YOMEDIA

Áp dụng Hệ thức độc lập với thời gian trong các bài tập về mạch dao động

Tải về
 
NONE

Chuyên đề Áp dụng Hệ thức độc lập với thời gian trong các bài tập về mạch dao động môn Vật lý 12 dưới đây tổng hợp lại những kiến thức quan trọng đã học, qua đó giúp các em có thể tự luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập tốt kiến thức, chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho kì thi sắp tới của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

ÁP DỤNG HỆ THỨC ĐỘC LẬP VỚI THỜI GIAN TRONG MẠCH DAO ĐỘNG

Câu 1: Mạch dao động gồm cuộn dây có độ tự cảm L = 0,2 H và tụ điện có điện dung C =10 mF thực hiện dao động điện từ tự do. Biết cường độ dòng điện cực đại trong khung là I0 = 0,012 A. Khi cường độ dòng điện tức thời i = 0,01 A thì hiệu điện thế cực đại và hiệu điện thế tức thời giữa hai bản tụ điện là

A. U0 = 1,7 V, u = 20 V.        B. U0 = 5,8 V, u = 0,94 V.                                           C. U0 = 1,7 V, u = 0,94 V.     D. U0 = 5,8 V, u = 20 V.

Câu 2: Một mạch dao động điện từ điều hoà LC với L = 0,1 H và C =10 µF. Tại thời điểm dòng điện trong mạch i = 30 mA thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là uc = 4 V. Cường độ dòng điện cực đại trong khung là

A. 40 mA.                              B. 50 mA.                         

C. 60 mA.                          D. 80 mA.

Câu 3: Một mạch dao động LC lí tưởng với tụ điện có điện dung C =5 µF và cuộn dây có độ tự cảm L = 50 mH. Hiệu điện thế cực đại trên tụ là 6 V. Khi hiệu điện thế trên tụ là 4 V thì cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây có giá trị bao nhiêu.

A. 2 A.                                   B. 44,7 mA.                      

C. 4,47 A.                          D. 2 mA.

Câu 4: Mạch dao động LC, khi hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn cảm bằng 1,2 V thì cường độ dòng điện trong mạch bằng 1,8 mA. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn cảm bằng 0,9 V thì cường độ dòng điện trong mạch bằng 2,4 mA. Biết độ tự cảm của cuộn dây L = 5 mH. Điện dung của tụ điện trong mạch bằng

A. 10 nF                            B. 10 nF                            

C. 20 nF                            D. 20 nF

Câu 5: Mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không gồm cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) có độ tự cảm 4 mH và tụ điện có điện dung 9 nF. Trong mạch có dao động điện từ tự do (riêng), hiệu điện thế cực đại giữa hai bản cực của tụ điện bằng 5 V. Khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là 3 V thì Cđdđ  trong cuộn cảm bằng

A. 3 mA.                            B. 9 mA.                           

C. 6 mA.                            D. 12 mA.

Câu 6: Một mạch dao động gồm tụ điện có điện dung C = 50 (μF) và cuộn dây có độ tự cảm L = 5 (mH). Điện áp cực đại trên tụ điện là U0 = 6 V. Cđdđ  trong mạch tại thời điểm điện áp trên tụ điện bằng u = 4 V là

A. i = 0,32A.                     B. i = 0,25A.                     

C. i = 0,6A.                       D. i = 0,45A.

Câu 7: Một mạch dao động LC, gồm tụ điện có điện dung C = 8 (nF) và một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 2 (mH). Biết hiệu điện thế cực đại trên tụ U0 = 6 V. Khi Cđdđ  trong mạch bằng 6 (mA), thì hiệu điện thế giữa 2 đầu cuộn cảm gần bằng

A. 4 V.                   B. 5,2 V.                           

C. 3,6 V.                  D. 3 V.

Câu 8: Cđdđ  tức thời trong một mạch dao động LC lí tưởng là i = 0,08cos(2000t) A. Cuộn dây có độ tự cảm là L = 50 mH. Xác định hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện tại thời điểm Cđdđ  tức thời bằng giá trị hiệu dụng ?

 A. u = 4\(\sqrt[]{5}\) V.                   B. u = 4\(\sqrt[]{2}\) V.                   

C. u = 4\(\sqrt[]{3}\) V.                    D. u = 4 V.

Câu 9: Mạch LC gồm tụ C = 5 μF, cuộn dây có L = 0,5 mH. Điện tích cực đại trên tụ là 2.10-5 C. Cđdđ  cực đại trong mạch là

A. 0,4A.         B. 4A      

C. 8A            D. 0,8A.

Câu 10: Một mạch dao động gồm một tụ 20 nF và một cuộn cảm 80μH, điện trở không đáng kể. Hiệu điện thế cực đại ở hai đầu tụ điện là U0 = 1,5V. Tính Cđdđ  hiệu dụng chạy qua trong mạch.

A. 53mA                                   B. 43mA                           

C. 63mA                             D. 73mA

Câu 11: Mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung C =10μF và một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 0,1H. Khi hiệu điện thế ở hai đầu tụ là 4V thì Cđdđ  trong mạch là 0,02A. Hiệu điện thế trên hai bản tụ điện là:

 A. 4V                                 B. 5V                                

C. 2\(\sqrt[]{5}\) V                                         D. 5\(\sqrt[]{2}\) V

Câu 12: Mạch dao động LC lí tưởng gồm độ tự cảm 4 mH và tụ điện có điện dung 9 nF. Trong mạch có dao động điện từ tự do, hiệu điện thế cực đại giữa hai bản cực của tụ điện bằng 5 V. Khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là 3 V thì Cđdđ trong mạch bằng

A. 9 mA.                            B. 12 mA.                         

C. 3 mA.                            D. 6 mA.

Câu 13: Trong một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm có độ tự cảm L = 0,5 μH, tụ điện có điện dung C = 6 μF đang có dao động điện từ tự do. Tại thời điểm Cđdđ trong mạch có giá trị 20 mA thì điện tích của một bản tụ điện có độ lớn là 2.10─8 C. Điện tích cực đại của một bản tụ điện là

A. 4\(\sqrt[]{2}\).10─8 C                   B. 2,5.10─9 C                    

C. 12.10─8 C                      D. 9.10─9 C

Câu 14: Một mạch dao động LC lí tưởng đang dao động điện từ với tần số góc là107 rad/s, điện tích cực đại trên tụ là 4.10-12 C. Khi điện tích trên tụ là 2.10-12 C thì Cđdđ trong mạch có độ lớn là

A. \(\sqrt[]{2}\).10-5 A                      B. 2\(\sqrt[]{3}\).10-5 A                   

C. 2.10-5 A                         D. 2\(\sqrt[]{2}\).10-5 A

Câu 15: Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Cđdđ tức thời trong mạch dao động LC lí tưởng có biểu thức i = 0,157cos(100πt) A, t tính bằng s. Lấy π = 3,14. Điện tích của tụ điện tại thời điểm t = 1/120 (s) có độ lớn

A. 2,50.10-4 C                    B. 1,25.10-4 C                   

C. 5,00.10-4 C                    D. 4,33.10-4 C

Câu 16: Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung 4 µF. Trong mạch có dao động điện từ tự do với tần số 12,5 kHz và điện áp cực đại giữa hai bản tụ là 13 V. Khi điện áp tức thời giữa hai bản tụ 12 V thì Cđdđ tức thời trong mạch có độ lớn bằng

A. 5π.10-3 A                       B. 5π.10-2 A                      

C. 5π.10-1 A                       D. 5π.10-4 A

Câu 17: Mạch dao động gồm cuộn thuần cảm có độ tự cảm 0,1 H và tụ điện có điện dung10 μF. Trong mạch có dao động điện từ tự do. Khi điện áp giữa hai bản tụ là 8 V thì Cđdđ trong mạch là 60 mA. Cđdđ cực đại trong mạch dao động là

A. 500 mA.                        B. 40 mA.                         

C. 20 mA.                          D. I0 = 0,1 A

Câu 18: Mạch dao động gồm cuộn thuần cảm và tụ điện có điện dung10 μF. Trong mạch có dao động điện từ tự do. Khi điện áp giữa hai bản tụ là 8 V thì điện tích trên tụ điện là

A. 80 μC                            B. 40 μC                           

C. 0,8 μC                           D. 8 μC

Câu 19: Một mạch dao động LC lý tưởng đang có dao động điện từ tự do với điện tích trên một tụ q = 2.10-7 cos2.104t C. Khi điện tích q =10-7 C thì dòng điện trong mạch là

A. 3\(\sqrt[]{3}\)(mA)                      B. \(\sqrt[]{3}\)(mA)                        

C. 2 (mA).                         D. 2\(\sqrt[]{3}\) (mA)

Câu 20: Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 50 mH và tụ điện có điện dung C. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do với Cđdđ i = 0,12cos2000t (i tính bằng A, t tính bằng s). Ở thời điểm mà Cđdđ trong mạch bằng một nửa cường độ hiệu dụng thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ có độ lớn bằng

A. 12\(\sqrt[]{3}\) V.                         B. 5\(\sqrt[]{14}\) V.                        

C. 6\(\sqrt[]{2}\)V.                           D. 3\(\sqrt[]{14}\) V.

Câu 21: Trong mạch LC lý tưởng có dao động điện từ tự do, điện tích cực đại của một bản tụ là qo và dòng điện cực đại qua cuộn cảm là Io. Cho cặp số dương x và n thoả mãn n2 – x2 = 1. Khi dòng điện qua cuộn cảm bằng I0/n thì điện tích một bản tụ có độ lớn là

A. q0x2/n2                           B. q0n2/x2                          

C. q0n/x                             D. q0x/n

Câu 22: Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Lúc điện tích trên tụ điện là q1 =10-5 C thì Cđdđ chạy trong mạch là i1 = 2 mA. Lúc điện tích trên tụ điện là q2 = 3.10-5 C thì Cđdđ chạy trong mạch là i2 = \(\sqrt[]{2}\)mA. Tần số góc của dao động điện từ trong mạch là

A. 40 rad/s.                        B. 50 rad/s.                       

C. 80 rad/s.                        D.100 rad/s.

Câu 23: Một mạch dao động điện từ LC lý tưởng đang có dao động điện từ tự do. Khi điện áp giữa hai đầu tụ là 2 V thì Cđdđ qua cuộn dây là i, khi điện áp giữa hai đầu tụ là 4 V thì Cđdđ qua cuộn dây là 0,5i. Điện áp cực đại giữa hai bản tụ là

A. 2\(\sqrt[]{5}\) V.                           B. 4V.                               

C. 2\(\sqrt[]{3}\) V.                           D. 6 V.

Câu 24: Xét hai mạch dao động điện từ lí tưởng. Chu kì dao động riêng của mạch thứ nhất là T1, của mạch thứ hai là T2 = 2T1. Ban đầu điện tích trên mỗi bản tụ điện có độ lớn cực đại Q0. Sau đó mỗi tụ điện phóng điện qua cuộn cảm của mạch. Khi điện tích trên mỗi bản tụ của hai mạch đều có độ lớn bằng q (0 < q < Q0) thì tỉ số độ lớn Cđdđ trong mạch thứ nhất và độ lớn Cđdđ trong mạch thứ hai là

A. 2.                                       B. 4.                                 

  C. 1/2                                 D. 1/4

Câu 25: Hai mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với cùng Cđdđ cực đại I0. Chu kì dao động riêng của mạch thứ nhất là T1, của mạch thứ hai là T2 = 2T1. Khi Cđdđ trong hai mạch có cùng độ lớn và nhỏ hơn I0 thì độ lớn điện tích trên một bản tụ điện của mạch dao động thứ nhất là q1 và của mạch dao động thứ hai là q2. Tỉ số q1/q2 là

A. 2.                                       B. 2,5.                               

C. 0,5.                                D. 1,5.

Câu 26: Hai mạch dao động lí tưởng LC1 và LC2 có tần số dao động riêng là f1 = 3f và f2 = 4f. Điện tích trên các tụ có giá trị cực đại như nhau và bằng Q. Tại thời điểm dòng điện trong hai mạch dao động có cường độ bằng nhau và bằng 4,8πfQ thì tỉ số giữa độ lớn điện tích trên hai tụ q2/q1

A. 12/9                                   B. 16/9                              

C. 40/27                             D. 44/27

Câu 27: Trong mạch dao động LC có dao động điện từ tự do với tần số góc 104 rad/s, cho biết L = 1 mH. Hiệu điện thế cực đại hai đầu tụ điện là 2 V. Khi cường độ dòng điện trong mạch bằng 0,1 A thì hiệu điện thế hai đầu tụ điện là

A. 1 V.                                   B. 1,414 V.                       

C. 1,732 V.                        D. 1,975 V.

Câu 28: Một mạch dao động LC có ω = 107 rad/s, điện tích cực đại của tụ q0 = 4.10-12 C. Khi điện tích của tụ q = 2.10-12 C thì dòng điện trong mạch có giá trị

A. \(\sqrt[]{2}\).10-5A                            B. 2\(\sqrt[]{2}\).10-5A                    

C. 2.10-5A                          D. 2\(\sqrt[]{3}\).10-5A

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Áp dụng Hệ thức độc lập với thời gian trong các bài tập về mạch dao động. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF