YOMEDIA

Giải Sinh 11 SGK nâng cao Chương 2 Bài 31 Tập tính (tt)

 
NONE

Bộ tài liệu Hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK Sinh 11 nâng cao Chương 2 Bài 31 Tập tính (tt) bao gồm các cách giải bài tập sau SGK cuối bài học theo chương trình SGK Sinh học 11 nâng cao được Hoc247 biên soạn để các em có thể củng cố kiến thức sau những giờ học trên lớp với các cách giải bài tập SGK khác nhau. Nội dung chi tiết mời các em xem tại đây.

ADSENSE

Bài 1 trang 122 SGK Sinh 11 nâng cao

Trình bày một số ví dụ về tập tính kiếm ăn - săn mồi của động vật?

Hướng dẫn giải

Một số tập tính kiếm ăn - săn mồi của động vật:

  • Chim phát hiện và bắt mồi chủ yếu nhờ thị giác và một phần nhờ thính giác. Các loài diều hâu, đại bàng... bay lượn rất cao để phát hiện mồi, khi thấy mồi (thú nhỏ, sâu bọ...) chúng sà xuống bắt. Các loài chim sâu, chào mào, chim chích, khướu... nhảy nhót trong các bụi, các cành cây tìm sâu bọ, quả, hạt... Chim gõ kiến thường dùng mỏ gõ vào thân cây, cành cây để sâu bọ chui ra hoặc phóng lưỡi vào trong lỗ cây để bắt mồi.
  • Tê tê là loại thú ăn sâu bọ. Để sống và tồn tại, hàng ngày chúng cần bắt ăn một số lượng côn trùng rất lớn. Chúng có tập tính bắt mồi rất kì lạ.
  • Khi gặp tổ mối hay tổ kiến là tê tê dùng hai chân trước bới đất, phá tổ, chui sâu vào đất để ăn mồi. Miệng tê tê không có răng và cũng chẳng há ra được, thực chất nó giống như một cái lỗ nhỏ. Tê tê dùng cái lưỡi rất dài thò qua lỗ miệng, phóng tới tấp vào các khe nhỏ của tổ mối, tổ kiến. Lưỡi của nó có chất dính và bằng động tác thò ra thụt vào cứ thế kiến, mối bị lôi tuột vào miệng, rồi tê tê nuốt chửng.

Bài 2 trang 122 SGK Sinh 11 nâng cao

Tìm và phân tích một số ví dụ về tập tính sinh sản của động vật?

Hướng dẫn giải

  • Phần lớn các tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng. Bao gồm nhiều pha hoạt động kế tiếp nhau, thể hiện dưới dạng một chuỗi phản xạ.
  • Ví dụ:
    • Chim điêu chân xanh sống ở các bờ biển phía Tây thuộc Trung và Nam Mỹ. Đôi chân màu xanh dương giúp chim điêu che chở con, giữ ấm cơ thể trong mùa đông và tìm kiếm bạn tình trong mùa sinh sản.Những chú chim điêu chân xanh quyến rũ chim mái bằng chính đôi chân đặc biệt của chúng. Khi gặp đối tượng, chú chim trống sẽ cố xòe rộng bàn chân xanh thông qua một vũ điệu lôi cuốn. Màu xanh ở chân càng đậm, mức độ hấp dẫn của chim trống càng cao.Nếu chim mái hài lòng với màn trình diễn và thích bàn chân xanh ấn tượng của chim điêu trống, cô nàng sẽ cùng tham gia điệu nhảy. Khi đó, cặp đôi sẽ trình diễn màn khiêu vũ đôi ấn tượng.
    • Khi quan sát tập tính ấp ủ trứng ở một số loài chim mòng biển, các nhà nghiên cứu Hà Lan đã thấy rằng: hình dạng, kích cỡ và màu sắc của trứng có ý nghĩa kích thích lên thị giác, đế tạo nên tập tính ấp trứng. Chim có xu hướng chọn ấp các quả trứng có kích cỡ to, chậm chí to hơn cả trứng của bản thân nó. Nếu trứng có cùng kích cỡ, thì chim lại có xu hướng chọn các quả có hoa văn, có màu sắc lốm đốm chứ không phải trắng tuyền và có hình dạng tròn đều chứ không vuông vức hay sắc cạnh. 

Bài 3 trang 122 SGK Sinh 11 nâng cao

Phân tích ý nghĩa của tập tính bảo vệ lãnh thổ?

Hướng dẫn giải

  • Chiếm giữ và bảo vệ lãnh thổ là một biểu hiện tập tính quan trọng ở giới Động vật, từ các động vật bậc thấp đến các nhóm động vật bậc cao.
    • Ở nhiều động vật thuộc lớp Thú, chúng dùng các chất tiết từ tuyến thơm, nước tiểu... để đánh dấu và xác định vùng lãnh thổ, chúng chiến đấu với những kẻ xâm phạm lãnh thổ bằng các trận giao tranh quyết liệt để giữ gìn nguồn thức ăn và nơi ở.
  • Ý nghĩa của tập tính bảo vệ lãnh thổ:
    • Đấu tranh bảo vệ lãnh thổ cũng là cơ hội để lựa chọn bạn tình (không phải mọi vùng lãnh thổ đều như nhau). Con cái thường chọn những con đực chiếm giữ vùng lãnh thổ tốt nhất. Vì ở đó, con cái có nhiều thức ăn và được bảo vệ an toàn hơn (nhờ vào uy của con đực to khỏe). Sự kết bạn như vậy đã làm cho con đực khỏe mạnh có nhiều cơ hội sinh con hơn và tung vào quần thể nguồn gen tốt để duy trì và phát triển nòi giống (dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên). 

Bài 4 trang 122 SGK Sinh 11 nâng cao

Nêu rõ nguyên nhân dẫn tới tập tính di cư của một số loài chim?

Hướng dẫn giải

  • Cứ đến mùa đông nhiều loài chim ở phương bắc vượt hàng ngàn, vạn cây số về phương nam ấm áp, thức ăn phong phú để sống, đến mùa xuân lại trở về phương bắc. Chẳng hạn, ở Việt Nam khoảng tháng 11 thấy xuất hiện những đàn sếu, ngỗng trời và vịt trời, nhưng khoảng tháng 3 năm sau chúng lại bay đi hầu hết.
  • Nguyên nhân chính của hiện tượng này là: mùa đông ở phương bắc giá lạnh, thiếu thức ăn, chim không sống nổi nên phải di cư.

Trên đây là nội dung hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK nâng cao môn Sinh 11 Chương 2 Tập tính (tt) được trình bày rõ ràng, khoa học. Hoc247 hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 11 học tập thật tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF