YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 9 năm học 2021-2022

Tải về
 
NONE

Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 9 năm học 2021-2022 dưới đây là tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh trong quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức một cách có hệ thống, hiệu quả hơn và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương chi tiết dưới đây nhé!

ADSENSE

1. Phần Văn học

Yêu cầu:

- Học thuộc các bài thơ, nhận biết tên tác giả và tác phẩm;

- Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật trong văn bản;

- Tóm tắt, nêu được tình huống truyện, nắm vững nội dung và nghệ thuật của truyện;

- Hiểu được ý nghĩa các văn bản;

- Giải thích được ý nghĩa nhan đề, chi tiết, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật của tác phẩm.

1.1. Truyện trung đại

Câu 1. Các tác phẩm văn học trung đại

* Chuyện người con gái Nam Xương

- Tác giả: Nguyễn Dữ

- Năm - hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:

+ TK 16

+ Trích “Truyền Kì mạn lục”

- Thể loại - PTBĐ:

+ Truyện truyền kì

+ Tự sự

- Nội dung: Niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ PK, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.

- Nghệ thuật: Nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự và trữ tình…

* Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14)

- Tác giả: Nhóm tác giả: Ngô gia văn phái

- Năm - hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:

+ Đầu TK 19

+ Trích (hồi 14) “Quang Trung đại phá quân Thanh”

- Thể loại - PTBĐ:

+ Chí

+ Tiểu thuyết lịch sử - chương hồi.

- Nội dung: Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống

- Nghệ thuật: Tự sự kết hợp với miêu tả, chi tiết cụ thể, khắc họa nhân vật

* Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh)

- Tác giả: Nguyễn Du

- Năm - hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:

+ Đầu TK 19

+ Dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện”

- Thể loại - PTBĐ:

+ Truyện thơ Nôm (Lục bát)

+ Tự sự

- Nội dung:

+ Giá trị hiện thực: Là bức tranh hiện thực về một XH bất công, tàn bạo.

+ Giá trị nhân đạo: Là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người; lên án, tố cáo những thế lực xấu xa,…

- Nghệ thuật:

+ Kết tinh thành tựu văn học dân tộc về ngôn ngữ, thể loại.

+ Thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ,…

* Chị em Thúy Kiều

- Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về số phận tài hoa bạc mệnh

- Nghệ thuật: Bút pháp ước lệ tượng trưng cổ điển, miêu tả chân dung

* Cảnh ngày xuân

- Nội dung: Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng

- Nghệ thuật: Miêu tả cảnh vật giàu chất tạo hình

* Kiều ở lầu Ngưng Bích

- Nội dung: Cảnh ngộ cô đơn buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều

- Nghệ thuật: Bút pháp tả cảnh ngụ tình

Câu 2: Tóm tắt tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương:

Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ xong lại phải đi lính. Giặc tan, Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ, nghi vợ mình không chung thủy. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm, Trương Sinh cùng con trai ngồi bên ngọn đèn, đứa con chỉ cái bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới ban đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra nỗi oan của vợ. Phan Lang, một người hàng xóm của Trương Sinh tình cờ gặp lại Vũ Nương dưới Thủy Cung. Khi Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho chồng. Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa giữ dòng sông lúc ẩn, lúc hiện.

Câu 3: Trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn Du

* Định hướng về tác giả Nguyễn Du:

1. Thân thế: Nguyễn Du (1765 - 1820) tự là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, có truyền thống văn học.

2. Cuộc đời:

- Ông sống vào thời cuối Lê đầu Nguyễn giai đoạn chế độ phong kiến Việt Nam có nhiều biến động tư tưởng chính trị của ông không rõ ràng.

- Nguyễn Du sống lưu lạc chìm nổi, cuộc đời nhiều cực khổ thăng trầm.

3. Con người: Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải tạo cho ông vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những nỗi khổ của nhân dân.

4. Sự nghiệp:

- Ông để lại một di sản văn hóa lớn về cả chữ Hán và chữ Nôm. Sáng tác Nôm xuất sắc nhất là Truyện Kiều.

- Ông là một thiên tài văn học, là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, là Danh nhân văn hoá thế giới.

Câu 4: Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và các đoạn trích “Truyện Kiều”.

* Vẻ đẹp người phụ nữ:

- Vẻ đẹp về nhan sắc, tài năng:

+ Thúy Vân: Vẻ đẹp phúc hậu, quý phái.

+ Thúy Kiều: Tuyệt thế giai nhân.

- Vẻ đẹp về tâm hồn, phẩm chất: Vũ Nương, Thúy Kiều: Hiếu thảo, chung thủy. Khát vọng tự do, công lí chính nghĩa (Thúy Kiều).

* Bi kịch của người phụ nữ:

- Đau khổ, oan khuất (vũ Nương).

- Tình yêu tan vỡ, nhân phẩm bị chà đạp (Thúy Kiều).

Câu 6: Nắm được đặc điểm của tiểu thuyết chương hồi. Hiểu được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ 14).

- “Quang Trung đại phá quân Thanh”: Vua tôi Lê Chiêu Thống hèn nhát, thần phục ngoại bang một cách nhục nhã.

- Nguyễn Huệ: Người anh hùng dân tộc: Có lòng yêu nước nồng nàn; quả cảm, tài trí; nhân cách cao đẹp.

Câu 7: Nêu giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thông qua các đoạn trích: “Chị em Thúy kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”?

- Khẳng định, đề cao vẻ đẹp, tài năng con người. (“Chị em Thúy kiều”).

- Thương cảm trước những đau khổ,bi kịch của con người (“Kiều ở lầu Ngưng Bích”).

Câu 8: Nêu nghệ thuật đặc sắc của “Truyện Kiều”?

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên:

+ Trực tiếp miêu tả thiên nhiên “Cảnh ngày xuân”.

+ Tả cảnh ngụ tình: “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật :

+ Khắc họa nhân vật bằng bút pháp ước lệ: “Chị em Thúy Kiều”.

+ Miêu tả đời sống nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại: “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

Câu 9: Hoàng Lê nhất thống chí và Đoạn trường tân thanh là những tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam. Hãy giải thích nhan đề hai tác phẩm trên.

- Hoàng Lê nhất thống chí: Ghi chép sự thống nhất vương triều nhà Lê.

- Đoạn trường tân thanh : Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột hoặc tiếng kêu về một nỗi đau đứt ruột.

1.2. Thơ hiện đại

Câu 1: Các tác phẩm thơ hiện đại:

* Đồng chí (Trích Đầu súng trăng treo)

- Tác giả: Chính Hữu (Trần Đình Đắc) sinh năm 1926, quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh

- Sáng tác: 1948. KC chống Pháp

- Thể loại: Thơ tự do

- Chủ đề: Người lính

- Nội dung: Ca ngợi tình đồng chí cùng chung lý tưởng của những người lính cách mạng trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí trở thành sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của anh bộ đội Cụ Hồ

- Nghệ thuật:

+ Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.

+ Hình ảnh sáng tạo vừa hiện thực, vừa lãng mạn: Đầu súng trăng treo

* Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Trích Vầng trăng quầng lửa)

- Tác giả: Phạm Tiến Duật sinh năm 1942, quê ở Phú Thọ.

- Sáng tác: 1969

- KC chống Mĩ

- Thể loại: Thơ 7 chữ kết hợp 8 chữ

- Chủ đề: Người lính

- Nội dung: Tư thế hiên ngang, tinh thần chiến đấu bình tĩnh, dũng cảm, niềm vui lạc quan của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ.

- Nghệ thuật: Tứ thơ độc đáo: Những chiếc xe không kính; Giọng điệu tự nhiên, khoẻ khoắn, vui tếu có chút ngang tàng; lời thơ gần với văn xuôi, lời nói thường ngày.

* Đoàn thuyền đánh cá (Trích Trời mỗi ngày lại sáng)

- Tác giả: Huy Cận (1919 – 2005), tên đầy đủ Cù Huy Cận, quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh.

- Sáng tác: 1958

- Thể loại: Thơ bảy chữ

- Chủ đề: Thiên nhiên và con người

- Nội dung: Khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.

- Nghệ thuật: Có nhiều hình ảnh sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hứng, lạc quan

* Bếp lửa (Trích Hương cây - Bếp lửa)

- Tác giả: Bằng Việt (Nguyễn Việt Bằng), quê ở Thạch Thất, Hà Tây.- Trưởng thành trong KC chống Mĩ.

- Sáng tác: 1963 hòa bình ở miền Bắc

- Thể loại: Thơ tám chữ

- Chủ đề: Người phụ nữ

Tình cảm gia đình

- Nội dung: Nhớ lại những kỷ niệm xúc động về bà và tình bà cháu. Lòng kính yêu và biết ơn của cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

- Nghệ thuật: Kết hợp miêu tả, biểu cảm, kể chuyện và bình luận. Hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà, tạo ý nghĩa sâu sắc. Giọng thơ bồi hồi, cảm động

* Ánh trăng (Trích Ánh trăng)

- Tác giả: Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở Thanh Hóa.

- Sáng tác: 1978 sau hòa bình

- Thể loại: Thơ năm chữ

- Chủ đề: Người lính

- Nội dung: Bài thơ như một lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu. Gợi nhắc nhở ở người đọc thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

- Nghệ thuật: Kết cấu như 1 câu chuyện, có sự kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình. Giọng điệu tâm tình, hình ảnh giàu tính biểu cảm.

Câu 2:

- Nhận biết tác giả và tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, học thuộc lòng thơ, hiểu nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.

- Giải thích được ý nghĩa nhan đề, tác dụng của các chi tiết, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật của tác phẩm.

Câu 3: Sắp xếp các bài thơ Việt Nam theo từng giai đoạn lịch sử:

- 1945 – 1954: Đồng chí.

- 1954 – 1964: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa.

- 1964 – 1975: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

- Sau 1975: Ánh trăng.

=> Các tác phẩm thơ kể trên đã tái hiện cuộc sống và hình ảnh con người Việt Nam suốt một thời kì lịch sử từ sau CMT8/1945 qua nhiều giai đoạn.

- Đất nước và con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ với nhiều gian khổ hi sinh nhưng rất anh hùng.

- Công cuộc lao động xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con người. Nhưng điều chủ yếu là các tác phẩm thơ đã thể hiện chính là tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao, nhiều thay đổi sâu sắc:

- Tình cảm yêu nước, tình quê hương.

- Tình đồng chí, sự gắn bó với cách mạng, lòng kính yêu Bác Hồ.

- Những tình cảm gần gũi và bền chặt của con người: tình bà cháu trong sự thống nhất với những tình cảm trung rộng lớn.

Câu 4: So sánh những bài thơ có đề tài gần nhau để thấy điểm chung và những nét riêng của mỗi tác phẩm:

- Bài thơ Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng đều viết về người lính cách mạng với vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn họ. Nhưng mỗi bài lại khai thác những nét riêng và đặt trong những hoàn cảnh khác nhau.

- Đồng chí viết về người lính thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Những người lính xuất thân từ nông dân nơi những làng quê nghèo khó, tình nguyện và hăng hái ra đi chiến đấu. Tình đồng chí của những người đồng đội dựa trên cơ sở cùng cảnh ngộ, cùng chia sẻ gian lao, thiếu thốn và cùng lí tưởng chiến đấu. Bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí ở những người lính Cách mạng.

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính khắc họa hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ làm nổi bật tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, tư thế hiên ngang, niềm lạc quan và ý chí giải phóng miền Nam của người chiến sĩ lái xe - một hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời chống Mĩ.

- Ánh trăng nói về suy ngẫm của người lính đã đi qua cuộc chiến tranh, nay sống giữa thành phố trong hoà bình. Bài thơ gợi lại những kỷ niệm gắn bó của người lính với đất nước, với đồng đội trong những năm tháng gian lao của chiến tranh, từ đó nhắc nhở về đạo lí nghĩa tình, thuỷ chung.

Câu 5: So sánh bút pháp sáng tạo hình ảnh thơ ở một số bài thơ :

- Đồng chí và Đoàn thuyền đánh cá là hai bài thơ sử dụng bút pháp khác nhau trong xây dựng hình ảnh. Bài Đồng chí sử dụng bút pháp hiện thực, đưa những chi tiết, hình ảnh thực của đời sống của người lính vào trong thơ gần như là trực tiếp (nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá, đêm rét chung chăn, áo rách vai, quần có vài mảnh vá, chân không giày…). Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” ở cuối bài rất đẹp và giàu ý nghĩa biểu tượng nhưng cũng rất thực mà tác giả đã bắt gặp trong những đêm phục kích địch ở rừng. Bài Đoàn thuyền đánh cá lại chủ yếu dùng bút pháp tượng trưng, phóng đại với nhiều liên tưởng, tưởng tượng, so sánh mới mẻ, độc đáo (Mặt trời xuống biển như hòn lửa, sóng cài then, đêm sập cửa, thuyền lái bằng gió, buồm là trăng…). Mỗi bút pháp đều có giá trị riêng và phù hợp với tư tưởng, cảm xúc của bài thơ và phong cách của mỗi tác giả.

1.3. Truyện hiện đại

Câu 1: Các tác phẩm truyện hiện đại:

* Làng (Kim Lân tên là Nguyễn Văn Tài sinh năm 1920)

- Năm sáng tác: 1948, kháng chiến chống Pháp

- Chủ đề: Ca ngợi lòng yêu nước

- Hình ảnh người nông dân

- Tình huống truyện: Ông Hai ở nơi tản cư nghe tin làng mình (làng chợ Dầu) theo Tây.

=> Tình huống gay cấn.

- Nội dung: Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong thời kỳ đầu kháng chiến.

- Nghệ thuật:

+ Ngôi thứ 3

+ Diễn biến nội tâm sâu sắc

+ Xây dựng tình huống truyện

- Nhân vật chính: Ông Hai: Yêu làng thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến.

* Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long (1925-1991), quê ở Duy Xuyên - Quảng Nam)

- Năm sáng tác: 1970 - KC chống Mĩ

- Chủ đề: Ca ngợi hình ảnh người lao động mới

- Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ tình cờ ngắn ngủi với anh thanh niên làm việc tại trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.

- Nội dung: Truyện khắc họa thành công hình tượng người lao động mới với lí tưởng sống cao đẹp, đáng trân trọng. Tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên với công việc của mình. Truyện nêu lên ý nghĩa và niềm vui của lao động chân chính.

---(Để xem tiếp nội dung phần Văn học vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

2. Kiến thức Tiếng Việt

* Các phương châm hội thoại:

- Phương châm về lượng yêu cầu khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

- Phương châm về chất yêu cầu khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.

- Phương châm quan hệ yêu cầu khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

- Phương châm cách thức yêu cầu khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.

- Phương châm lịch sự yêu cầu khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.

- Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.

+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

+ Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

* Xưng hô trong hội thoại:

- Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt có các từ chỉ quan hệ gia đình, một số từ chỉ nghề nghiệp.

- Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.

- Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

* Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp

- Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép

- Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho phù hợp. Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép.

- Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp:

+ Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

+ Thay đổi đại từ xưng hô cho phù hợp.

+ Lược bỏ các từ chỉ tình thái.

+ Thêm từ rằng hoặc là trước lời dẫn.

+ Không nhất thiết phải chính xác từng từ nhưng phải dẫn đúng về ý.

- Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp:

+ Khôi phục lại nguyên văn lời dẫn (thay đổi đại từ xưng hô, thêm bớt các từ ngữ cần thiết ,…).

+ Sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

* Sự phát triển của từ vựng:

- Từ vựng không ngừng được bổ sung, phát triển.

- Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.

- Có hai phương thức chủ yếu biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.

- Ngoài cách biến đổi và phát triển nghĩa của từ, từ vựng còn được phát triển bằng hai cách khác:

+ Tạo từ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên.

+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

* Thuật ngữ:

- Khái niệm: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.

- Đặc điểm của thuật ngữ:

+ Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ tương ứng với một khái niệm.

+ Thuật ngữ không có tính biểu cảm.

* Trau dồi vốn từ:

- Hai định hướng chính để trau dồi vốn từ:

- Hiểu đầy đủ và chính xác nghĩa của từ trong những văn cảnh cụ thể. Biết cách dùng từ cho đúng nghĩa và phù hợp với văn cảnh.

- Tích lũy thêm những yếu tố cấu tạo từ chưa biết, làm phong phú vốn từ của bản thân.

* Tổng kết từ vựng:

- Từ đơn và từ phức.

- Thành ngữ.

- Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa;

- Trường từ vựng;

- Khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh;

- Đặc điểm, tác dụng của các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.

3. Tập làm văn

a. Sự việc hiện tượng, đời sống

* Mở bài: Giới thiệu vấn đề

* Thân bài:

- Những biểu hiện của sự việc

- Phân tích ý nghĩa sự việc

- Nêu tác dụng tích cực( ý nghĩa sự việc)

* Kết bài: Liên hệ thực tế cuộc sống, bản thân

b. Nghị luận tư tưởng đạo lí:

* Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận

* Thân bài:

- Giải thích vấn đề ( Là gì?)

- Tìm hiểu nguyên nhân (Vì sao?)

- Phản biện , mở rộng vấn đề.

- Nhận thức hành động (Cần làm gì?)

- Liên hệ bản thân

* Kết bài: Khẳng định vấn đề.

c. Kiểu bài đóng vai nhân vật:

* Mở bài: Tình huống nhớ lại câu chuyện đã xảy ra

* Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện theo nội dung văn bản ( Kết hợp kể, tả, biểu cảm và yếu tố nghị luận)

* Kết bài: Nêu suy nghĩ , mong ước của nhân vật.

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF