trên ngọn lửa

C. Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô

D. Áp sát thước nhựa vào một đầu của một thanh nam châm

Câu 8: Dùng một mảnh len cọ sát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy. Vì sao?

A. Vì mảnh phim nhựa được làm sạch bề mặt

B. Vì mảnh phim nhựa có tính chất từ như nam châm

C. Vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện

D. Vì mảnh phim nhựa bị nóng lên

Câu 9: Loại hạt nào dưới đây khi chuyển động có hướng thì không tạo thành dòng điện?

A. Các hạt mang điện tích dương 

C. Các hạt nhân nguyên tử

B. Các hạt mang điện tích âm

D. Các nguyên tử

Câu 10: Chọn phát biểu sai

A. Bóng đèn tròn phát sáng là do dòng điện chạy qua dây tóc, làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng

B. Điôt phát quang phát sáng là do các bản cực nóng lên và phát sáng

C. Bóng đèn của bút thử điện phát sáng là do dòng điện chạy qua chất khí trong đèn.

D. Bóng đèn huỳnh quang phát sáng là do dòng điện kích thích lớp bột phát quang được phủ bên thành trong bóng đèn phát sáng

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

A

D

D

C

D

6

7

8

9

10

B

C

C

D

B

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Nguồn sáng có đặc điểm gì?

A. Truyền ánh sáng đến mắt ta.                   

B. Tự nó phái ra ánh sáng.

C. Phản chiếu ánh sáng.                             

D. Chiếu sáng các vật xung quanh.

Câu 2. Chùm sáng nào dưới đây là chùm sáng phân kì.

A.Hình a. 

B. Hình c. 

C. Hình b. 

D. Hình d.

Câu 3. Chiếu một tia tới lên một gương phẳng (Hình 12).

Biết góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ bằng 30°. Giữ nguyên gương phẳng, muốn cho góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ 90° thì phải điều chỉnh cho góc tới tăng thêm bao nhiêu độ?

A. 15°.                

B. 30°.

C. 45°.                

D. 60°.

Câu 4. Nhận xét nào dưới đây đúng khi quan sát ảnh của một ngọn nến đang cháy trong một gương cầu lồi treo thăng đứng?

A. Ảnh ngược chiều với chiều của vật.

B. Ảnh không có phương thẳng đứng như ngọn nến.

C. Ảnh cùng chiều với chiều ngọn nến.

D. A, B đều đúng.

Câu 5. Khi luồng gió thổi qua rừng cây, ta nghe âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh là

A. luồng gió.     

B. luồng gió và lá cây đều dao động.

C. lá cây.             

D. thân cây.

Câu 6. Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất trong số các dao động sau đây:

A. Vật trong 5 giây có 500 dao động và phát ra âm thanh.

B. Vật dao động phát ra âm thanh có tần số 200 Hz

C. Trong một giây vật dao động được 70 dao động.

D. Trong một phút vật dao động được 1000 dao động.

Câu 7. Khi đo độ to của các âm thanh, âm thanh của tiếng nói chuyện bình thường có độ to là:

A. 40 dB. 

B. 50 dB. 

C. 60 dB. 

D. 70 dB.

Câu 8. Khi nghiên cứu sự truyền âm thanh người ta đã có những nhận xét sau, hãy chọn câu trả lời sai:

A. Để nghe được âm thanh từ vật phát ra thì phải có môi trường truyền âm.

B. Không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém.

C. Sự truyền âm thanh là sự truyền dao động âm.

D. Không khí là môi trường truyền âm tốt nhât.

Câu 9. Chọn câu đúng:

A. Chỉ có hạ âm mới cho âm phản xạ.

B. Chỉ có siêu âm mới cho âm phản xạ.

C. Chỉ có âm nghe được mới cho âm phản xạ.

D. Âm với tần số bất kì đều cho âm phản xạ.

Câu 10. Khi người làm việc trong điều kiện ở nhiễm tiếng ồn thì phải bảo vệ bằng cách:

A. bịt lỗ tai để giảm tiếng ồn.                       

C. thay động cơ của máy nổ.

B. tránh xa vị trí gây tiếng ồn.                     

D. gắn hệ thống giảm âm vào ống xả.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

B

D

B

C

B

6

7

8

9

10

B

A

D

D

A

...

---(Nội dung đề và đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Hưng Long. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF