YOMEDIA

Giải Hóa 10 SGK nâng cao Chương 4 Bài 26 Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ

 
NONE

Dưới đây là Hướng dẫn giải Hóa 10 SGK nâng cao Chương 4 Bài 26 Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ được hoc247 biên soạn và tổng hợp, nội dung bám sát theo chương trình SGK Hóa học 10 nâng cao giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn tập kiến thức hiệu quả hơn. 

ADSENSE

Bài 1 trang 109 SGK Hóa 10 nâng cao

Trong các phản ứng hóa hợp dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử?

A. CaCO3 + H2O + CO3 → Ca(HCO3)2

B. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

C. 2SO2 + O2 → 2SO3

D. BaO + H2O → Ba(OH)2

Hướng dẫn giải:

Chọn C.

Phản ứng:  2SO2 + O2 → 2SO3  : Là phản ứng oxi hóa khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố


Bài 2 trang 109 SGK Hóa 10 nâng cao

Trong các phản ứng phân hủy dưới đây, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa – khử?

A. 2KMnO4 → K2MnO2 + MnO2 + O2

B. 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

C. 4KClO3 → 3KClO4 + KCl

D. 2KClO→ 2KCl + 3O2

Hướng dẫn giải:

Chọn B


Bài 3 trang 110 SGK Hóa 10 nâng cao

Phản ứng  Sơ đồ  Có sự thay đổi số oxi hóa  Không có sự thay đổi số oxi hóa
Hóa hợp  A + B → AB    
Phân hủy  AB → A + B    

Thế 
AB + C → AC + B    

Trao đổi 
AB + CD → AD + CB    

Hãy điển các ví dụ vào ô trống, mỗi ô ghi lại 2 phương trình hóa học (nếu có) không trùng với các phản ứng trong bài học, có ghi rõ số oxi hóa của các nguyên tố. Để trống các ô không phản ứng thích hợp.

Hướng dẫn giải:

 

Phản ứng  Sơ đồ  Có sự thay đổi số oxi hóa  Không có sự thay đổi số oxi hóa
Hóa hợp  A + B → AB 4Na + O2 → 2Na2O CaO + CO2 → CaCO3
Phân hủy  AB → A + B 2KClO3 → 2KCl + 3O2 MgCO3 → MgO + CO2

Thế 
AB + C → AC + B Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2  

Trao đổi 
AB + CD → AD + CB   2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 + 2NaCl

Bài 4 trang 110 SGK Hóa 10 nâng cao

Người ta có thể tổng hợp được amoniac (NH3) từ khí nitơ và khí hiđro.

a) Viết phương trình hóa học.

b) Số oxi hóa của các nguyên tố biến đổi như thế nào trong phản ứng hóa học đó?

Hướng dẫn giải:

Câu a:

Phản ứng xảy ra: N+ 3H2 → 2NH3

Câu b:

Nitơ có số oxi hóa giảm từ 0 xuống -3. Còn hiđro có số oxi hóa tăng từ 0 lên +1.


Bài 5 trang 110 SGK Hóa 10 nâng cao

a) Viết phương trình hóa học của những biến đổi sau:

- Sản xuất vôi sống bằng cách nung đá vôi.

- Cho vôi sống tác dụng với nước (tôi vôi).

b) Số oxi hóa của các nguyên tố trong những phản ứng trên có biến đổi không?

Hướng dẫn giải:

Câu a:

Các phản ứng hóa học:

- Phản ứng sản xuất vôi:

- Phản ứng tôi vôi:

\(\mathop {CaO}\limits^{ + 2\,\,\,\,\,\, - 2}  + \mathop {{H_2}O}\limits^{ + 1\,\,\,\,\,\,\,\, - 2}  \to \mathop {Ca{{(OH)}_2}}\limits^{ + 2\,\,\,\,\, - 2\,\,\, + 1} \)

Câu b:

Trong các phản ứng trên không có sự thay đổi số oxi hóa.


Bài 6 trang 110 SGK Hóa 10 nâng cao

Glixerol trinitrat là chất nổ đinamit. Đó là một chất lỏng có công thức phân tử C3H5O9N3, rất không bền, bị phân hủy tạo ra CO2, H2O, N2 và O2.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng phân hủy glixerol trinitrat.

b) Hãy lính thể tích khí sinh ra khi làm nổ 1 kg chất nổ này. Biết rằng ở điều kiện phản ứng, 1 mol khí có thể tích là 50 lít.

Hướng dẫn giải:

Câu a:

Phương trình phản ứng:

4C3H5O9N3 → 12CO2 + 10H2O + 6N2 + O2

Câu b:

nglixerol = 1000/227 mol

Thể tích khí sinh ra:

Theo phản ứng: Cứ 4 mol glixerol trinitrat khi nổ tạo ra 29 mol chất khí

Vậy 1kg glixerol trinitrat khi nổ tạo ra số mol chất khí:

⇒ n = (29.1000)/(4.227) = 31,94(mol) ⇒ Vkhí = 31,94 x 50 ≈ 1597 (lít).


Bài 7 trang 110 SGK Hóa 10 nâng cao

Hợp chất A (không chứa clo) cháy được trong khí clo tạo ra nitơ và hiđro clorua.

a) Xác định công thức phân tử của khí A, biết rằng tỉ lệ giữa thể tích khí clo tham gia phản ứng và thể tích nitơ tạo thành là 3: 1.

b) Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa A và clo.

c) Tính số oxi hóa của tất cả các nguyên tố trước và sau phản ứng.

Hướng dẫn giải:

Câu a:

Xác định công thức khí A:

Sơ đồ phản ứng: A + Cl2 → N2 + 2HCl

Theo sơ đồ ta thấy: Cứ 1 thể tích Clo tương ứng tạo ra 2 thể tích khí HCl

Từ tỉ lệ: VCl2 : VN2 = 3:1 ⇒ VHCl : VN2 = 6:1

Vậy trong phân tử A có 3 nguyên tố H và 1 nguyên tử N. Công thức phân tử của A là: NH3.

Câu b:

Phản ứng: 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

Câu c:

Tính số oxi hóa:


Bài 8 trang 110 SGK Hóa 10 nâng cao

Cho ba ví dụ về phản ứng tỏa nhiệt và ba ví dụ về phản ứng thu nhiệt.

Hướng dẫn giải:

Ba ví dụ về phản ứng tỏa nhiệt (ΔH < 0):

C(r) +O2(k) → CO2(k)   (ΔH = -393,5 KJ/mol)

CuSO4(dd) + Zn(r) → ZnSO4(dd) + Cu(r); ΔH = -231,04 KJ/mol

HI(k) → 1/2H2(k)  + 1/2I2(k) ;  ΔH = -25,9 KJ/mol

Ba ví dụ về phản ứng thu nhiệt (ΔH > 0):

C(r) + H2O(k) → CO(k) + H2(k); ΔH = + 131,25 KJ/mol

1/2H2(k) + 1/2I2(k) → HI(k); ΔH = + 25,9 KJ/mol

CaCO3(r) → CaO(r) + CO2(k);  ΔH =+ 177,9 KJ/mol

 

Trên đây là nội dung chi tiết Giải bài tập nâng cao Hóa 10 Chương 4 Bài 26, với hướng dẫn giải chi tiết, rõ ràng, trình bày khoa học. Hoc247 hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 10 học tập thật tốt!

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF