YOMEDIA

Giải Lý 11 SGK nâng cao Chương 7 Bài 53 Kính hiển vi

 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Giải bài tập SGK Vật lý 11 nâng cao Chương 7 Bài 53 Kính hiển vi, tài liệu được biên soạn nhằm hỗ trợ các em học sinh lớp 11 phương pháp giải và kĩ năng làm bài tập trong chương 7 Mắt. Các dụng cụ quang. Hy vọng rằng đây sẽ là một tài liệu hữu ích trong quá trình ôn tập và rèn luyện của các em. Chúc các em học tốt! 

ADSENSE

Bài 1 trang 263 SGK Vật lý 11 nâng cao

Để điều chỉnh kính hiển vi khi ngắm chừng trong trường hợp nào sau đây là đúng?

A. Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

B. Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách giữ nguyên toàn bộ ống kính, đưa vật lại gần vật kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

C. Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

D. Thay đổi khoảng cách giữa vật và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

Hướng dẫn giải:

Trong kính hiển vi, khoảng cách giữa vật kính và thị kính được giữ không đổi. 

→Để điều chỉnh kính hiển vi khi ngắm chừng, ta phải thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

Chọn đáp án A.


Bài 2 trang 263 SGK Vật lý 11 nâng cao

Chọn câu đúng.

Công thức về số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực là:

A. \({G_\infty } = \frac{{2\delta .D}}{{{f_1}{f_2}}}\)

B. \({G_\infty } = \frac{{\delta .D}}{{2{f_1}{f_2}}}\)

C. \({G_\infty } = \frac{{{f_1}{f_2}}}{{\delta D}}\)

D. \({G_\infty } = \frac{{\delta .D}}{{{f_1}{f_2}}}\)

Hướng dẫn giải:

Công thức về số bộ giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực:   \({G_\infty } = \frac{{\delta .D}}{{{f_1}{f_2}}}\)

Chọn đáp án D.


Bài 3 trang 263 SGK Vật lý 11 nâng cao

Một kính hiển vi có vật kính với tiêu cự f1 = 1 cm và tai kính với tiêu cự f2 = 4 cm. Hai thấu kính cách nhau 17 cm. Tính độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực. Lấy Đ = 25 cm

Hướng dẫn giải:

Ta có: f1­ = 1cm, f2 = 4cm, O1O2 = 17 cm

Số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực:

\(\begin{array}{l} \delta = {O_1}{O_2} - \left( {{f_1} + {f_2}} \right) = 17 - 5 = 12\left( {cm} \right)\\ \Rightarrow {G_\infty } = \frac{{\delta D}}{{{f_1}{f_2}}} = \frac{{12.25}}{{1.4}} = 75 \end{array}\)


Bài 4 trang 263 SGK Vật lý 11 nâng cao

Một kính hiển vi có vật kính với tiêu cự f1 = 4 mm, thị kính với tiêu cự f2 = 20 mm và độ dài quang học δ = 156 mm. Người quan sát có mắt bình thường với điểm cực cận cách mắt một khoảng Đ = 250 mm. Mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính. Hãy xác định:

a) Khoảng cách từ vật đến vật kính trong trường hợp ngắm chừng này.

b) Số bội giác trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực.

c) Góc trông ảnh, biết AB = 2 μm.

Hướng dẫn giải:

Ta có: 

f1 = 4mm = 0,4 cm, f2 = 20mm = 2cm, δ = 15,6 cm,

O1O2 = f1 + δ + f2 = 18cm

a) Mắt bình thường có Đ = 25 cm. Đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính \( \Rightarrow l = 2cm\)

Sơ đồ tạo ảnh

bài 53 kính hiển vi SGK Vật lí 11 Nâng cao 

  • Ngắm chừng ở cực cận:

 

\(\begin{array}{l} \circ \,d_2^\prime = - (D - l) = - (25 - 2) = - 23cm\\ \Rightarrow {d_2} = \frac{{{d_2}^\prime {f_2}}}{{{d_2}^\prime - {f_2}}} = \frac{{ - 23.2}}{{ - 23 - 2}} = 1,84cm\\ \circ \,d_1^\prime = {O_1}{O_2} - {d_2}\\ = \left( {{f_1} + {f_2} + \delta } \right) - {d_2}\\ = \left( {0,4 + 2 + 15,6} \right) - 1,84 = 16,16cm\\ \Rightarrow {d_1} = \frac{{{d_1}^\prime {f_1}}}{{{d_1}^\prime - {f_1}}} = \frac{{16,16.0,4}}{{16,16 - 0,4}} = 0,41015cm \end{array}\)

Vậy khoảng cách từ vật đến vật kính là 0,41015 cm.

  • Ngắm chừng ở cực viễn (vô cực):

\(\begin{array}{l} {d_2}^\prime = - \left( {O{C_V} - l} \right) = - \infty \\ \Rightarrow {d_2} = {f_2} = 2cm\\ {d_1}^\prime = {O_1}{O_2} - {d_2} = 18 - 2 = 16cm\\ \Rightarrow {d_1} = \frac{{{d_1}^\prime .{f_1}}}{{{d_1}^\prime - {f_1}}} = 0,41026 \end{array}\)

Vậy khoảng cách từ vật dên vật kính trong trường hợp này là:

\(0,41015cm \le d \le 0,41026cm.\)

b)  Số bội giác trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực:

\({G_\infty } = \frac{{\delta D}}{{{f_1}{f_2}}} = \frac{{15,6.25}}{{0,4.2}} = 487,5\)

c)  Cho \(AB = 2\mu m = {2.10^{ - 6}}\left( m \right)\)

Ta có : \({G_\infty } = \frac{{\tan \alpha }}{{\tan {\alpha _0}}} = \frac{\alpha }{{{\alpha _0}}} \Rightarrow \alpha  = {G_\infty }.{\alpha _0}\)

Với  \({\alpha _0} = \frac{{AB}}{D} = \frac{{{{2.10}^{ - 6}}}}{{25}} = {8.10^{ - 6}}\left( {rad} \right)\)

Vậy, Góc trông ảnh \(\alpha  = {G_\infty }.{\alpha _0} = 487,5 \times {8.10^{ - 6}} = 3,{9.10^{ - 3}}\left( {rad} \right)\)

 

Trên đây là nội dung hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK nâng cao môn Vật lý 11 Chương 7 Bài 53 Kính hiển vi được trình bày rõ ràng, cụ thể với phương pháp ngắn gọn và khoa học. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh lớp 11 học tập thật tốt! 

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF