YOMEDIA

Soạn văn 6 Buổi học cuối cùng tóm tắt

 
NONE

Qua câu chuyện Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc. Để cảm nhận sâu sắc hơn về những chân lí của thầy Ha-men, Học247 xin giới thiệu đến các em bài Soạn văn 6 Buổi học cuối cùng tóm tắt. Hi vọng với bài soạn văn tóm tắt này, các em sẽ nắm được khái quát nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

ADSENSE
YOMEDIA

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 3 phần:
    • Phần 1: (Từ đầu đến "mà vắng mặt con")Quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường qua sự quan sát của Phrăng.
    • Phần 2: (Tiếp theo đến "buổi học cuối cùng này")Diễn biến của buổi học cuối cùng.
    • Phần 3: (Còn lại): Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng.

2. Hướng dẫn soạn văn Buổi học cuối cùng 

Câu 1. Câu chuyện được kể ra trong hoàn cảnh nào, thời gian, địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện “Buổi học cuối cùng”?

  • Câu chuyện được kể diễn ra tại lớp học thuộc vùng An-dát ở nước Pháp, sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua phải cắt vùng An-dat cho Phổ.
  • Tên tác phẩm: có nghĩa là buổi học cuối cùng học bằng tiếng Pháp.

Câu 2Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện còn có những nhân vật nào nữa, trong số đó ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất?

  • Truyện được kể theo lời nhân vật Phrăng, ngôi thứ nhất
  • Truyện có các nhân vật khác trong truyện: bác phó rèn Oát-sto, các cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, người dân làng, thầy giáo Ha-men, người em gái thầy giáo, học sinh.
  • Trong số đó, nhân vật thầy giáo Ha-men để lại ấn tượng cho em nhất.

Câu 3Vào sáng sớm hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?

  • Vào sáng sớm hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrang nhìn thấy:
    • Có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị.
    • Trường học không ồn ào như thường ngày mà “bình lặng”
    • Không khí trong lớp trang trọng, Ha-men mặc lễ phục, thầy dịu dàng không giận dữ
    • Có thêm cụ Hô-de, bác phát thư, và người dân làng ngồi trong lớp
  • Những điều đó báo hiệu đây là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng.

Câu 4Ý nghĩa, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng.

  • Ý nghĩ, tâm trạng của Phrăng:
    • Lúc đầu cậu ngạc nhiên, sững sỡ khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học cuối cùng.
    • Cậu nuối tiếc và hối hận vì sự lười nhác, ham chơi của mình.
    • Cậu xấu hổ và tự giận mình.
    • Kinh ngạc khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp sao lại hiểu đến thế.

Câu 5. Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng dã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này về các phương diện:

- Trang phục;

- Thái độ đối với học sinh;

- Những lời nói về việc học tiếng Pháp;

- Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc.

Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?

Gợi ý:

  • Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng được miêu tả:
    • Trang phục: mặc bộ lễ phục
    • Thái độ với học sinh: dịu dàng, ân cần
    • Những lời nói đối với việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp (tiếng Pháp là vũ khí), tự phê bình mình và mọi người đã có lúc sao nhãng việc học tập và tiếng Pháp.
    • Hành động, cử chỉ lúc kết thúc buổi học: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói hết được câu. Thầy viết “ Nước Pháp muôn năm”.
  • Thầy giáo Ha-men là một người con yêu nước và yêu tiếng của dân tộc hết mực.

Câu 6. Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chỉ ra tác dụng của những so sánh ấy.

  • Một số câu văn trong truyện có sử dụng biện pháp so sánh:
    • Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào... như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố.
    • Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp.
    • ...
  • ⇒ Những câu so sánh này khiến cho sự biểu đạt cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt tình cảm, tư tưởng sâu sắc của tác giả.

Câu 7. Trong truyện, thầy Ha-men có nói: "...khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chia khóa chốn lao tù...". Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?

  • Câu nói của thầy nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. 

Trên đây là bài Soạn văn 6 Buổi học cuối cùng tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Buổi học cuối cùng.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF