YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 8 năm học 2021-2022

Tải về
 
NONE

Với mong muốn đem đến cho các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kì thi HK1 sắp đến, ban biên tập HỌC247 xin gửi đến các em Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 8 năm học 2021-2022 dưới đây. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ADSENSE

1. Phần Văn bản

1.1. Truyện và ký Việt Nam 1930-1945

- Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu) – Nguyên Hồng:

+ Nội dung: Nỗi cay đắng tủi cực và lòng yêu thương mẹ của bé Hồng.

+ Nghệ thuật: Lời văn chân thực, cảm động; kết hợp tự sự xen miêu tả, biểu cảm…

- Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn) - Ngô Tất Tố:

+ Nội dung: Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân: vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng…

+ Nghệ thuật: Cách kể kết hợp miêu tả rất sinh động: nhân vật tự bộc lộ tính cách qua hành động, ngôn ngữ.

- Lão Hạc - Nam Cao:

+ Nội dung: Số phận đau thương, của người nông dân trong XH cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ.

+ Nghệ thuật: Cách kể chuyện chân thực, cảm động.

1.2. Thơ Việt Nam 1900-1945

- Đập đá ở Côn Lôn – Phan Châu Trinh:

+ Nội dung: Khắc hoạ hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước: dù gặp bước gian nguy vẫn không sờn lòng đổi chí.

+ Nghệ thuật:

  • Giọng điệu hào hùng
  • Bút pháp lãng mạn

- Ông đồ - Vũ Đình Liên:

+ Nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũa người xưa...

+ Nghệ thuật: Thơ ngũ ngôn bình dị, lời thơ cô đọng, gợi cảm.

1.3. Văn bản nhật dụng

- Thông tin về ngày trái đất năm 2000:

+ Nội dung:

  • Trình bày tác hại của việc dùng bao bì ni lông và lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông, từ đó gợi mọi người ý thức bảo vệ trái đất
  • Kêu gọi mọi người: “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”

+ Nghệ thuật:

  • Bố cục chặt chẽ
  • Kết hợp hiệu quả với phương thức thuyết minh

- Ôn dịch thuốc lá:

+ Nội dung:

  • Trình bày nhận thức về tác hại của nạn nghiện thuốc lá nguy hiểm hơn cả ôn dịch: gặm nhấm sức khỏe con người và gây nhiều tác hại với gia đình, xã hội.
  • Kêu gọi mọi người chống lại, ngăn ngừa ôn dịch thuốc lá

+ Nghệ thuật: Kết hợp hiệu quả hai phương thức nghị luận và thuyết minh.

- Bài toán dân số:

+ Nội dung: Đất đai không sinh thêm, con người lại càng nhiều lên gấp bội. Sự gia tăng dân số như một bài toán cấp số nhân rất đáng lo ngại. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ làm hại chính mình.

+ Nghệ thuật: Cách viết nhẹ nhàng, kết hợp hiệu quả giữa nghị luận và kể chuyện.

1.4. Văn bản nước ngoài

- Cô bé bán diêm - An-đec-xen:

+ Nội dung: Tác phẩm truyền cho người đọc lòng thương cảm sâu sắc đối với số phận bất hạnh của em bé bán diêm.

+ Nghệ thuật: Kể chuyện hấp dẫn: đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng.

- Chiếc lá cuối cùng - Ô-hen-ri:

+ Nội dung: Câu chuyện làm cho người đọc rung cảm trước tình yêu thương cao cả của những con người bất hạnh.

+ Nghệ thuật: Tình tiết hấp dẫn, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần...

=> Những nội dung cần đạt được khi ôn luyện phần văn bản: Nội dung, ý nghĩa của văn bản; Ý nghĩa một số chi tiết, hình ảnh trong văn bản; ý nghĩa nhan đề; Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, thể loại; Đặc điểm nhân vật....;  Phương thức biểu đạt chính của văn bản, hoặc đoạn trích.

2. Phần Tiếng Việt

2.1. Trường từ vựng

- Hiểu được khái niệm trường từ vựng?

- Làm lại các bài tập 1,2,3 trang 23  (SGK);

2.2. Từ loại

- Thế nào là trợ từ, thán từ, tình thái từ?

- Làm lại các bài tập: 1,2,3,4,5 (trang 70,71,72) SGK.

- Làm lại các bài tập: 1,2,3,4 (trang 81,82,83) SGK.

2.3. Câu ghép

- Thế nào là câu ghép? Nêu các mối quan hệ ý nghĩa giữa cá vế của câu ghép? Cho VD minh hoạ?

- Làm lại các bài tập

2.4. Biện pháp tu từ

- Nhớ khái niệm nói quá, nói giảm nói tránh

3. Phần Tập làm văn

Văn thuyết minh về sự vật

- Học kĩ dàn ý khái quát bài văn thuyết minh về sự vật

- Tìm hiểu tư liệu cho các đề sau:

+ Đề 1: Thuyết minh về một dụng cụ học tập (bút bi, bút chì, thước kẻ, com pa,quyển sách giáo khoa…)

+ Đề 2: Thuyết minh về một vật dụng trong gia đình (phích nước, mũ bảo hiểm; kính đeo mắt…)

+ Đề 3: Thuyết minh về một loài cây/hoa/quả...

Gợi ý dàn bài:

Đề 1: Thuyết minh về một dụng cụ học tập

* Mở bài:

- Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi đối với học tập, công việc. 

* Thân bài:

- Nguồn gốc, xuất xứ:

+ Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930, quyết định và nghiên cứu ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế.

- Cấu tạo:

+ Bút bi trong bài thuyết minh chiếc bút bi có 2 bộ phận chính:

  • Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
  • Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.

+ Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

- Phân loại:

+ Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.

+ Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng(có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)

+ Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.

- Bảo quản:

+ Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.

+ Bảo quản: Cẩn thận.

- Ưu điểm, khuyết điểm:

+ Ưu điểm:

  • Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
  • Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh.

+ Khuyết điểm:

  • Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
  • Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.

- Ý nghĩa của cây bút bi:

+ Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.

+ Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người

+ Dùng để viết, để vẽ.

* Kết bài:

- Kết luận, nêu cảm nghĩ và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.

Đề 2: Thuyết minh về một vật dụng trong gia đình

* Mở bài:

- Giới thiệu cái phích nước: một trong những đồ dùng quen thuộc với nhiều thế hệ con người chính là cái phích nước.

* Thân bài:

- Khái quát chung

  • Lịch sử Phích nước được phát minh bởi nhà vật lí học kiêm hóa học người Scotland quý ngài James Dewar (1842-1923) vào năm 1892 tức thế kỉ 19 nhờ cải tiến từ thùng nhiệt lượng kế của Newton.
  • Hiện nay, ở Việt Nam, phích nước được sử dụng rộng rãi và phổ biến với con người.

- Thuyết minh chi tiết

  • Vỏ phích: hình trụ, thon dài, được làm bằng nhựa, bên ngoài in hình họa tiết bắt mắt để tăng tính thẩm mĩ. Vỏ phích còn bao gồm quai cầm hoặc nắp phích được làm bằng nhựa.
  • Ruột phích: gồm hai lớp thủy tinh rất mỏng, ở giữa là lớp chân không, trong lòng phích được tráng một lớp bạc rất mỏng có tác dụng ngăn sự tỏa nhiệt ra bên ngoài. Dưới đáy phích còn có một cái núm cũng có tác dụng giữ nhiệt. Nếu để vỡ cái núm ấy thì chiếc phích cũng sẽ không còn tác dụng giữ nhiệt.

- Công dụng của phích nước

  • Được dùng phổ biến nhất để đựng nước nóng vì phích có khả năng giữ nhiệt cao.
  • Dùng để ủ ấm và giữ cho trà được ấm lâu hơn.

- Bảo quản

  • Đậy kín nắp phích khi có nước nóng ở trong đó để giữ nhiệt được lâu.
  • Thường xuyên vệ sinh trong và ngoài phích để phích luôn sạch sẽ.
  • Tránh để phích nước va đập mạnh vì lớp thủy tinh bên trong rất dễ vỡ.

* Kết bài:

- Khái quát lại vai trò của phích nước trong đời sống.

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF