YOMEDIA

Soạn văn 7 Mùa xuân của tôi tóm tắt

 
NONE

Bài tùy bút Mùa xuân của tôi đã thể hiện chân thực và cụ thể tình quê hương, đất nước; lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của Vũ Bằng. Để cảm nhận sâu sắc hơn về mùa xuân được nhắc đến trong bài, Học247 xin giới thiệu đến các em bài Soạn văn 7 Mùa xuân của tôi tóm tắt. Hin vọng bài soạn văn tóm tắt sẽ giúp các em có những cảm nhận mới mẻ về mùa xuân ở miền Bắc nói chung và ở Hà Nội nói riêng.

ADSENSE
YOMEDIA

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 3 phần:
    • Phần 1: (Từ đầu đến "mê luyến tâm hồn"): cảm nhận về quy luật tình cảm con người.
    • Phần 2: (tiếp theo đến "mở tiệc liên hoan"): cảnh sắc, không khí mùa xuân Hà Nội.
    • Phần 3: (Còn lại): cảnh sắc, không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.

2. Hướng dẫn soạn văn Mùa xuân của tôi

Câu 1. Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?

  • Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Bắc Việt - Hà Nội.
  • Hoàn cảnh và tâm trạng khi tác giả viết bài này:
    • Được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống trong vùng kiểm soát của Mĩ ngụy, xa cách quê hương đất Bắc.
    • Tâm trạng: nhớ da diết Hà Nội.

Câu 2. Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn và sự liên kết giữa các đoạn.

  • Tham khảo mục 1 (Bố cục văn bản).

Câu 3. Đọc lại đoạn văn từ "Tôi yêu sông xanh, núi tím" đến "mở hội liên hoan" và cho biết:

a) Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?

b) Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến?

c) Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này?

Gợi ý:

a) Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả:

  • Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm, câu hát huê tình.
  • Tất cả đều hòa quyện trong nhang trầm, đèn nến, trong cái ấm áp tỏa ra từ không khí gia đình đoàn tụ.

b) Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người:

  • Con người: “Ngồi yên không chịu được” và “tim người ta cũng trẻ hơn ra, đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”.
  • Thiên nhiên: những con vật nằm thu mình trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn.

c) Nhận xét về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này:

  • Ngôn ngữ được chắt lọc tinh tế, những hình ảnh vừa cụ thể vừa mới lạ.
  • Giọng điệu: vừa sôi nổi vừa tha thiết diễn tả được tâm trạng bồi hồi, nhớ thương mùa xuân, quê hương của tác giả.

Câu 4Đọc lại đoạn văn từ “Đẹp quá đi” đến hết và tìm hiểu: không khí và cảnh sắc thiên nhiên sau ngày rằm tháng giêng? Sự tinh tế và nhạy cảm của tác giả?

  • Không khí, cảnh sắc thiên nhiên sau ngày rằm tháng giêng:
    • Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong.
    • Cỏ không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.
    • Trời hết nồm, mưa xuân thay thế mưa phùn.
    • Con người trở về bữa cơm giản dị.
    • Các trò vui ngày tết tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật.
  • Qua việc tái hiện cảnh sắc, không khí thiên nhiên, ta thấy tác giả vô cùng tinh tế, nhạy cảm, rất am hiểu phong tục tập quán người Việt và rất yêu thiên nhiên.

Câu 5*. Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân miền Bắc qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả.

  • Cảnh sắc mùa xuân miền Bắc qua ngòi bút Vũ Bằng thật đẹp, đầy sức sống, đằm thắm yêu thương, đoàn tụ sum vầy, đậm bản sắc dân tộc.

Trên đây là bài Soạn văn 7 Mùa xuân của tôi tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Mùa xuân của tôi.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF