YOMEDIA

Đề thi giữa HK2 lớp 10 năm 2018-2019 môn Ngữ văn Trường THPT Yên Lạc 2

Tải về
 
NONE

Đề thi giữa HK2 lớp 10 năm 2018-2019 môn Ngữ văn Trường THPT Yên Lạc 2 được Học247 tổng hợp nhằm mục đích cung cấp thêm tư liệu tham khảo cho các em. Với hệ thống đề thì gồm hai phần chính: đề thi và gợi ý đáp án chi tiết, các em sẽ tự kiểm tra năng lực Ngữ văn của bản thân một cách hiệu quả nhất. Chúc các em có một kì thi giữa kì đạt chất lượng.

ADSENSE
YOMEDIA

  SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC                                                    ĐỀ THI GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2018-2019

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2                                                        Bài thi: NGỮ VĂN- KHỐI 10

                                               Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

 

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Việc theo đuổi đam mê có thể sẽ mang lại nhiều phần thưởng, nhưng điều đó không có nghĩa là cuộc sống của bạn không có nhiều thách thức hoặc những đấu tranh. Bất cứ một người tận tụy nào dù là một y tá, họa sĩ, nhà xây dựng, linh mục hay diễn viên đều có thể nói với bạn rằng, sự chăm chỉ, sự hi sinh và nỗ lực to lớn là những điều cần thiết, ngay cả với những người yêu thích công việc họ làm. [...] Hầu hết những người được niềm đam mê thúc đẩy đều chấp nhận sự hi sinh và tranh đấu. Helen Keller đã vượt lên khuyết tật mù và điếc để trở thành niềm cảm hứng, nguồn khích lệ đối với triệu người trên thế giới. Bà đã từng nói: “Trong sự dễ dàng và bình lặng, tính cách không thể phát triển được. Chỉ qua khó khăn thử thách, tâm hồn mới trở nên mạnh mẽ, khát vọng mới được khơi nguồn và thành công mới được gặt hái”. “Thành công bất ngờ” thường là kết quả của nhiều năm lao động chăm chỉ và âm thầm. Ỷ vào vinh quang thoáng chốc thường không phải là một sự lựa chọn. Tuy nhiên có lẽ không có phần thưởng nào lớn hơn được làm việc mà bạn sinh ra để làm trong khi phục vụ một mục đích lớn lao hơn bản thân bạn. Trong chuyến đi của mình, tôi gặp rất nhiều người, cả đàn ông và phụ nữ, đang thực hiện sứ mệnh tạo ra sự thay đổi tích cực bằng chia sẻ tài năng và sự hiểu biết của họ. Chúng ta chia sẻ về những cuộc đấu tranh vượt qua nghịch cảnh và khích lệ người khác vượt lên nghịch cảnh mà họ đang đối mặt.

(Trích Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng - Nick Vuijic, NXB Tổng hợp Tp.HCM)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản?

Câu 3. Theo anh/chị vì sao bà Helen Keller cho rằng: Thành công bất ngờ thường là kết quả của nhiều năm lao động chăm chỉ và âm thầm. Ỷ vào vinh quang thoáng chốc thường không phải là một sự lựa chọn?

Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị ?

II.  PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong phần Đọc - hiểu: Trong sự dễ dàng và bình lặng, tính cách không thể phát triển được. Chỉ qua khó khăn thử thách, tâm hồn mới trở nên mạnh mẽ, khát vọng mới được khơi nguồn và thành công mới được gặt hái.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích nhân vật “khách” trong tác phẩm Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.

 

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

------------------------HẾT-----------------------

 

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI

A. LƯU Ý CHUNG:

1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.

2. Do đặc trưng của bộ môn Văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học.

B. ĐÁP ÁN:

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

  • Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu.
  • Yêu cầu chung: Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản để làm bài.
  • Yêu cầu cụ thể:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Câu 2: Nội dung chính: Việc theo đuổi đam mê có thể sẽ mang lại nhiều phần thưởng, nhưng điều đó không có nghĩa là cuộc sống của bạn không có nhiều thách thức hoặc những đấu tranh.

Câu 3: Bà Helen Keller cho rằng: Thành công bất ngờ thường là kết quả của nhiều năm lao động chăm chỉ và âm thầm. Ỷ vào vinh quang thoáng chốc thường không phải là một sự lựa chọn: Vì có lao động cần cù, chăm chỉ thì mới có thể thành công. Còn nếu ỷ lại vào vinh quang thoáng chốc cũng đồng nghĩa với việc ta bằng lòng với thành công hiện tại và không còn mục tiêu phấn đấu.

Câu 4:

  • Học sinh có thể trình bày suy nghĩ cá nhân, lí giải hợp lí. Có thể chọn một trong số gợi ý sau:
    • Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng. Vì nó là sẽ giúp bản thân mỗi chúng ta vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, vươn lên và thành công.
    • Thành công là quá trình lao động miệt mài, chăm chỉ và phải trải qua nhiều khó khăn, thất bại.
    • Đừng hài lòng, ỷ lại vào vinh quang thoáng chốc.

II.  PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong phần Đọc - hiểu: Trong sự dễ dàng và bình lặng, tính cách không thể phát triển được. Chỉ qua khó khăn thử thách, tâm hồn mới trở nên mạnh mẽ, khát vọng mới được khơi nguồn và thành công mới được gặt hái.

  • Yêu cầu chung:
    • Câu này kiểm tra năng lực viết đoạn nghị luận xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ và chính kiến của mình để làm bài.
  • Yêu cầu cụ thể:
    • Hình thức:
      • Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ. 
      • Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
    • Nội dung
      • Giải thích 
        • Có thể hiểu “sự dễ dàng và bình lặng” là: môi trường êm đềm, không có va chạm, không khó khăn, thử thách. ⇒ Ý kiến trên khẳng định: qua những thử thách tính cách con người mới phát triển, từ đó mới có thể chạm tay tới thành công.
      • Bàn luận
        • Cuộc sống “dễ dàng và bình lặng” ta sẽ không có nhu cầu trang bị những điều cần thiết để đối diện với khó khăn, thử thách. Chính vì thế mà khi bước ra khỏi nơi bình yên ấy ta dễ bị vấp ngã, cám dỗ và khó đứng dậy được; ta sẽ không biết giá trị của đấu tranh và niềm hạnh phúc.
        • Nếu chúng ta can đảm thoát ra khỏi cuộc đời bình lặng, đối diện với gió to, sóng lớn, có thể vấp ngã nhưng sẽ rút ra được kinh nghiệm, bài học cho mình.
        • Có trải qua những thử thách ta mới hiểu được giá trị của hạnh phúc, thành công đắt như thế nào.
        • Cần phê phán những người có lối sống “thu mình vào vỏ ốc”, ngại thử thách, ngại đấu tranh.
      • Bài học nhận và hành động
        • Cuộc sống là vô vàn những điều biến động. Vì vậy, ta phải biết dấn thân vào khó nhăn thì mới thành công; sự dấn thân ấy sẽ giúp ta trở nên mạnh mẽ hơn, tự tin hơn.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích nhân vật “khách” trong tác phẩm Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu (5,0 điểm).

  • Yêu cầu chung: 
    • Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm ngị luận văn học để tạo lập văn bản. 
    • Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 
    • Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm.
  • Yêu cầu cụ thể:
    • Giới thiệu vài nét về tác phẩm (0,5 điểm)
      • Giới thiệu tác giả Trương Hán siêu, tác phẩm Phú sông Bạch Đằng (hoàn cảnh ra đời của bài phú). 
      • Khái quát chung về nhân vật “khách”: Là hình tượng sáng tạo nghệ thuật của tác giả để gửi gắm tình cảm, cảm xúc, tư tưởng.
    • Phân tích hình tượng nhân vật “khách” (3,0 điểm)
      • Khách có tâm hồn tự do, phóng khoáng: Giương buồm, giong gió, lướt bể chơi trăng mải miết. 
        • Khách dạo chơi phong cảnh không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà còn nghiên cứu cảnh trí của đất nước, bồi bổ tri thức. 
        • Có hoài bão lớn lao: Nơi có...chẳng biết; Đầm Vân Mộng vẫn còn tha thiết. 
        • Tráng chí của “khách” được gợi lên qua hai loại địa danh: 
          • Các địa danh của Trung quốc: Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng -> những vùng đất nổi tiếng, đều được Khách đi qua bằng sách vở và trí tưởng tượng phong phú. 
        • Một loạt các danh lam thắng cảnh của Đại Việt: cửa Đại Than, bến Đông Triều và nhân vật Khách dừng chân ở Bạch Đằng, dòng sông của chiến công lịch sử vẻ vang của dân tộc. 
        • Tâm hồn say mê, chủ động đến với thiên nhiên: Cách nói cường điệu “sớm Nguyên Tương - chiều Vũ Huyệt”, hành trình dài được khách thực hiện trong một ngày. Không gian, thời gian của cuộc hành trình đã nâng cao tầm vóc của khách.
      • Hình tượng “khách” qua những cảm xúc trước cảnh sông Bạch Đằng 
        • Cảnh sắc thiên nhiên trên sông Bạch Đằng: hùng vĩ, thơ mộng, trữ tình: Bát ngát sóng kình muôn dặm, thướt tha đuôi trĩ một màu, nước trời một sắc, phong cảnh ba thu... 
        • Tâm trạng của “khách”: 
          • Vui mừng trước cảnh đẹp của sông nước, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.
          • Niềm tự hào trước dòng sông ghi dấu những chiến công lịch sử. 
          • Buồn thương, tiếc nuối trước cảnh vật đổi thay, chiến trường xưa oanh liệt nay chỉ còn trơ trọi, hoang vu, hiu quạnh. 
          • Tư thế đứng lặng giờ lâu cho thấy tâm thế đắm chìm vào cảm xúc buồn thương, tiếc nuối của khách.
        • Khách có những phát hiện tinh tế, cụ thể vẻ đẹp cảnh sắc phong phú, đa dạng của sông Bạch Đằng. 
      • ⇒ Là con người yêu thiên nhiên, tự hào về những cảnh sắc hào hùng gắn với lịch sử dân tộc.
      • Hình tượng “khách” qua niềm tự hào về những chiến công lịch sử
        • Khách không trực tiếp tham gia vào câu chuyện của các vị bô lão nhưng câu chuyện về những chiến công vẻ vang của một thời lịch sử oanh liệt gắn với con sông Bạch Đằng đã gieo vào lòng khách niềm tự hào, kiêu hãnh về quá khứ hào hùng của dân tộc. 
        • Khách đồng tình với các vị bô lão trong việc lí giải nguyên nhân của chiến thắng do thiên thời - địa lợi - nhân hòa và đặc biệt nhấn mạnh yếu tố con người.
      • Lời ca của “khách”
        • Cụ thể hóa chân lí của các bô lão đã bình luận ở trên: anh hùng lưu danh ở đây chính là hai vị thánh quân anh minh: Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông sẽ lưu danh muôn thuở, tiếng thơm lưu truyền mãi mãi. 
        • Ca ngợi dòng sông Bạch Đằng lịch sử ghi dấu những chiến công anh hùng suốt chiều dài lịch sử đất nước. 
        • Mượn ý trong câu thơ Đỗ Phủ “Tịnh tẩy giáp binh trường bất dục” (rửa sạch vũ khí mãi mãi không dùng đến) mong muốn hòa bình  Đây cũng chính là mục đích của những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. 
        •  Khẳng định vai trò của con người, đặc biệt là yếu tố nhân đức → quyết định làm nên chiến thắng.
    • Nghệ thuật (0,5 điểm) 
      • Là đỉnh cao nghệ thuật của thể Phú trong văn học trung đại Việt Nam. 
      • Lời văn linh hoạt, ngôn ngữ trang trọng, hàm súc, hình tượng nghệ thuật sinh động. 
      • Sử dụng phép liệt kê, phóng đại, ẩn dụ. 
      • Cách kể và tả ngắn gọn nhưng giàu sức biểu đạt.
    • Đánh giá chung (0,5 điểm) 
      • Khái quát nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật. 
      • Với hình tượng nhân vật khách, bài phú thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc của tác giả.
    • Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
    • Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF