YOMEDIA

Giải Lý 11 SGK nâng cao Chương 5 Bài 41 Hiện tượng tự cảm

 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK nâng cao môn Vật lý 11 Chương 5 Bài 41 Hiện tượng tự cảm được biên soạn đầy đủ và chi tiết, bám sát với chương trình học tại trường. Nội dung tài liệu sẽ giúp các em hiểu sâu hơn về lý thuyết và phương pháp giải các bài tập, qua đó giúp các em nắm vững những kiến thức trọng tâm, áp dụng tốt công thức để giải các bài tập của chương 5 Cảm ứng điện từ. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

Bài 1 trang 199 SGK Vật lý 11 nâng cao

Chọn phương án đúng

Sự biến đổi của dòng điện trong một mạch điện theo thời gian được cho trên hình  41.4. Gọi suất điện động tự cảm trong khoảng thời gian từ 0s đến 1s là e1, từ 1s đến 3s là e2.

bài 41 hiện tượng tự cảm SGK Vật lí 11 Nâng cao

Ta có: 

A. e1=e          B. e1=2e        

C. e1=3e        D. \({e_1} = \frac{1}{2}{e_2}\)

Hướng dẫn giải:

Suất điện động tự cảm t1 = 0 đến t2 = 1 (s) là

\(\,{e_1} =  - L\frac{{{\rm{\Delta }}i}}{{{\rm{\Delta }}t}} =  - L\frac{{1 - 2}}{1} = L\) (V)

Suất điện động tự cảm từ t2 = 1 (s) đến t3= 3 (s) là:

\({e_2} =  - L\frac{{{\rm{\Delta }}i}}{{{\rm{\Delta }}t}} =  - L\frac{{0 - 1}}{2} = \frac{L}{2}\)

Vậy e1 = 2e2

Chọn đáp án B.


Bài 2 trang 199 SGK Vật lý 11 nâng cao

Tính hệ số tự cảm của một ống dây dài 50cm, diện tích tiết diện ngang của ống là 10cm2. Cho biết ống dây có 1000 vòng dây.

Hướng dẫn giải:

  • Thể tích của ống dây: \(V = S.l = 10.50 = 500\)

  • Hệ số tự cảm của ống dây là:

\(\begin{array}{l} L = 4\pi {.10^{ - 7}}{n^2}V = 4\pi {.10^{ - 7}}{\left( {\frac{N}{l}} \right)^2}V\\ \Rightarrow L = 4\pi {.10^{ - 7}}{\left( {\frac{{1000}}{{0,5}}} \right)^2}{.500.10^{ - 6}}\\ \Rightarrow L = 0,{25.10^{ - 2}}\left( H \right)\\ \Leftrightarrow L = 2,5{\rm{ }}\left( {mH} \right) \end{array}\)


Bài 3 trang 199 SGK Vật lý 11 nâng cao

Một ống dây dài được quấn với mật độ 2000 vòng/m. Ống có thể tích 500cm3. Ống dây được mắc vào một mạch điện. Sau khi đóng công tắc, dòng điện trong ống biến đổi theo thời gian như đồ thị trên hình 41.5. lúc đóng công tắc ứng với thời điểm t = 0. Tính suất điện động tự cảm trong ống.

bài 41 hiện tượng tự cảm SGK Vật lí 11 Nâng cao

a) Từ sau khi đóng công tắc đến thời điểm t = 0,05s.

b) Từ thời điểm t = 0,05s về sau.   

Hướng dẫn giải:

n = 2000 = 2.103 vòng/m

V = 500cm3 = 5.10-4 m3

Hệ số tự cảm của ống dây:

\(\begin{array}{l} L = 4\pi {.10^{ - 7}}{n^2}V\\ = 4\pi {.10^{ - 7}}{\left( {{{2.10}^3}} \right)^2}.\left( {{{5.10}^{ - 4}}} \right)\\ \Rightarrow L = 2,{512.10^{ - 3}}\left( H \right) \end{array}\)

Suất điện động tự cảm \({e_{tc}} =  - L\frac{{{\rm{\Delta }}i}}{{{\rm{\Delta }}t}}\) (dấu trừ thể hiện định luật Len-xơ)

a) Từ t1 = 0 đến t2= 0,05 (s):  \({\rm{\Delta }}t = 0,05\left( s \right)\)

Ta có: \({e_{tc}} = 2,{512.10^{ - 3}}.\frac{{5 - 0}}{{0,05}} = 0,25\left( V \right)\)

b) Từ thời điểm t = 0,05 về sau thì ta thấy: Δi = 0

→ Suất điện động tự cảm trong ống là: \({e_{tc}} = 0\)

 

Trên đây là nội dung hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK nâng cao môn Vật lý 11 Chương 5 Bài 41 Hiện tượng tự cảm được trình bày rõ ràng, cụ thể với phương pháp ngắn gọn và khoa học. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh lớp 11 học tập thật tốt! 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF