YOMEDIA

Giải Sinh 11 SGK nâng cao Chương 1 Bài 5 Trao đổi khoáng và nito ở thực vật (tt)

 
NONE

Bộ tài liệu Hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK Sinh 11 nâng cao Chương 1 Bài 5 Trao đổi khoáng và nito ở thực vật (tt) bao gồm các phương pháp giải bài tập sau SGK cuối bài học theo chương trình SGK Sinh học 11 nâng cao  được Hoc247 biên soạn để các em có thể củng cố sau các giờ học trên lớp với các cách giải bài tập SGK khác nhau. Nội dung chi tiết mời các em xem tại đây.

ADSENSE

Bài 1 trang 27 SGK Sinh 11 nâng cao

Hãy trình bày ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm đến quá trình hấp thụ các chất khoáng và nitơ?

Hướng dẫn giải

Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình trao đổi chất khoáng và nitơ:

  • Ánh sáng: Ánh sáng có ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ khoáng và nitơ trên cơ sở ánh sáng liên quan chặt chẽ với quá trình quang hợp, quá trình trao đổi nước của cây.
  • Nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ ở một giới hạn nhất định đã làm tăng sự hấp thụ các chất khoáng và nitơ. Nguyên nhân chính là do nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp của hệ rễ.
  • Độ ẩm đất: Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ với quá trình trao đổi chất khoáng và nitơ. Hàm lượng nước tự do trong đất nhiều sẽ giúp cho việc hòa tan nhiều các ion khoáng và các ion này dễ dàng được hấp thụ theo dòng nước. Độ ẩm đất cao sẽ giúp cho hệ rễ sinh trưởng tốt và tăng diện tiếp xúc của rễ với các phần tử keo đất và quá trình hút bám trao đổi các chất khoáng và nitơ giữa rễ và đất được tăng cường.
  •  Độ pH của đất: Độ pH của đất ảnh hưởng đến sự hòa tan các chất khoáng trong đất và do đó ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất khoáng của rễ. Nói chung pH của đất khoảng 6 - 6,5 là phù hợp cho việc hấp thụ tốt phần lớn các chất khoáng.
  • Độ thoáng khí: có sự trao đổi giữa C02 sinh ra do hô hấp rễ với các ion khoáng bám trên bề mặt keo đất. Nồng độ C02 cao thì sự trao đổi này tốt. Nồng độ 02 trong đất cao giúp cho hệ rễ hô hấp mạnh và do đó tạo được áp suất thấm thấu cao để nhận nước và các chất dinh dưỡng từ đất. 

Bài 2 trang 27 SGK Sinh 11 nâng cao

Giải thích tại sao: Đất chua lại nghèo dinh dưỡng?

Hướng dẫn giải

Đất có pH axit thường ít các nguvên tố dinh dưỡng vì các nguyên tố này bị các ion hiđrô (H+) thay thế trên bề mặt keo đất và khi ở dạng tự do thì dễ bị rửa trôi. Vì vậy người ta nói: đất chua thì nghèo dinh dưỡng. 


Bài 3 trang 27 SGK Sinh 11 nâng cao

Vì sao khi trồng cây người ta phải thường xuyên xới đất ở gốc cây cho tơi xốp?

Hướng dẫn giải

  • Cần phải thường xuyên xới đất ở gốc cây trồng là để đất thoáng khí. Trong hô hấp của rễ có sinh ra C02. C02 này có sự trao đối với các ion khoáng bám trên bề mặt keo đất. Khi có nồng độ C0cao thì sự trao đổi này diễn ra mạnh hơn.
  • Mặt khác, nồng độ 02 trong đất cao giúp cho hệ rễ -hô hấp mạnh hơn nên tạo ra áp suất thẩm thấu cao đế nhận nước và các chất dinh dưỡng từ đất. 

Bài 4 trang 27 SGK Sinh 11 nâng cao

Hãy cho một ví dụ về cách tính lượng phân bón cho một thu hoạch định trước?

Hướng dẫn giải

Ví dụ về cách tính phân bón cho một thu hoạch định trước:

  • Hãy tính lượng phân bón nitơ cần thiết để có một thu hoạch 50 tạ thóc/ha? Biết rằng: Nhu cầu dinh dưỡng của lúa là: 1,4 kg nitơ / tạ thóc, lượng chất dinh dưỡng còn lại trong đất bằng 0, hệ số sử dụng phân nitơ là 60%.
  • Cách tính như sau:
  • Lượng nitơ cần phải bón:   = (1,4.5.100)/60 =116,7 kg Nitơ/ha

Bài 5 trang 27 SGK Sinh 11 nâng cao

Hãy chọn phương án trả lời đúng. Khi lá cây bị vàng (do thiếu chất diệp lục). Nhóm nguyên tố khoáng nào liên quan đến hiện tượng này?

A. P, K, Fe

B. S, P, K.

C. N, Mg, Fe.

D. N, K, Mn.

E. P, K, Mn.

Hướng dẫn giải

Đáp án C
Trên đây là nội dung hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK nâng cao môn Sinh 11 Chương 1 Trao đổi khoáng và nito ở thực vật (tt) được trình bày rõ ràng, khoa học. Hoc247 hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 11 học tập thật tốt!
 

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF