YOMEDIA

Soạn văn 8 Quê hương tóm tắt

 
NONE

Bài thơ Quê hương đã thể hiện tình yêu quê hương, niềm tự hào sâu sắc, cùng với nỗi nhớ tha thiết của Tế Hanh về vùng biển quê ông. Để cảm nhận sâu sắc hơn về bài thơ, Học247 xin giới thiệu đến các em bài Soạn văn 8 Quê hương tóm tắt. Hi vọng với bài soạn văn tóm tắt, các em sẽ nắm được khái quát nội dung bài học này!

ADSENSE
YOMEDIA

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 3 phần:
    • Phần 1: (2 câu đầu): Giới thiệu chung về quê hương.
    • Phần 2: (14 câu tiếp): Hình ảnh con người quê hương.
    • Phần 3: (còn lại): Nỗi nhớ quê hương.

2. Hướng dẫn soạn văn Quê hương

Câu 1: Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi (từ câu 3 đến câu 8) và cảnh đón thuyền cá về bến (8 câu tiếp theo). Hình ảnh người dân chài và cuộc sống làng chài được thể hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật đáng chú ý? 

  • Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi được miêu tả trong 6 câu (câu 3 - câu 8).
    • Câu 3 - 4: Thời điểm ra khơi là một buổi sáng đẹp trời, thời tiết rất thuận lợi cho việc đi biển.
    • Câu 5 - 6: Hình ảnh con thuyền băng mình ra khơi một cách dũng mảnh được ví như con tuấn mã đẹp và khỏe mạnh.
    • Câu 7 - 8: Hình ảnh cánh buồm trắng căng phồng, no gió ra khơi được so sánh với mảnh hồn làng sáng lên vẻ đẹp lãng mạn.
  • Cảnh đoàn thuyền đánh cá về bến sau một ngày lao động (8 câu tiếp).
    • Cảnh ồn ào, tấp nập; người dân chài vui sướng trước những thành quả lao động.
    • Hình ảnh người dân chài mang vẻ đẹp khỏa khoắn.
    • Hình ảnh con thuyền đang nằm im trên bến sau chuyến ra khơi.

Câu 2Phân tích các câu thơ sau:                             

"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."

"Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm".

  • Hình ảnh cánh buồm được so sánh với mảnh hồn làng: cái vô hình, vô sắc được cụ thể hóa bằng hình ảnh có hình khối, đường nét, màu sắc.
  • Cánh buồn vốn gắn bó, gần gũi trong cuộc sống của dân chài trở thành một hình ảnh thơ bay bổng, giàu tính tượng trưng.
  • Sử dụng biện pháp ẩn dụ thể hiện cảm nhận bằng xúc giác (vị), cái vốn chỉ được cảm nhận bằng thị giác (thân hình).

Câu 3Hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông. 

  • Tình cảm của tác giả đối với quê hương thật đằm thắm, sâu sắc. Xa quê, tác giả luôn nhớ về quê minh với vị mặn mòi, màu xanh của biển, với cánh buồm trắng, những con thuyền ra khơi và những thân hình vạm vỡ của những người dân chài.

Câu 4. Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật? Theo em, bài thơ được viết theo phương thức biểu cảm, tự sự hay trữ tình? 

  • Những nét đặc sắc về nghệ thuật:
    • Giọng thơ mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm.
    • Hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao, phép nhân hóa.
    • Phép ẩn dụ, đảo trật tự từ trong câu.
    • Hàng loạt động từ mạnh, tính từ, phép liệt kê.
  • Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm.

Trên đây là bài Soạn văn 8 Quê hương tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Quê hương.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF