YOMEDIA

Phân tích Bài ca phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh

Tải về
 
NONE

Bài ca phong cảnh Hương Sơn trong chương trình Ngữ văn 11 là một trong những bài thơ hay nói về quê hương, đất nước. Để hiểu hơn về bài thơ này, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu bài văn mẫu Phân tích bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh dưới đây. Hi vọng, với tài liệu này, các em sẽ có thêm bài văn mẫu hay để tham khảo, học hỏi được những kĩ năng viết văn cũng như ôn tập nội dung kiến thức trọng tâm của bài thơ này một cách dễ dàng hơn. Chúc các em học tốt! Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Bài ca phong cảnh Hương Sơn để nắm rõ hơn những nét đặc sắc về nghệ thuật bài thơ.

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Chu Mạnh Trinh và bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn
  • Dẫn dắt vào vấn đề

b. Thân bài

  • Những nét khái quát về bài thơ
    • Hoàn cảnh sáng tác: Vốn là một người rất thích cảnh đẹp lại vừa là một vị quan mẫu mực của triều đình cho nên tác giả đã bắt tay vào trùng tu lại chùa Hương. Và chính thời gian này nhà thơ lấy cảm hứng từ cảnh đẹp của Hương sơn làm thành bài thơ này
    • Thể loại: hát nói, hát ả đào với đặc điểm số câu chữ phóng khoáng không theo trật tự gò bó
    • Bố cục: 3 phần
  • Phân tích:
    • Bốn câu thơ đầu
      • Bầu trời cánh Bụt: bốn từ đã gợi cho người đọc cảm giác đến một nơi thần tiên thoát tục, không gian mênh mông thanh khiết.
      • Hương Sơn đẹp còn bởi khung cảnh hùng vĩ của núi non trùng điệp. Nhịp 2/2 và điệp từ "non non", "nước nước", "mây mây", như bày ra một quần thể núi non sông nước hang động trập trùng, vốn là nét độc đáo của nơi này.
      • Giọng điệu câu thơ thể hiện vẻ ngạc nhiên thích thú, niềm sung sướng thỏa mãn khi được đến một nơi nổi tiếng:
      • Câu hỏi và cách nhắc lại lời người xưa để khẳng định một lần nữa vẻ đẹp của Hương Sơn. (Thủ Hương Sơn ao ước bấy lâu nay./“Đệ nhất động” hỏi lờ đây có phải?)
      • Chỉ với bốn câu thơ, tác giả đã mang đến cho người đọc niềm thú vị trước một nơi vừa thanh cao mang màu sắc tôn giáo, vừa là một thắng cảnh đẹp của đất nước. Người ngắm cảnh không chỉ là tín đồ hành hương mà còn là du khách yêu cảnh thiên nhiên, yêu đất nước, một thi nhân dào dạt cảm xúc. Bốn câu thơ đầu giới thiệu về cảnh và người vừa tự nhiên vừa khéo léo.
    • Mười câu thơ giữa
      • Chu Mạnh Trinh cảm nhận cảnh vật ở không khí thanh khiết không nhuốm bụi trần:
        • Tang hải là từ vốn để chỉ sự đổi thay của cuộc đời, hoặc chỉ cõi đời trần tục biến đổi vô thường. Vì thế, nghe tiếng chày kình, khách tang hải giật mình trong giấc mộng có thể hiểu, người khách đến đây, trong không khí thần tiên thoát tục, bỗng thấy tâm hồn được thanh lọc, nhận ra cuộc đời đầy dâu bể đa đoan, nhận ra cuộc đời là một giấc mộng phù du. Cảnh đẹp Hương Sơn, vì thế càng giàu ý nghĩa.
      • Càng vào sâu, càng lên cao khách càng ngạc nhiên trước vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh:
        • Điệp từ "này", cách liệt kê các địa danh giúp người đọc hình dung ngay vẻ đẹp của một quần thể có cao thấp, có suối, chùa, hang, động, có thiên tạo lẫn nhân tạo. Nhà thơ không cần tả nhiều, chỉ tên gọi cũng đã tạo cho người đọc những tưởng tượng, liên tưởng phong phú, gợi cảm.
        • Riêng đối với hang động ở Hương Sơn, nhà thơ không chỉ nêu tên mà dừng lại tả cụ thể, tỉ mỉ trong bốn câu (Nhác trông lên ai khéo họa hình,/Đá ngủ sác long lanh như gấm dệt/Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,/Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây)
        • Đại từ “ai” được dùng ở đây diễn tả sự kinh ngạc trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Theo dân gian, trong hang động có hai ngả, đường lên trời và đường xuống âm phủ. Câu thơ tả thực mà vẫn lãng mạn với màu sắc, đường nét, ánh sáng và cảm giác huyền ảo, bồng bềnh như tiên cảnh. Cách dùng từ láy long lanh, thăm thẳm, gập ghềnh; cách đảo ngữ thăm thẳm một hang, gập ghềnh mấy lối; hình ảnh so sánh lồng bóng nguyệt, uốn thang mây cho thấy tài nghệ điêu luyện của nhà thơ.
    • Năm câu thơ cuối:
      • Cảm xúc và suy nghĩ về đất nước (Chừng giang sơn còn đợi ai đây,/Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt)
      • Giang sơn, trước hết là muốn nói đến cảnh Hương Sơn, là thiên nhiên tươi đẹp, sâu xa hơn là nói đến đất nước đang cần đến tấm lòng của con người. Câu thơ bày tỏ tình yêu nước thầm kín của nhà nho Chu Mạnh Trinh.
      • Với hệ thống từ ngữ của đạo Phật, kết thúc bài thơ tác giả đưa ta trở về không khí thần tiên thoát tục của cảnh Hương Sơn, mang lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
      • Câu thơ cuối là tâm trạng của nhân vật trữ tình. Ở đây ta không chỉ tìm thấy một nhà thơ sống phóng khoáng lãng tử, thoát ly hiện thực mà còn là một kẻ sĩ nặng lòng với đất nước.
  • Nghệ thuật
    • Sử dụng từ ngữ giàu giá trị tạo hình
    • Giọng thơ nhẹ nhàng
    • Sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau, ngữ điệu tự do, phù hợp với tư tưởng phóng khoáng

c. Kết bài

  • Nêu nhận xét, những cảm nhận về bài thơ
  • Mở rộng vấn đề bằng liên tưởng và suy nghĩ của cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1:

Cảnh sắc luôn là thứ khiến cho tâm hồn con người ta xao động, ngay cả người bình thường, đứng trước cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cũng phải mềm lòng. Cho nên, đứng trước một cảnh tượng như thế những thi sĩ không thể không kiềm lòng mình lại. Sự nhạy cảm của một tâm hồn tràn ngập thơ ca,cũng khiến cho không ít thi gia bối rối và phải đặt ngay ngòi bút xuống, để cho cảnh sắc đó ngấm vào cơ thể rồi mới lay ngòi bút xuống trang giấy. Cũng bởi chới với trước vẻ đẹp của thiên nhiên Hương Sơn, mà tác giả Chu Mạnh Trinh quả thật không sai khi đã dùng những mỹ từ để ca ngợi vẻ đẹp nơi đây.

Cùng với những sự nhạy cảm của bản thân và một con mắt tinh tế, mọi thứ ở Hương Sơn đã trở thành một đề tài cho giới văn nghệ sĩ tìm tới. Không chỉ xuất hiện trong các bài thơ mà còn xuất hiện trong những câu hát,người ta thấy Hương Sơn hiện ra như cảnh ở chốn tiên giới. Đây quả thực là một món quà mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người chốn nhân gian. Sự kết hợp hài hòa giữa cảnh sắc con người càng làm cho bài thơ thêm đẹp đẽ. Đối với Chu Mạnh Trinh thì Hương Sơn chính là chốn thoát ra khỏi vẻ đẹp trần tục ở nhân gian. Chính vì vậy, ngay từ khi mở đầu , chỉ với 4 từ mà tác giả đã lột tả được đa số cái thần thái nơi đây:

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Câu thơ đã chuyển đổi cảm nhận của nhà thơ từ sự cảm nhận vẻ đẹp của non sông gấm vóc sang sự chiêm nghiệm sự màu nghiệm của Phật Pháp “Lần tràng hạt niệm Nam mô Phật”, câu thơ gợi cho chúng ta liên tưởng về hình ảnh của chính nhà thơ khi thành tâm cầu khấn, với chuỗi hạt và miệng thì niệm Nam mô Phật đầy thành kính, gợi ra không khí thật linh thiêng. Và xuất hiện nơi đây không chỉ có nhà thơ, những con người đam mê với vẻ đẹp của non sông gấm vóc mà còn là những tín đồ của Phật giáo ở khắp nơi đổ về thể hiện lòng thành kính, thiện nguyện, cầu mong những điều kì diệu đến với cuộc sống của mình, vì vậy những từ bi, công đức không sao kể xiết “Cửa từ bi công đức biết là bao”. Vẻ đẹp của tự nhiên hòa quyện cùng với vẻ đẹp của văn hóa, tín ngưỡng đã làm cho Hương Sơn mang vẻ đẹp độc đáo, đặc trưng riêng biệt.

Như vậy, bài thơ “Hương Sơn phong cảnh ca” của nhà thơ Chu Mạnh Chinh đã phác họa ra một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp về địa danh Hương Sơn, bức tranh ấy không chỉ sống động về màu sắc mà còn chân thực về âm thanh, và điều đặc biệt nữa là tràn đầy cảm xúc thiết tha, say đắm của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đây là niềm đam mê đầy chất nghệ sĩ của một hồn thơ đa cảm. Và trong bức tranh này không chỉ có cảnh sắc mà còn thiêng liêng hơn nữa đó chính là văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng được duy trì từ bao đời nay trên địa danh này.

Vừa rồi, Học247 đã giới thiệu đến các em sơ đồ tư duy, dàn ý và bài văn mẫu phân tích bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn. Mong rằng, với tài liệu này, các em sẽ nắm được những nội dung chính của bài thơ, ôn tập và củng cố, mở rộng những kiến thức đã học về bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn. Chúc các em có thêm tài liệu hay để tham khảo.

Bên cạnh đó, các em có thể xem thêm bài giảng Bài ca phong cảnh Hương Sơn và hướng dẫn soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn để nắm vững hơn bức tranh phong cảnh Hương Sơn trong vẻ đẹp hùng vĩ, trong lành và thiền vị biết bao. Hơn nữa, với tài liệu trên, Học247 mong rằng các em sẽ có thêm một tài liệu hay hỗ trợ tốt các em trong quá trình học tập và mở rộng kiến thức. 

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON