YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề Tương tác cộng gộp Sinh học 12 có lời giải chi tiết

Tải về
 
NONE

Bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề Tương tác cộng gộp Sinh học 12 có lời giải chi tiết do Hoc247 đã tổng hợp và biên soạn bao gồm 45 bài tập trắc nghiệm ôn tập kiến thức dạng toán tương tác cộng gộp của quy luật tương tác gen trong chương trình Sinh học 12. Mời các em tham khảo tại đây!

ADSENSE
YOMEDIA

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TƯƠNG TÁC CỘNG GỘP SINH HỌC 12 CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 41. Ở đậu thơm, sự có mặt của 2 gen trội A, B trong cùng kiểu gen qui định màu hoa đỏ, các tổ hợp gen khác chỉ có 1 trong 2 loại gen trội trên, cũng như kiểu gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình hoa màu trắng. Cho biết các gen phân li độc lập trong quá trình di truyền. lai 2 giống đậu hoa trắng thuần chủng, F1 thu được toàn hoa màu đỏ. Cho F1 giao phấn với hoa trắng thu được F2 phân tính theo tỉ lệ 37.5% đỏ: 62,5% trắng. Kiểu gen hoa trắng đem lai với F1 là:

A. Aabb hoặc aaBb              B. Aabb hoặc AaBB               C. aaBb hoặc AABb   D. AaBB hoặc AABb

Câu 42. Lai 2 dòng bí thuần chủng quả tròn, thu được F1 toàn quả dẹt; cho F1 tự thụ phấn F2 thu được 271 quả dẹt : 179 quả tròn : 28 quả dài. Kiểu gen của F1 là:

A. Aabb x aaBB                   B. AaBb x AaBb                    C. AaBB x Aabb                    D. AABB x aabb

Câu 43. Khi có hiện tượng một gen qui định nhiều tính trạng thì tỷ lệ phân ly kiểu gen và kiểu hình của phép lai nhiều cặp tính trạng tương tự như phép lai

A. hai cặp tính trạng.            B. một cặp tính trạng.                         C. ba cặp tính trạng.   D. nhiều cặp tính trạng.

Câu 44. Ở chuột, gen trội A quy định lông màu vàng, một gen trội B khác độc lập với A quy định lông màu đen, khi có mặt cả 2 gen trội trên trong kiểu gen thì chuột có màu xám, chuột có kiểu gen đồng hợp lặn có màu kem. Cho chuột đực lông vàng lai với chuột cái lông đen, ở F1 nhận được tỷ lệ phân tính 1 lông xám : 1 lông vàng. Chuột bố, mẹ phải có kiểu gen

A. Aabb x aaBB.                  B. AAbb x aaBb.                    C. AaBB x aabb.        D. AaBb x AaBB.

Câu 45. Cho cây hoa đỏ lai với cây hoa trắng và thu được F1 toàn hoa đỏ. Người ta cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 với tỉ lệ phân li kiểu hình là 245 cây hoa trắng và 315 cây hoa đỏ. Hiện tượng di truyền nào đã chi phối tính trạng màu sắc của hoa?

A. Phân li độc lập.                B. Tương tác bổ trợ.   C. Tương tác cộng gộp. D. Tương tác gen đa hiệu.

Câu 46. Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện nhiều tính trạng khác nhau được gọi là

A. tương tác bổ sung                                                B. tương tác cộng gộp.          

C. phân li độc lập.                                                    D. tác động đa hiệu của gen.

Câu 47. Gen đột biến HbS ở người làm biến đổi hồng cầu từ dạng hình đĩa lõm hai mặt thành dạng hình lưỡi liềm, dạng hồng cầu này có thể bị vỡ, vón lại gây tắc các mạch máu nhỏ và gây hàng loạt các rối loạn bệnh lý ở người. Đây là ví dụ về

A. tác động đa hiệu của gen.

B. tác động cộng gộp giữa các gen.

C. một gen có thể tạo ra nhiều loại mARN khác nhau.

D. một gen có thể điều khiển hoạt động của nhiều gen khác.

Câu 48. Ví dụ nào sau đây minh họa cho hiện tượng gen đa hiệu?

A. Ở ruồi giấm, gen quy định tính trạng cánh cụt đồng thời quy định chu kì sống giảm, đốt thân ngắn.

B. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, gen a quy định hạt xanh; gen B quy định vỏ hạt trơn, gen b quy định vỏ hạt nhăn.

C. Màu da của người do các gen A, B và C cùng quy định.

D. Ở một loài thực vật màu hoa đỏ do sự có mặt cả hai gen trội A và B nằm trên hai NST khác nhau.

Câu 49. Ở một loài thực vật, hình dạng hoa do sự tương tác bổ sung của 2 gen không alen phân li độc lập nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Biết kiểu gen (A-B-) cho kiểu hình hoa kép, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa đơn. Cho cây dị hợp 2 cặp gen tự thụ được F1 sau đó cho F1 giao phấn tự do với nhau cho ra đời F2. Có bao nhiêu phép lai cho F2 với sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 : 1 ?

A. 6                                       B. 8                                         C. 10                                       D. 12

Câu 50. Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; nếu chỉ có một loại alen trội A hoặc B hoặc không có alen trội thì cho kiểu hình hoa trắng. Lai hai cây (P) có hoa trắng thuần chủng với nhau thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 lai với cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn về hai cặp gen nói trên thu được Fa. Biết rằng không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở Fa

A. 9 cây hoa trắng : 7 cây hoa đỏ.                                        B. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.

C. 1 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ.                                        D. 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ.

Câu 51. Ở một loài hoa có 2 gen phân li độc lập cùng kiểm soát sự hình thành sắc tố đỏ của hoa là A, B. Hai gen này hoạt động theo con đường hoá sinh như sau: Chất không màu  Chất không màu  Sắc tố đỏ. Các alen lặn tương ứng là a, b không có chức năng trên. Một cây hoa đồng hợp về cả 2 alen trội được lai với cây hoa không màu đồng hợp về cả 2 alen lặn. Tất cả các cây F1 đều có hoa màu đỏ. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, tỉ lệ các cây có hoa không màu ở F2

A. 6/16.                                 B. 1/16.                                   C. 7/16.                                   D. 9/16.

Câu 52. Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn được thế hệ con có tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ.Cho cây F1 tự thụ phấn được các hạt lai F2. Xác suất để có được 3 cây hoa đỏ trong 4 cây con ở đời F2 là bao nhiêu ?

A. 0,31146                            B. 0,177978                            C. 0,07786                              D. 0,03664

Câu 53. Ở một loài cây, màu hoa do hai cặp gen không alen tương tác tạo ra. Cho hai cây hoa trắng thuần chủng giao phấn với nhau được F1 toàn ra hoa đỏ. Tạp giao với nhau được F2 có tỉ lệ 9 đỏ : 7 trắng. Khi lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ cho tự thụ phấn thì xác suất để ở thế hệ sau không có sự phân li kiểu hình là:

A. 9/7                                    B. 9/16                                    C. 1/3                                      D. 1/9

Câu 54. Ở một loài đậu, kiểu gen A-B- qui định màu hoa đỏ, các kiểu gen khác và aabb cho hoa màu trắng. Lai giữa hai cây đậu thuần chủng hoa trắng với nhau được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 lai với một loại đậu khác ở F2 thu được kết quả 200 cây hoa trắng và 120 cây hoa đỏ. Nếu cho F1 giao phấn với nhau thì ở kết quả lai sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính:

A. 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng.                                                     B. 15 hoa trắng : 1 hoa đỏ.

C. 15 hoa đỏ :1 hoa trắng.                                                    D. 9 hoa trắng: 7 hoa đỏ.

Câu 55. Ở một loài thực vật, chiều cao cây được quy định bởi 3 gen nằm trên các NST khác nhau, mỗi gen có 2 alen. Những cá thể chỉ mang các alen lặn là những cá thể thấp nhất với chiều cao 150cm. Sự có mặt của mỗi alen trội trong kiểu gen sẽ làm cho chiều cao của cây tăng thêm 10cm. Cho cây cao nhất lai với cây thấp nhất được F1. Cho các cây F1 lai với nhau. Tỷ lệ phân ly kiểu hình ở đời F2

A. 27:9:9:9:3:3:3:1.                                                               B. 1:6:15:20:15:6:1.

C. 1 :1 :1 :1 :1 :1 :1.                                                              D. 1 :4 :6 :4 :1.

Câu 56. Ở một loài màu sắc hoa do hai cặp gen (Aa và Bb) không cùng lôcut tương tác bổ sung hình thành nên. Trong đó, nếu có cả hai gen trội A và B hoa sẽ biểu hiện màu đỏ, nếu chỉ có 1 trong 2 alen trội hoặc không có alen trội nào thì cây hoa có màu trắng. Khi cho hai cây hoa đỏ và hoa trắng lai với nhau được thế hệ F1 phân li theo tỉ lệ: 1/2 hoa đỏ : 1/2 hoa trắng. Kiểu gen của hai cá thể bố mẹ đem lai là

