YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập về Amin, Anilin năm 2020 - Ôn tập môn Hóa học 12

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Lý thuyết và bài tập về Amin, Anilin năm 2020 - Ôn tập môn Hóa học 12. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VỀ AMIN, ANILIN NĂM 2020 – ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 12

 

A. AMIN

I. KHÁI QUÁT:

1. Định nghĩa: Amin là hợp chất hữu cơ khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hidro trong phân tử NH3 bởi gốc hidrocacbon

2. Công thức: Amin bậc 1 bất kỳ: CnH2n+2-2a-x(NH2)x .  Amin no đơn chức: CnH2n+3N  (n 1)

3. Bậc amin: Được quy định bởi sự thay thế nguyên tử hidro trong phân tử NH3 bởi gốc hiđro cacbon.

R – NH2 (Amin bậc I) ;   R – NH – R(Amin bậc II); R-N(R’)-R’’  (Amin bậc III )   

4. Danh pháp: Tên gốc hidrocacbon  +  amin

Hợp chất

Tên gốc - chức

Tên thay thế

Tên thường

CH3NH2

Metylamin

Metanamin

 

C2H5NH2

Etylamin

Etanamin

 

CH3CH2CH2 NH2

Propylamin

Propan - 1 - amin

 

CH3CH(NH2)CH3

Isopropylamin

Propan - 2 - amin

 

H2N(CH2)6NH2

Hexametylenđiamin

Hexan - 1,6 - điamin

 

C6H5NH2

Phenylamin

Benzenamin

Anilin

C6H5NHCH3

Metylphenylamin

N -Metylbenzenamin

N -Metylanilin

C2H5NHCH3

Etylmetylamin

N -Metyletanamin

 

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ:

- Amin no có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn 3 là chất khí, mùi khó chịu, dễ tan trong nước, độc, dễ tan trong nước.

- Các amin đồng đẳng cao hơn có thể là chất lỏng hoặc rắn, độ tan trong nước giảm.

III. CẤU TẠO-TÍNH CHẤT HÓA HỌC:

1. Cấu tạo : Tuỳ thuộc vào gốc R (hidro cacbon) là gốc hút hay đẩy electron thì mật độ electron trên nguyên tử N giảm hay tăng lên. Một số gốc hút và đẩy electron thường gặp.

+ Gốc đẩy electron: CH3 - < C2H5- < (CH3)2CH- < (CH3)C- , …

+ Gốc hút electron:  CH=CH - 6H5-3O- < < < < < , …

2. Tính chất hóa học: Trong phân tử amin nguyên tử N còn một cặp electron tự do nên có khả năng nhận proton, vì vậy amin có tính bazơ:  RNH2+HOH  → RNH3++OH-

a.phản ứng với axit nitro

 - Amin bậc 1:  C2H5NH2 + HONO → C2H5OH + N2   + H2O

 - Anilin và các amin thơm  bậc một tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thấp (0 - 50C) cho muối điazoni :

   C6H5NH2  +  HONO    +  HCl     →   C6H5N2+Cl-    +    2H2O

                                                        (benzenđiazoni clorua)

b. Phản ứng với dung dịch axit:

R(NH2)x + xHCl → R(NH3Cl)x

c. Phản ứng với dung dịch muối:

Dung dịch amin có tính bazơ nên phản ứng được với dung dịch muối tạo kết tủa hidroxit kim loại

3RNH2 +FeCl3 + 3HOH     →  3RNH3Cl + Fe(OH)3

                                                                  (nâu đỏ)

d. Phản ứng cháy:

CnH2n+3N + O2    nCO2 + H2O + N2

IV. ĐIỀU CHẾ:

- Khử hợp chất nitro:    RNO2 + 6 [H ] → RNH2 + 2H2O (amin thơm)

 (Hidro nguyên tử sinh ra nhờ phản ưng của Kim loại với Axit( Fe ,...+ HCl,...)

- Các ankylamin được điều chế từ amoniac và ankyl halogenua.

NH3  →        CH3NH2   →     (CH3)2NH     →     (CH3)3N                      

B. ANILIN

I. CẤU TẠO: C6H5-NH2. Gốc C6H5– là gốc hút electron làm mật độ electron trên nguyên tử N trong nhóm (-NH2) giảm nên khả năng nhận proton của nguyên tử N giảm so với các amin no.

II. TÍNH CHẤT:

1. Tính chất vật lý: Anilin là chất lỏng ít tan trong nước, tan nhiều trong rượu và benzen, rất độc.

2. Tính chất hóa học:

a. Anilin rất ít tan trong nước (100 gam H2O hồ tan 3,6 gam anilin ở điều kiện thường), có tính bazơ rất yếu, không làm đổi màu giấy quỳ tím.

b. Phản ứng với dung dịch axit:

C6H5NH2 +HCl → C6H5NH3Cl  (phenyl amoni clorua)

C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5 NH2 +NaCl  + H2O

c. Phản ứng thế nguyên tử hidro trong vòng benzen:

àĐây là phản ứng đặc trưng để nhận biết anilin.

III. ĐIỀU CHẾ:

Khử hợp chất nitro: C6H5NO2 + 6[H] → C6H5NH2 + 2H2O

C. BÀI TẬP

Dạng 1: Phản ứng đốt cháy.

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin mạch hở đơn chức, sau phản ứng thu đựợc 5,376 lít CO2; 1,344 lít N2 và 7,56 gam H2O (các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Amin trên có công thức phân tử là

A. C2H7N.                   B. CH5N.                                C. C2H5N.                               D. C3H7N.

Câu 2: Khi đốt nóng một đồng đẳng của metylamin, người ta thấy tỉ lệ thể tích các khí và hơi VCO2 : VH2O sinh ra bằng 2 : 3 (thể tích các khí đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của amin là:

A. C3H9N                    B. CH5N                                 C. C2H7N                                D. C4H11N

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no đơn chức đồng đẳng liên tiếp nhau ta thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol: CO2 : H2O = 1: 2. Công thức phân tử của 2 amin là

A. CH3NH2 và C2H5NH2.         

B. C3H7NH2 và C2H5NH2

C. C3H7NH2 và C4H9NH2.     

D. C4H9NH2 và C5H11NH2.

Câu 4: Amin RNH2 được điều chế theo phản ứng: NH3+RI RNH+HI. Trong RI , Iot chiếm 81,41%. Đốt 0,15 mol RNH2 cần bao nhiêu lít O2 (đktc)?

A. 7,56 lít.                   B. 12,6 lít.                   C. 17,64 lít.                 D. 15,96 lít.

Câu 5: Một hỗn hợp X gồm 2 amin no A, B có cùng số nguyên tử  C. Phân tử B có nhiều hơn A một nguyên tử  N. Lấy 13,44 lít hỗn hợp X (ở 273oC, 1atm) đem đốt cháy hoàn toàn thu được 26,4 gam CO2 và 4,48 lit N2 (đktc). Biết rằng cả hai đều là amin bậc 1.  CTCT của A và B và số mol của chúng là

A. 0,2 mol CH3NH2 và 0,1 mol NH2CH2NH2.                                  

B. 0,2 mol CH3CH2NH2 và 0,1 mol NH2CH2CH2NH2.

C. 0,1 mol CH3CH2NH2 và 0,2 mol NH2CH2CH2NH2.                    

D. 0,2 mol CH3CH2NH2 và 0,1 mol NH2CH2NHCH3.

Câu 6: Cho hỗn hợp X gồm đimetylamin và 2 hiđrocacbon là đồng đẳng kế tiếp nhau. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X thu được 140 ml CO2 và 250 ml hơi nước (các khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức của 2 hiđrocacbon là:           

A. C2H4 và C3H6                    

B. C2H2 và C3H4                    

C. CH4 và C2H6                        

D. Công thức khác

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,02mol một amin bậc 1 X với lượng oxi vừa đủ. Cho toàn bộ sản phẩm qua bình chứa nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 3,2g và 0,448lit một chất khí(đktc) không bị hấp thụ. Lọc dung dịch thu được 4,0g kết tủa. X có CTPT là:

A. C2H5N                    B. C2H7N                    C. C2H8N                    D. C2H6N2

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 15g hỗn hợp gồm amin đơn chức no A mạch hở và ancol đơn chức no B mạch hở bằng oxi dư rồi cho hỗn hợp sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 70g kết tủa. Hỗn hợp khí ra khỏi bình có thể tích là 11,2 lít(đktc) và có tiư khối đối với H2 là 15,6. Biết MA + MB = 105.

A. C2H7N và C3H7OH               B. C2H7N và C2H7OH            C. C3H7N và C3H7OH             D. Kết quả khác

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2(đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2, trong đó oxi chiếm 20% thể tích không khí. X có công thức là

A. C2H5NH2.               B. C3H7NH2.               C. CH3NH2.              D. C4H9NH2.  

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol một amin bậc 1 (X) với lượng O2 vừa đủ, cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình chứa Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 3,02 gam và còn lại 0,224 lít (ở đktc) một chất khí không bị hấp thụ. Khi lọc dung dịch thu được 4 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của X là 

A. CH3CH2NH2.         B. (CH2)2(NH2)2.         C. CH3CH(NH2)2.       D. CH2 = CHNH2.

Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 amin no đơn chức mạch hở X và 1 amin không no đơn chức mạch hở Y có 1 nối đôi C=C có cùng số nguyên tử C với X cần 55,44 lít O2(đktc) thu được hỗn hợp khí và hơi trong đó nCO2 : nH2O =10:13 và 5,6 lít N­­2 (đktc). Khối lượng của hỗn hợp amin ban đầu là?

A. 35,9 gam.               B. 21,9 gam.                C. 29 gam.                   D. 28,9 gam.

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin đơn chức X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 1,76 gam CO2; 1,26 gam H2O và V lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm 20% về thể tích không khí. Công thức phân tử của X và giá trị của V lần lượt là

A. X là C2H5NH2; V = 6,944 lít.                    B. X là C3H7NH2; V = 6,944 lít.

C. X là C3H7NH2; V = 6,72 lít.                       D. X là C2H5NH2; V = 6,72 lít.

Dạng 2: Phản ứng với axit.

Câu 1: Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là: 

A. 7.                            B. 5.                            C. 8.                            D. 4.

Câu 2:Chất A có CTPT là CxHyNt có %mN = 31,11%. A phản ứng với HCl như sau: A + HCl "RNH3Cl. CTCT của A là:

A. CH3CH2CH2NH2   B. CH3-NH-CH3                     C. C2H5NH2                D. B hoặc C

Câu 3: Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức mạch hở đồng đẳng kế tiếp tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 22,475 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 13,35 gam hỗn hợp X thì trong sản phẩm cháy có  V(CO2) : V(H2O) bằng?                    

A. 8/13.                       B. 5/8.                         C. 11/17.                     D. 26/41.

Câu 4: Dung dịch A gồm HCl, H2SO4 có pH = 2. Để trung hòa hoàn toàn 0,59 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức no bậc 1 (có số C không quá 4) phải dùng 1 lít dung dịch A. Công thức phân tử 2 amin là

A. CH3NH2 và C4H9NH2.                                B. CH3NH2 và C2H5NH2.   

C. C2H5NH2 và C4H9NH2.                              D. C4H9NH2 và CH3NH2 hoặc C2H5NH2

Câu 5: Cho 8g hỗn hợp gồm 3 amin no đơn chức là đồng đẳng liên tiếp của nhau tác dụng vủa đủ với dung dịch HCl, cô cạn dung dịch thu được 15,3g hỗn hợp muối. CTPT của 3 amin đó là:

A. CH5N; C2H7N; C3H9N                               B. C4H11N; C2H7N; C3H9N

C. CH3N; C2H7N; C3H9N                               D. C2H7N; C3H9N; C4H9N

Câu 6: Đốt hoàn toàn một amin thơm, bậc nhất X thu được 1,568 lít khí CO2, 1,232 lít hơi nước v 0,336 lít khí trơ. Để trung hoà hết 0,05 mol X cần 200ml dung dịch HCl 0,75M. Biết các thể tích khí đo ở đktc. Công thức phân tử của X:

A. C6H5NH2                B. (C6H5)2NH             C. C2H5NH2                            D. C7H11N3

Câu 7: Dung dịch A gồm HCl, H2SO4  có pH = 2. Để trung hoà hoàn toàn 0,59 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức no bậc 1 (có số cacbon không quá 4) phải dùng 1 lít dung dịch A. Công thức phân tử của 2 amin là: 

A. CH3NH2 và C4H9NH2        

B. CH3NH2 và C2H5NH2   

C. C3H7NH2          

D. C4H9NH2 và CH3NH2 hoặc C2H5NH2 

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn một amin no, mạch hở, bậc một X bằng oxi vừa đủ, sau phản ứng được hỗn hợp Y gồm khí và hơi, trong đó VCO2 ; VH2O = 1 : 2. Cho 1,8 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 3,99 gam.                B. 2,895 gam.              C. 3,26 gam.                D. 5,085 gam.

Câu 9: Cho hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, no, bậc 1: X và Y. Lấy 2,28 gam hỗn hợp trên tác dụng hết với dung dịch HCl thì thu được 4,47 gam muối. Số mol của hai amin trong hỗn hợp bằng nhau. X, Y lần lượt là

A. Metylamin và propylamin.                         B. Etylamin và propylamin.

C. Metylamin và etylamin.                              D. Metylamin và isopropylamin.

Câu 10: X và Y là 2 amin đơn chức mạch hở lần lượt có phần trăm khối lượng Nitơ là  31,11% và 23,73%. Cho m gam hỗn hợp gồm X và Y có tỉ lệ số mol nX:nY=1:3 tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 44,16 gam muối. m có giá trị là

A. 22,2 gam.               B. 22,14 gam.              C. 33,3 gam.                D. 26,64 gam.

Dạng 3: amin phản ứng với dung dịch muối kim loại.

Câu 1: Cho 9,3g amin A tác dụng với lượng dư dung dịch FeCl3 thu được 10,7g kết tủa. CTCT của A là:

A. C2H5NH2                B. C3H7NH2                            C. C4H9NH2                D. CH3NH2

Câu 2: Để kết tủa hết 400ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và FeCl3 0,8M cần bao nhiêu gam hỗn hợp gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,25?

A. 41,4 gam.               B. 40,02 gam.              C. 51,75 gam.              D. Không đủ điều kiện để tính.

Câu 3: Một hỗn hợp gồm 2 amin đơn chức no kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Lấy 21,4 gam hỗn hợp cho vào dung dịch FeCl3 (có dư) thu được một kết tủa có khối lượng bằng khối lượng hỗn hợp trên. Công thức phân tử của 2 amin trên là

A. CH3NH2 và C2H5NH2.   

B. C2H5NH2   và C3H7NH2

C. C3H7NH2 và C4H9NH2.                 

D. C4H9NH2 và C5H11NH2.

Câu 4: Cho 24,9 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức mạch hở đồng đẳng kế tiếp tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được 21,4 gam kết tủa. Công thức và % khối lượng của 2 amin là

A. C2H7N( 27,11%) và C3H9N (72,89%).     

B. C2H7N( 36,14%) và C3H9N (63,86%).

C. CH5N( 18,67%) và C2H7N (81,33%).       

D. CH5N( 31,12%) và C2H7N (68,88%).

Câu 5: Một hỗn hợp X gồm 2 amin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng amin no đơn chức. Lấy 32,1g hỗn hợp cho vào 250ml dung dịch FeCl3 có dư thu được một kết tủa có khối lượng bằng khối lượng hỗn hợp trên. Loại bỏ kết tủa rồi thêm từ từ d2 AgNO3 vào cho tới khi kết thúc phản ứng thì phải dùng 1,5lit d2 AgNO3 1M. Nồng độ ban dầu của FeCl3 là:

A. 1M                          B. 2M                          C. 3M                          D. 2,5M

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Lý thuyết và bài tập về Amin, Anilin năm 2020 - Ôn tập môn Hóa học 12, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF