YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ văn 10 năm học 2021-2022

Tải về
 
NONE

Để có thêm tư liệu tổng hợp phần kiến thức trọng tâm, dễ nhớ nhằm chuẩn bị cho kì thi học kì 2 đang đến gần, mời các em học sinh lớp 10 cùng tham khảo tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ văn 10 năm học 2021-2022 dưới đây với nội dung gồm các phần kiến thức về tiếng Việt, văn bản và làm văn. Chúc các em có một kì thi đạt kết quả tốt!

ADSENSE

1. Phần Tiếng Việt

Nhận diện và thực hành:

1. Khái quát lịch sử tiếng Việt

2. Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt

3. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

4. Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối.

2. Phần văn bản

Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản:

1. Phú sông Bạch Đằng

2. Đại cáo bình Ngô

3. Chuyện chức phán sự đề Tản Viên 

4. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

5. Trao duyên 

6. Chí khí anh hùng 

CÂU HỎI:

1. Hãy nêu giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của đoạn trích “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”? (Trích “ Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn).

2. Trình bày khái quát nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật Truyện Kiều của Nguyễn Du.

3. Hãy nêu giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của đoạn trích “ Trao duyên”. (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

4. Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều được thể hiện như  thế nào trong đoạn trích “ Nỗi thương mình” (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

5. Lý tưởng anh hùng của Từ Hải được thể hiện như thế nào qua đoạn trích “Chí khí anh hùng” (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

6. Những yếu tố kết tinh nên một thiên tài Nguyễn Du?

7. Lời ca của các bô lão và lời ca nối tiếp của khách ở cuối bài “phú sông Bạch Đằng” nhằm khẳng định điều gì?

8. Luận đề chính nghĩa được Nguyễn Trãi trình bày trong “Bình ngô đại cáo” gồm những nội dung gì?

9. Theo anh(chị) ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tướng sĩ trong đoạn trích”hiền tài là nguyên khí của quốc gia”là gì?

10. Ngụ ý của tác phẩm”chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là gì?

11. Trong đoạn trích " Hồi trống cổ thành" ( Trích Tam quốc diễn nghĩa - La Quán Trung), tác giả ca ngợi Trương Phi là một con người như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

1. a) Nghệ thuật

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật.

- Ngôn từ chọn lọc, nhiều biện pháp tu từ, ...

  b) Ý nghĩa văn bản

- Ghi lại nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ tỏng tình cảnh chia lìa; đề cao hạnh phúc lứa đôi và tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến.

2. a) Nội dung tư tưởng

+ Tiếng khóc cho số phận con người: khóc cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan vỡ; khóc cho tình cốt nhục bị lìa tan; khóc cho nhân phẩm bị chà đạp; khóc cho thân xác con người bị dày đọa.

+ Lời tố cáo mạnh mẽ, đanh thép: tố cáo thế lực đen tối trong xã hội phong kiến, phanh phui sức mạnh làm tha hóa con người của đồng tiền. Bị ràng buộc bởi thế giới quan trung đại, Nguyễn Du tuy cũng lên án tạo hóa và số mệnh, nhưng bằng trực cảm nghệ sĩ, ông đã vạch ra đúng ai là kẻ chà đạp quyền sống của con người trong thực tế.

+ Bài ca tình yêu tự do và ước mơ công lí.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về nội dung câu trả lời, mời các em cùng tham khảo tài liệu văn mẫu dưới đây:

  b) Nghệ thuật

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật;

+ Nghệ thuật kể chuyện;

+ Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.

Để hiểu thêm về câu hỏi này các em có thể tham khảo tài liệu văn mẫu:

3. a) Nghệ thuật

- Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật.

- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động.

  b) Ý nghĩa văn bản

Vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ và sự hi sinh đến quên mình vì hạnh phúc của người thân.

4. Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều:

+ Tỉnh dậy khi đêm tàn canh, giật mình đối diện với chính mình. "Giật mình": vừa là sự tự ý thức về nhân phẩm, vừa là nỗi thương thân xót phận.

+ Sự đối lập giữa thực tại và quá khứ thể hiện sự tiếc thương thân mình bị vùi dập và niỗi đau về sự thay thân đổi phận.

5. Lí tưởng anh hùng của Từ Hải:

+ Không quyến luyện, bịn rịn, không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả.

+ Trách Kiều là người tri kỉ mà không hiểu mình, khuyên Kiều vượt lên trên tình cảm thông thường để sánh với anh hùng.

+ Hứa hẹn với Kiều về một tương lai thành công.

+ Khẳng định quyết tâm, tự tin vào thành công.

6. Những yếu tố kết tinh nên một thiên tài Nguyễn Du:

+ Thời đại: Đó là một thời đại bão táp của lịch sử. Những cuộc chiến tranh dai dắng, triền miên giữa các tập đoàn phong kiến đã làm cho cuộc sống xã hội trở nên điêu đứng, số phận con người bị chà đạp thê thảm.

+ Quê hương và gia đình: Quê hương núi Hồng sông Lam cùng với truyền thống gia đình khoa bảng lớn cũng là một yếu tố quan trọng làm nên thiên tài Nguyễn Du.

+ Bản thân cuộc đời gió bụi, phiêu bạt trong loạn lạc chính là yếu tố quan trọng nhất để Nguyễn Du có vốn sống và tư tưởng làm nên một đỉnh cao văn học có một không hai: Truyện Kiều.

7.  Lời ca của các bô lão có ý nghĩa tổng kết có giá trị như một tuyên ngôn về chân lý:Bất nghĩa thì tiêu vong, có nhân nghĩa thì lưu danh  thiên cổ.

 - Lời ca của “khách”: Ca ngợi sự anh minh của hai vị tướng quân đồng thời ca ngợi chiến tích của quân và dân ta trên sông Bạch Đằng. Hai câu cuối vừa biện luận vừa khẳng định chân lý: trong mối quan hệ giữa địa linh và nhân kiệt, nhân kiệt,nhân kiệt là yếu tố quyết định. Ta thắng giặc không chỉ ở “đất hiểm”mà quan trọng hơn là bởi nhân tài có”đức cao”.

8. Luận đề chính nghĩa:

- Nêu cao tư tưởng yêu nước thương dân, khẳng định nền độc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền thống lâu đời với những yếu tố cơ bản về văn hóa, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, và sự tự ý thức về sức mạnh dân tộc.

9. Thể hiện tinh thần trọng người tài của các đấng minh vương”Khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”. Để kẻ ác “lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng…”

- Là lời nhắc nhở mọi người, nhất là trí thức nhận rõ trách nhiệm với vận mệnh dân tộc.

10. Ngụ ý của tác phẩm:

- Vạch trần bản chất xảo quyệt, hung ác của hồn ma tướng giặc họ Thôi, phơi bày thực trạng bất công thối nát của xã hội đương thời và nhắn nhủ hãy đấu tranh đến cùng chống lại cái ác,cái xấu.

11. Ca ngợi một Trương Phi cương trực đến nóng nảy; trung thành và căm ghét sự phản bội, không tin lời nói, chỉ tin việc làm nhưng biết cầu thị, khoan dung.

3. Phần làm văn

CÂU HỎI:

1. Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng trong 18 câu đầu đoạn trích “ Trao duyên”. (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

2. Phân tích tâm trạng của Kiều trong đoạn trích “ Nỗi thương mình” (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

3. Phân tích chí khí anh hùng của Từ Hải trong đoạn trích “Chí khí anh hùng” (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

4. Phân tích tư tưởng nhân nghĩa được Nguyễn Trãi thể hiện ở đoạn đầu tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”:

Từng nghe

…………………

Chứng cứ còn ghi.

5. Phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong 16 câu thơ đầu của đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” trích “chinh phụ ngâm “- Đặng Trần Côn.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

1. (18 câu đầu): Thúy Kiều nhờ Thúy vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng:

 - Kiều nhờ cậy Vân (chú ý sắc thái biểu cảm của các từ ngữ "cậy", "lạy", "thưa"). Lời xưng hô của Kiều vừa như trông cậy vừa như nài ép, phù hợp để nói về vấn đề tế nhị "tình chị duyên em".

- Nhắc nhớ mối tình của mình với chàng Kim; thắm thiết nhưng mong manh, nhanh tan vỡ. Chú ý cách kể nhấn về phía mong manh, nhanh tan vỡ của mối tình.

- Kiều trao duyên cho em. Chú ý cách trao duyên - trao lời tha thiết, tâm huyết; trao kỉ vật lại dùng dằng, nửa trao, nửa níu - để thấy tâm trạng của Kiều trong thời khắc đoạn trường này.

- Mời các em cùng tham khảo tài liệu văn mẫu dưới đây để hiểu thêm nội dung đoạn trích này:

2. Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích " Nỗi thương mình":

- Cảnh sống xô bồ ở lầu xanh với những trận cười, cuộc say, .... diễn ra triền miên.

- Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều.

+ Tỉnh dậy khi đêm tàn canh, giật mình đối diện với chính mình. "Giật mình": vừa là sự tự ý thức về nhân phẩm, vừa là nỗi thương thân xót phận.

+ Sự đối lập giữa thực tại và quá khứ thể hiện sự tiếc thương thân mình bị vùi dập và niỗi đau về sự thay thân đổi phận.

- Nỗi cô đơn, đau khổ đến tuyệt đỉnh của Kiều.

+ Cảnh vật với Kiều là sự giả tạo; nàng thờ ơ với tất cả cảnh vật xung quanh.

+ Thú vui cầm, kì, thi hoạ với Kiều là "vui gượng" - cố tỏ ra vui vì không tìm được tri âm.

Để hiểu rõ tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích trên, các em có thể tham khảo thêm:

3. Khát vọng lên đường (bốn câu đầu đoạn trích):

- Khát khao được vẫy vùng, tung hoành bốn phương là một sức mạnh tựnhiên không gì có thể ngăn cản nổi.

- Lí tưởng anh hùng của Từ Hải (phần còn lại). Chú ý các động thái của từ:

+ Không quyến luyện, bịn rịn, không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả.

+ Trách Kiều là người tri kỉ mà không hiểu mình, khuyên Kiều vượt lên trên tình cảm thông thường để sánh với anh hùng.

+ Hứa hẹn với Kiều về một tương lai thành công.

+ Khẳng định quyết tâm, tự tin vào thành công.

Để hiểu thêm về khát vọng lên đường của Từ Hải, mời các em cùng tham khảo tài liệu văn mẫu dưới đây:

---(Để xem đầy đủ nội dung vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !   

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF