Mời các em cùng tham khảo:
Nội dung tài liệu Bài tập về Dòng điện không đổi chương trình tích hợp nâng cao bao gồm phần đề 20 câu hỏi trắc nghiệm, đáp án và lời giải chi tiết để các em họ sinh có thể ôn tập và củng cố các kiến thức môn Vật Lý 11 và chuẩn bị tốt cho kì sắp tới. Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao.
TRẮC NGHIỆM VỀ DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
CHƯƠNG TRÌNH TÍCH HỢP - NÂNG CAO
Câu 1: Một nguồn điện 9 V, điện trở trong 1 Ω được nối với mạch ngoài có hai điện trở giống nhau mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua nguồn là 1 A. Nếu 2 điện trở ở mạch ngoài mắc song song thì cường độ dòng điện qua nguồn là
A. 3 A.
B. 1/3 A.
C. 9/4 A.
D. 2,5 A
Câu 2: Một điện trở R1 được mắc vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong r = 4Ω thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ I1=1,2A. Nếu mắc thêm một điện trở R2 = 2Ω nối tiếp với điện trở R1 thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ I2=1A. Giá trị của điện trở R1 bằng
A. 5Ω
B. 6Ω
C. 7Ω
D. 8Ω
Câu 3: Khi mắc điện trở R1 = 4Ω vào hai cực của một nguồn điện thì dòng điện trong mạch có cường độ 0,5 A. Khi mắc điện trở R2 = 10Ω thì dòng điện trong mạch có cường độ 0,25 A. Tính suất điện động và điện trở trong của nguồn điện
A. E = 3V, r = 2Ω
B. E = 2V, r = 3Ω
C. E = 6V, r = 3Ω
D. E = 2V, r = 6Ω
Câu 4: Nguồn điện (E,r), khi điện trở mạch ngoài là R1 = 2Ω thì cường độ dòng điện qua R1 là I1=8. Khi điện trở mạch ngoài là R2 = 5Ω thì hiệu điện thế hai đầu nguồn là U2=25V. Tìm E và r.
A. E = 20V, r = 2Ω
B. E = 40V, r = 3Ω
C. E = 20V, r = 3Ω
D. E = 40V, r = 2Ω
Câu 5: Hai điện trở R1 = 2Ω, R2 = 6Ω , mắc vào nguồn (E, r). Khi R1 nối tiếp R2 cường độ trong mạch là 0,5A. Khi R1 song song R2 thì cường độ trong mạch là 1,8A. Tính E và r.
A. E = 9V, r = 2Ω
B. E = 2V, r = 1Ω
C. E = 4,5V, r = 1Ω
D. E = 4V, r = 2Ω
Câu 6: Biết rằng điện trở mạch ngoài của một nguồn điện tăng từ R1=3Ω đến R2=10,5Ω thì hiệu suất của nguồn tăng gấp 2 lần. Điện trở trong của nguồn bằng
A. 6Ω
B. 8Ω
C. 7Ω
D. 9Ω
Câu 7: Mắc một điện trở 14Ω vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong là 1Ω thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện này là 8,4V. Công suất mạch ngoài và công suất của nguồn điện lần lượt bằng
A. PN = 5,04W; Png = 5,4W
B. PN = 5,4W; Png = 5,04W
C. PN = 84 W; Png = 90W
D. PN = 204,96W; Png = 219,6W
Câu 8. Một điện trở 4Ω được mắc vào nguồn điện có suất điện động E=1,5V để tạo thành một mạch điện kín thì công suất toả nhiệt ở điện trở này bằng 0,36W. Điện trở trong của nguồn điện
A. 0,5Ω
B. 0,25Ω
C. 5Ω
D. 1Ω
Câu 9. Cho mạch điện kín như hình vẽ, bỏ qua điện trở của dây nối, nguồn điện có điện trở trong bằng 2Ω, điện trở R = 20Ω. Hiệu suất của nguồn điện là
A. 83,3%
B. 90%
C. 88,3%
D. 99%
Câu 10: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R1 = 5Ω, R2 = 10Ω, R3 = 3Ω, E = 6V, r = 2Ω Tính hiệu điện thế hai đầu điện trở R1
A. 5V
B. 9V
C. 1,5V
D. 3V
Câu 11: Cho mạch điện như hình vẽ, 2 pin có cùng suất điện động E = 1,5V điện trở trong r= 1Ω. Hai đèn giống nhau có ghi 3V – 0,75W. Tính hiệu điện thế giữa 2 cực của mỗi pin?
A. 2,25 W.
B. 1,125 W.
C. 3,75 W.
D. 11,25 W
Câu 12: Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở của dây nối, biết E1=3V; r1=1Ω; E 2= 6V; r2 = 1Ω; cường độ dòng điện qua mỗi nguồn bằng 2A. Điện trở mạch ngoài có giá trị bằng
A. 2Ω
B. 2,4Ω
C. 4,5Ω
D. 2,5Ω
...
-----(Để xem đầy đủ nội dung của tư liệu, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)-----
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm về Dòng điện không đổi môn Vật Lý 11 năm 2020 chương trình tích hợp - nâng cao có lời giải chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung của tài liệu, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Chúc các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.