A. AaBB x aaBB.                B. AaBb x Aabb.                    C. AABb x aaBb.       D. AaBb x AaBB.

Câu 57. Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 215 cây hoa trắng và 281 cây hoa đỏ. Tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật

A. Phân li độc lập.                B. tương tác cộng gộp.           C. tương tác bổ sung.      D. trội lặn hoàn toàn.

Câu 58. Khi P có n cặp gen dị hợp phân li độc lập cùng tương tác với nhau để hình thành lên một tính trạng, thì sự phân li kiểu hình ở F1 sẽ là một biến dạng của sự triển khai biểu thức

A. (1 : 2 : 1)n.                        B. 9 : 3 : 3 : 1.             C. 9 : 7.                       D. (3 : 1)n.

Câu 59. Ở một loài thực vật, tính trạng về màu sắc hoa do hai gen không alen quy định. Cho cây hoa tím giao phấn với cây hoa tím thu được F1 có 163 cây hoa tím, 107 cây hoa đỏ và 18 cây hoa trắng. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây hoa đỏ ở F1 dị hợp trong số cây hoa đỏ ở F1

A. 2/3.                                   B. 3/8.                                     C. 1/8.                         D. 1/6.

Câu 60. Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu hoa. Kiểu gen A-B-: hoa đỏ, A-bb và aaB- hoa hồng, aabb: hoa trắng. Phép lai P: aaBb x AaBb cho tỉ lệ các loại kiểu hình ở F1 là bao nhiêu?

A. 3 đỏ: 4 hồng: 1 trắng.                                                      B. 1 đỏ: 3 hồng: 4 trắng.

C. 4 đỏ: 3 hồng: 1 trắng.                                                      D. 3 đỏ: 1 hồng: 4 trắng.

Câu 61. Cho hai dạng bí ngô thuần chủng quả tròn lai với nhau, F1 100% quả dẹt. Cho F1 giao phấn với nhau được F2: 9 dẹt : 6 tròn: 1 dài. Nếu cho F1 lai với cây có kiểu gen Aabb, tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ lai là

A. 1 quả dẹt : 2 quả tròn : 1 quả dài.                                    B. 3 quả dẹt : 4 quả tròn : 1 quả dài.

C. 4 quả dẹt : 3 quả tròn : 1 quả dài.                                    D. 2 quả dẹt : 1 quả tròn : 1 quả dài.

Câu 63. Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; nếu chỉ có một loại alen trội A hoặc B hoặc không có alen trội thì cho kiểu hình hoa trắng. Lai hai cây (P) có hoa trắng thuần chủng với nhau thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 lai với cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn về hai cặp gen nói trên thu được Fa. Biết rằng không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở Fa là

A. 9 cây hoa trắng : 7 cây hoa đỏ.                                        B. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.

C. 1 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ.                                        D. 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ.

Câu 64. Ở ngô, chiều cao thân cây di truyền theo quy luật tương tác gen. Cho 2 giống ngô thân cao giao phấn với nhau thu được tỉ lệ 9 thân cao: 7 thân thấp. Nếu cây thân cao ở thế hệ P lai với cây thân thấp có kiểu gen dị hợp, thu được tỉ lệ kiểu gen:

A. 2:2:1:1:1:1                                                                        B. 3:6:3:1:2:1

C. 3 : 1                                                                                  D. 9:3:3:1

Câu 65. Ở chuột, gen trội A quy định lông màu vàng, một gen trội B khác độc lập với A quy định lông màu đen, khi có mặt cả 2 gen trội trên trong kiểu gen thì chuột có màu xám, chuột có kiểu gen đồng hợp lặn có màu kem. Để chuột F1 thu được tỷ lệ phân tính 3 chuột xám : 1 chuột đen. Chuột bố, mẹ phải có kiểu gen

A. AaBB x AABb.                                                               B. AaBb x  AaBB.                 

C. AaBB x AAbb.                                                               D. AaBb x aabb.

Câu 66. Ở chuột, gen trội A quy định lông màu vàng, một gen trội B khác độc lập với A quy định lông màu đen, khi có mặt cả 2 gen trội trên trong kiểu gen thì chuột có màu xám, chuột có kiểu gen đồng hợp lặn có màu kem. Để chuột F1 thu được tỷ lệ phân li kiểu hình là 1 : 1 : 1 : 1. Chuột bố, mẹ phải có kiểu gen

A. AaBB x AaBb.                                                                B. AaBb x AaBB.                  

C. AaBB x AAbb.                                                               D. AaBb x aabb.

Câu 67. Khi lai 2 thứ bí ngô thuần chủng quả tròn thu được F1 đồng loạt bí quả dẹt. Cho những cây bí quả dẹt này giao phấn với nhau thu được F2 có cả bí quả tròn, quả dài và quả dẹt. Sự hình thành tính trạng hình dạng quả bí ngô được chi phối bởi quy luật

A. tương tác bổ sung.                                                           B. Phân li độc lập.                  

C. Phân li.                                                                             D. trội không hoàn toàn.

Câu 68. Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản, F2 thu được 16 kiểu tổ hợp giao tử. Có thể kết luận về hiện tượng di truyền của tính trạng trên là tính trạng do hai cặp gen không alen

A. phân ly độc lập, tổ hợp tự do, tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng.

B. phân ly độc lập, tổ hợp tự do, cùng tác động lên sự hình thành tính trạng.

C. cùng nằm trên một nhiễm sắc thể, tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng.

D. cùng nằm trên một nhiễm sắc thể, cùng tác động lên sự hình thành tính trạng.

Câu 69. Quan hệ nào dưới đây là không đúng?

A. Loại tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.

B. Kiểu gen quy định giới hạn năng suất giống vật nuôi và cây trồng.

C. Năng suất là kết quả tác động của cả giống và kỹ thuật.

D. Loại tính trạng số lượng ít chịu ảnh hưởng của môi trường sống.

Câu 70. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Tương tác gen chính là tương tác giữa các sản phẩm của gen tác động qua lại với nhau để tạo kiểu hình.

B. Tương tác cộng gộp là cứ có thêm một gen trội trong kiểu gen đều làm tăng biểu hiện kiểu hình lên một chút.

C. Di truyền tương tác gen ra đời đã phủ nhận hoàn toàn học thuyết di truyền của Menđen.

D. Tương tác bổ sung hai gen trội là khi có mặt cả hai gen trội trong kiểu gen thì biểu hiện kiểu hình mới.

Lời giải chi tiết bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề Tương tác cộng gộp Sinh học 12

Câu 41: A

A-B-: hoa đỏ, A-bb, aaB-,aabb : hoa trắng.
Lai hai giống đậu hoa trắng thuần chủng → F1 hoa đỏ: AaBb, khi lai hoa trắng với AaBb → thu được tỷ lệ 3 đỏ: 5 trắng → 8 tổ hợp → hoa trắng cho 2 loại giao tử.
Hoa trắng đem lai có thể có kiểu gen: Aabb hoặc aaBb.

Câu 42: B

Tròn × tròn → thu được quả dẹt → tương tác bổ sung. → tự thụ phấn → F2: 9 dẹt: 6 tròn: 1 dài = 16 tổ hợp giao tử, mỗi bên bố mẹ cho 4 loại giao tử.
F1 dị hợp 2 cặp gen AaBb.

Câu 43: B

Trường hợp gen đa hiệu thì tỷ lệ phân ly KG và KH của phép lai nhiều kiểu hình giống phép lai một tính trạng vì bản chất nó cùng do một cặp gen quy định.

Câu 44: B

A-bb:màu vàng, aaB-:màu đen, A-B-: màu xám, aabb : màu kem.
Chuột đực lông vàng A-bb × cái lông đen aaB- → F1: 1 xám: 1 vàng (A-bb) → chuột lông đen phải là aaBb.
Chuột lông vàng là AAbb.

Câu 45: B

Hoa đỏ lai với hoa trắng thu được toàn hoa đỏ. Cho tự thụ phấn thu được F2 với tỷ lệ phân li kiểu hình là 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng.
Tỷ lệ 9:7 là của quy luật tương tác bổ trợ.

Câu 46:  D

Một gen có thể tác động lên sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau được gọi là tác động đa hiệu của gen.

Câu 47: A

Gen đột biến HbS làm biến đổi hồng cầu từ dạng hình đĩa lõm hai mặt thành hình lưỡi liềm → bị vỡ, vón lại gây tắc mạch máu nhỏ → hàng loạt rối loạn bệnh lý ở người.
Hiện tượng trên là tác động đa hiệu của gen, một gen tác động lên sự biểu hiện của nhiều tính trạng.

Câu 48: A

Gen đa hiệu là hiện tượng một gen tác động tới sự biểu hiện của nhiều tính trạng.
Ruồi giấm: Gen quy định cánh cụt đồng thời quy định chu kì sống giảm, đốt thân ngắn.

Câu 49:  B

A_B_: kép. A_bb,aaB_,aabb: đơn.
F1 sẽ có đủ tất cả các KG.
Đê F2 thu KH 3:1 → Các tỉ lệ KG có thể xảy ra là:
+. (3 : 1) x 1 → Aa x Aa | BB x (BB,Bb,bb) → Có 3 phép lai.
+. 1 x (3 : 1) → tương tự có 3 phép lai.
+. 1 : 1 : 1 : 1. → Có 2 phép lai thỏa mãn AaBb x aabb và Aabb x aaBb.
→ Có tất cả 8 phép lai thỏa mãn.

Câu 50: D

xét phép lai : AaBb x aabb
=> Fa : 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb
=> tỉ lệ kiểu hình : 3 trắng : 1 đỏ

Câu 51: C

Từ sơ đồ ta có A_B_: đỏ. A_bb,aaB_,aabb: trắng.
P: AABB x aabb → F1: AaBb x AaBb → 9 đỏ: 7 trắng. → 7/16 cây trắng(hay cây hoa không màu).

Câu 52: A

F1 đỏ lai phân tích thu 3 trắng : 1 đỏ → Tương tác 9:7.

→ F1 tự thụ phấn AaBb x AaBb → 9 đỏ : 7 trắng.
XS có 3 cây đỏ trong 4 cây là : \({\left( {\frac{9}{{16}}} \right)^3} \times \frac{7}{{16}} \times C_4^3 = \frac{{5103}}{{16384}}\) = 0.31146.

Câu 53:  D

tỉ lệ hoa đỏ ở F2 như sau :
1/9 AABB : 2/9 AABb : 4/9 AaBb : 2/9 AaBB
Để cây tự thụ phấn cho thế hệ sau không phân li kiểu hình thì chỉ có thể là cây có kiểu gen AABB
=> tỉ lệ 1/9

Câu 54:  A

P thuần chủng hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ
F1 lai với cây khác thu được tỉ lệ 5 trắng : 3 đỏ
=> F1 dị hợp về 2 cặp gen
=> F1 giao phấn F2 thu được tỉ lệ 9 đỏ : 7 trắng

Câu 55:  B

P: cao nhất x thấp nhất → F1: AaBbDd.
→ Tỷ lệ phân ly KH ở F2 giống khai triển của nhị thức \({\left( {1 + 1} \right)^{2n}}\)(n là số cặp gen quy định tính trạng).
\({\left( {1 + 1} \right)^6}\)= 1 + 6 + 15 + 20 + 15 + 6 + 1 → 1:6:15:20:15:6:1.

Câu 56:  A

A-B-: hoa đỏ, 1 trong 2 alen trội hoặc không có alen trội nào → cây có hoa màu trắng.
Hoa đỏ × hoa trắng → 1 hoa đỏ: 1 hoa trắng
Đáp án phù hợp: AaBB × aaBB.

Câu 57: C

Hoa đỏ thuần chủng × hoa trắng thuần chủng → F1 toàn hoa đỏ. Tự thụ phấn → tỷ lệ F2: 215 hoa trắng:281 hoa đỏ, tỷ lệ 9 đỏ: 7 trắng.
VỚi tỷ lệ 9:7 → quy luật di truyền là tương tác bổ sung.

Câu 58: D

Khi có n cặp gen dị hợp phân li độc lập, tương tác hình thành tính trạng → sự phân li kiểu hình ở F1 là biến dạng của biểu thức: ( 3:1)^n

Câu 59:   A

Tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen quy định. Hoa tím × hoa tím → F1 có tỷ lệ 163 hoa tím: 107 hoa đỏ: 18 hoa trắng → tỷ lệ 9 tím: 6 đỏ: 1 trắng.
Tỷ lệ cây hoa đỏ ở F1: 6 cây hoa đỏ có 1 AAbb, 2Aabb, 1 aaBB, 2 aaBb → số cây dị hợp = 4/6 =2/3

Câu 60: A

Quy ước màu hoa: A-B-: hoa đỏ, A-bb và aaB-: hoa hồng, aabb: hoa trắng.
P: aaBb × AaBb .
Tính tỷ lệ hoa đỏ (A-B-): 1/2 × 3/4 = 3/8; tỷ lệ hoa trắng (aabb): 1/2× 1/4 = 1/8 hoa trắng → hoa hồng : 4/8
Tỷ lệ 3 đỏ: 1 trắng: 4 hồng.

Câu 61: B

Bí ngô thuần chủng quả tròn lai với nhau → 100% quả dẹt. Giao phấn F1 với nhau → 9 dẹt: 6 tròn: 1 dài.
Nếu lai AaBb × Aabb → tỷ lệ A-B-: 3/4× 1/2 = 3/8 quả dẹt.
Tỷ lệ quả dài: 1/4× 1/2 = 1/8 quả dài.
Tỷ lệ quả tròn: 4/8
Tỷ lệ : 3 dẹt: 4 quả tròn: 1 quả dài.
Câu 62: D

A-B-:hoa đỏ, các kiểu gen khác cho kiểu hình hoa trắng.
Lai hoa trắng thuần chủng → hoa đỏ ( AAbb × aaBB → AaBb)
Cho cây F1 lai hoa trắng đồng hợp lặn (aabb) → tỷ lệ phân ly kiểu hình:
AaBb × aabb → AaBb: Aabb: aaBb: aabb → tỷ lệ 1 đỏ: 3 hoa trắng 

Câu 63:  A

Ở ngô chiều cao cây di truyền theo quy luật tương tác gen. Ngô thân cao giao phấn với nhau → 9 thân cao: 7 thân thấp → thân cao dị hợp AaBb.
Thân cao ở P (AaBb) lai với thân thấp có kiểu gen dị hợp ( Aabb hoặc aaBb) → tỷ lệ kiểu gen (1:2:1)(1:1)

Câu 64:  B

A-bb: vàng, aaB-: đen, A-B-: màu xám, aabb màu kem.
Thu được tỷ lệ đời con phân tính: 3 chuột xám: A-B-: 1 chuột đen aaB- → kiểu gen của chuột bố mẹ là: AaBb × AaBB → 6 A-B-: 2 aaB-

Câu 65:   D

Ở chuột, gen trội A- lông vàng, B-màu đen. Khi có cả 2 gen trội → màu xám, kiểu gen đồng hợp lặn có màu kem.
Để thu được F1 có tỷ lệ 1:1:1:1 → bố mẹ cho giao tử → 4 tổ hợp quy định 4 màu lông khác nhau.
AaBb × aabb

Câu 66: A

Phép lai một tính trạng → loại B.
F2 có 3 lớp KH → loại C.
Nếu là trội không hoàn toàn thì Ptc trắng không thể cho ra F1 dẹt → loại D.

Câu 67: B

F2 có 16 kiểu tổ hợp giao tử → F1 dị hợp 2 cặp gen. Mà đang xét 1 cặp tính trạng → Quy luật tương tác gen.

Câu 68: D

Tính chất chất lượng chủ yếu phụ thuộc vào kiểu gen, tính trạng số lượng chủ yếu phụ thuộc vào môi trường sống.
Kiểu gen quy định giới hạn năng suất giống vật nuôi và cây trồng.

Câu 70: C

Tương tác gen là sự tương tác giữa các sản phẩm của gen tác động với nhau để tạo kiểu hình.
Các kiểu tương tác: Bổ sung: khi có mặt cả 2 gen trội → kiểu hình khác khi có mặt 1 trong 2 gen hoặc là gen lặn.
Cộng gộp là cứ thêm 1 gen trội → tăng sự biểu hiện kiểu hình lên 1 chút.
Di truyền tương tác k phủ định học thuyết của Men den và bổ sung thêm học thuyết đó.

{-- Nội dung đề, đáp án và lời giải chi tiết từ câu 71-85 của tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề Tương tác cộng gộp Sinh học 12 có lời giải chi tiết vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề Tương tác cộng gộp Sinh học 12 có lời giải chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:  

​Chúc các em học tập tốt!

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF