YOMEDIA

Đề KTCL HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 6 - Trường THCS Nam Điền

Tải về
 
NONE

Nhằm mang đến cho các em học sinh nhiều tài liệu ôn tập phong phú, HOC247 xin tổng hợp và gửi đến các em Đề KTCL HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 6 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Trường THCS Nam Điền. Với tài liệu này, các em có thể  ôn tập lại kĩ hơn những kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá thử năng lực của bản thân trước khi bước vào kì thi quan trọng sắp tới. Bây giờ, chúng ta hãy cùng làm bài nhé!

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THCS NAM ĐIỀN                                                                    ĐỀ KTCL HỌC KÌ 2

                                                                                                            NĂM HỌC: 2019 - 2020

                                                                                                               MÔN: NGỮ VĂN 6

 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Đọc kỹ câu hỏi và chọn phương án theo em là đúng nhất.

Câu 1: Trong các câu sau, câu nào không sử dụng nghệ thuật hoán dụ?

A. Áo chàm đưa buổi phân ly.                                     B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

C. Ngày Huế đổ máu.                                                  D. Bàn tay ta làm nên tất cả.

Câu 2: Trong câu: “Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng” có mấy phó từ?

A. Một.       B. Hai.                    C. Ba.                D. Bốn

Câu 3: Hình ảnh nào sau đây không phải nhân hóa?

A. Cây dừa sải tay bơi                                            B. Cỏ gà rung tai   

C. Bố em đi cày về                                                  D. Kiến hành quân đầy đường

Câu 4: Dòng nào thể hiện đúng và đủ cấu trúc phép so sánh?

A. Sự vật được so sánh- từ so sánh – sự vật so sánh

B. Từ so sánh- sự vật so sánh- phương diện so sánh.

C. Sự vật được so sánh- phương diện so sánh- từ so sánh-sự vật so sánh.

D. Sự vật được so sánh- phương diện so sánh- từ so sánh- sự vật dùng để so sánh.

Câu 5. Câu thơ nào sau đây có sử dụng nghệ thuật ẩn dụ:

  1. Người Cha mái tóc bạc                                C. Bác  vẫn ngồi đinh ninh
  2. Bóng  Bác cao lồng lộng                              D. Chú cứ việc ngủ ngon

Câu 6. Nếu viết: “ Buổi sáng, khi mặt trời lên cao” thì câu trên mắc lỗi nào?

A. Thiếu chủ ngữ                                              C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ           

B. Thiếu vị ngữ                                                 D. Đủ các thành phần câu

Câu 7. Nghĩa của từ “tung hoành” được giải thích dưới đây theo cách nào?

“Tung hoành”: Thỏa chí hành động không gì cản trở được.

A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

B. Miêu tả hành động, sự vật mà từ biểu thị

C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích

D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích

Câu 8: Trong hai dòng thơ sau dòng nào viết đúng chính tả:

A. Ca nô đội lệch                    B. Ca lô đội lệch

PHẦN II: ĐỌC- HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“ Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

                     Ấm hơn ngọn lửa hồng

                                                             (SGK Ngữ văn 6 –NXB Giáo dục 2018)

Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào ? Ai là tác giả bài thơ?

             Câu 2. Đoạn thơ viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

             Câu 3. Em biết gì về hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

Câu 4. Trong đoạn thơ,tác giả sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật gì? Viết đoạn văn 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?

PHẦN III: TẬP LÀM VĂN: ( 5 điểm)

Hãy tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi.  

..............HẾT..............

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

B

C

D

A

C

A

B

 

PHẦN II: ĐỌC- HIỂU (3 điểm)

Câu 1:

  • Đoạn thơ trên trích trong bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ
  • Tác giả:Minh Huệ

Câu 2:

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 3:

Hoàn cảnh:  Bài thơ dựa trên sự kiện: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.

Câu 4:

Trong đoạn thơ tác giả sử dụng thành công biện pháp : so sánh

Hình thức: HS trình bày thành đoạn văn 8-10 câu

Nội dung:

  Hiệu quả biểu đạt của nghệ thuật trong đoạn thơ:                                           

  • Khổ thơ trên được trích trong bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ. Trong khổ thơ trên sử dụng biện pháp so sánh( như; hơn), kết hợp từ láy( lồng lộng) cho thấy  trạng thái mơ màng  của anh đội viên ( như trong giấc mộng). Anh cảm nhận được sự lớn lao và gần gũi của Bác - vị lãnh tụ qua hình ảnh “ Bóng Bác cao lồng lộng; Ấm hơn ngọn lửa hồng”.                                        
  • Hình ảnh Bác Hồ hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh đội viên đang trong trạng thái lâng lâng, mơ màng, vừa lớn lao và vĩ đại( cao lồng lộng) nhưng lại hết sức gần gũi, sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng
  • Qua đó, cho thấy tình cảm kính yêu, sự ngưỡng mộ của anh đội viên đối với Bác. Đoạn thơ cũng thể hiện tình cảm ngợi ca trân trọng của tác giả với Bác Hồ kính yêu-> suy nghĩ bản thân: Kính trọng, biết ơn Bác…

   -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề kiểm tra chất lượng HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 6 - Trường THCS Nam Điền. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm    

 ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF