YOMEDIA

Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Trưng Vương

Tải về
 
NONE

Xin mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Trưng Vương có đáp án chi tiết dưới đây nhằm giúp các em học sinh có thêm tư liệu tham khảo để chuẩn bị cho kì thi sắp tới thật tốt. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

“Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.”

(Trích Ngữ văn 7, tập 2, tr.43, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra phép điệp ngữ và nêu tác dụng của phép điệp ngữ đó trong câu: “Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được.”

Câu 3 (1,0 điểm): Theo em, sai lầm sẽ đem đến tổn thất gì? Và đúc kết bài học gì?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về tính kiên nhẫn.

Câu 2 (4,0 điểm): Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật Phương Định trong đoạn trích Những ngôi sao xa xôi (Ngữ văn 9, tập 2) của tác giả Lê Minh Khuê.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Phương thức biểu đạt chính nghị luận

Câu 2 (1,0 điểm):

Điệp từ ngữ: "cũng" "sợ" "thực tế" => nhấn mạnh, làm tăng cường điệu của việc sợ hãi thất bại, không dám nhìn thực tế.

Câu 3 (1,0 điểm):

Sai lầm đem đến những tổn thất và bài học quý giá trong cuộc đời:

- Sai lầm đem đến những tổn thất về cả vật chất, tinh thần (nỗi buồn, sự chán nản, tuyệt vọng,...)

- Sai lầm cũng đem đến những bài học kinh nghiệm, bài học về ý chí, nghị lực; bài học về cách đối nhân xử thế, cách sống, cách làm người,..

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tính kiên nhẫn là một trong những đức tính quan trọng trong mỗi cá nhân chúng ta.

- Giải thích: Tính kiên nhẫn là sự kiên trì, nhẫn nại trong mỗi sự vật, sự việc, khi bản thân gặp khó khăn.

- Biểu hiện: Trong mọi hoàn cảnh, mọi công việc biết suy nghĩ kỹ lưỡng, kiên trì chờ đợi, đợi một thời điểm, thời cơ thích hợp...

- Vai trò, ý nghĩa: Giúp bản thân trưởng thành hơn, vượt qua được khó khăn, rèn luyện bản thân tốt hơn

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc kỹ các đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4.

Trích 1:

“Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”

Câu 1. Đoạn thơ trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai ? (0,5 điểm)

Câu 2. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối. (1,0 điểm)

Trích 2: “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.”

(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2014, tr.195).

Câu 3. Tìm hai từ láy được sử dụng trong đoạn văn. (0,5 điểm)

Câu 4. Hai câu văn đầu liên kết với nhau bằng phép liên kết gì ? Từ ngữ nào dùng để liên kết ? (1,0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm).

“Thời gian là vàng”.

Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) nêu suy ngẫm của bản thân về câu ngạn ngữ trên.

Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.”

(Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy, SGK Ngữ văn lớp 9, tập một, NXB Giáo dục, 2014, tr.156)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Trích 1:

Câu 1. Đoạn thơ trích trong tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Câu 2. Biện pháp tu từ so sánh. Tác dụng:

- Biển rất giàu đẹp: cho con người cá, cung cấp nguồn hải sản vô cùng phong phú.

- Biển cả đối với ngư dân cũng rất ý nghĩa thủy chung, bao la như lòng mẹ chờ che nuôi nấng họ lớn lên, bao bọc họ với một tình cảm trìu mến, thân thương.

Trích 2: “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.”

Câu 3. hai từ láy được sử dụng: ngơ ngác, lạ lùn

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Nắng trong mắt những ngày thơ bé

Cũng xanh mơn như thể lá trầu

Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau

Chở sớm chiều tóm tém

Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm

Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài

Bóng bà đổ xuống đất đai

Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt

Rủ rau má, rau sam

Vào bát canh ngọt mát

Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình.

(Trích Thời nắng xanh, Trương Nam Hương theo vannghequandoi.com.vn)

a. Xác định thể thơ của đoạn trích. (0,5 điểm)

b. Nêu khái quát nội dung của đoạn trích. (0,5 điểm)

c. Phân tích hiệu quả của nghệ thuật so sánh được sử dụng trong các câu thơ:

Nắng trong mất những ngày thơ bé/ Cũng xanh mơn như thể lá trầu (1,0 điểm)

d. Cảm nhận của em. về hình ảnh người bà và tỉnh cảm bả cháu được thẻ hiện trong đoạn thơ trên. (1,0 điểm)

Câu 2 (2.0 điểm)

Nhà khoa học người Anh, Michael Faraday, từng chia sẻ: “Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ côn tình người ở lại"

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) trình bảy suy nghĩ của em về câu nói trên.

Câu 3 (5,0 điểm)

(...) Công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Những cái máy vườn trạm khí tượng nào cũng có. Dãy núi này có ảnh hưởng quyết định với gió mùa đông bắc đối với miền Bắc nước ta. Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu (...) Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.

(...) Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. 

(Trích Lặng Lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2006, tr.180)

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Trưng Vương. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF