YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 11 năm học 2021-2022

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em thuận tiện trong việc ôn tập và củng cố các kiến thức đã học trong chương trình Ngữ văn 11 Học kì 1 năm học 2021-2022, HOC247 xin giới thiệu nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 11 năm học 2021-2022. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây!

ADSENSE

1. Phần Đọc hiểu

- Nhận biết phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ… thông tin được thể hiện, phản ánh trực tiếp trong văn bản.

- Hiểu chủ đề hoặc ý chính của văn bản; hiểu được nghĩa tường minh và hàm ẩn của văn bản; lí giải nội dung, ý nghĩa chi tiết, sự kiện, thông tin trong văn bản.

- Vận dụng viết một đoạn văn nghị luận xã hội với nội dung được gợi ý từ phần Đọc hiểu.

2. Phần Tiếng Việt

2.1. Thực hành về thành ngữ điển cố

a. Khái niệm thành ngữ, điển cố:

- Thành ngữ là những cụm từ quen dùng, được lặp đi lặp lại trong giao tiếp và được cố định hoá về ngữ âm, ngữ nghĩa. Nghĩa của thành ngữ thường khái quát, trừu tượng và có tính hình tượng cao.

- Điển cố là những câu chuyện, những sự việc đã có trong các văn bản quá khứ hoặc xảy ra trong cuộc sống quá khứ. Điển cố không có tính cố định mà có thể là những từ, cụm từ. Điển cố có nghĩa hàm súc, khái quát cao.

b. Luyện tập: Làm các bài tập trong SGK trang 66, 67.

2.2. Bản tin

a. Thế nào là bản tin

b. Mục đích yêu cầu cơ bản của bản tin.

c. Cách viết bản tin

d. Luyện tập: tập viết bản tin và làm các bài tập trong SGK trang 163, 178, 179.

3. Phần Làm văn

3.1. Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

- Nội dung: Truyện ngắn Hai đứa trẻ thể hiện niềm cảm thương chân thành của Thạch Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ, chìm khuất trong mòn mỏi, tối tăm, quẩn quanh nơi phố huyện trước cách mạng và sự trân trọng những mong ước nhỏ bé, bình dị mà tha thiết của họ

- Nghệ thuật:

+ Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dòng tâm trạng, những cảm xúc, cảm giác mơ hồ mong manh trong tâm hồn nhân vật.

+ Bút pháp tương phản đối lập.

+ Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trọng con người,

+ Ngôn ngữ

+ Giọng điệu

3.2. Chữ Người tử tù (Nguyễn Tuân)

- Nội dung: Khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối; của cái đẹp, cái thiện đối với cái xấu, cái ác qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao

- Nghệ thuật:

+ Tạo tình huống truyện độc đáo.

+ Bút pháp tương phản đối lập

+ Xây dựng thành công nhân vật lí tưởng Huấn Cao

+ Ngôn ngữ góc cạnh giàu hình ảnh có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại

3.3. Chí Phèo (Nam Cao)

- Nội dung: Tác phẩm tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân phong kiến tàn bạo đã cướp đi nhân hình lẫn nhân tính của con người nông dân lương thiện. Đồng thời nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi họ đã biến thành quỷ dữ.

- Nghệ thuật:

+ Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo

+ Ngôn ngữ giản dị diễn dạt độc đáo.

+ Kết cấu truyện mới mẻ

+ Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính

Gợi ý một số đề:

Câu 1. Nhà triết học Hi Lạp, Dê-nông (346 – 264 TCN) nói với một người bẻm mép: “Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”.

Bằng một đoạn văn ngắn, giải thích ý nghĩa câu nói trên.

a. Mở đoạn:

- Trích dẫn câu nói của Dê-nông “Chúng ta....ít hơn”

b. Thân đoạn:

- Giải thích

+ Nghĩa đen: Con người “có hai tai” nhưng chỉ có “một miệng”. Vậy nên cần “nghe nhiều hơn” và “nói ít hơn”.

+ Nghĩa bóng: Con người phải biết lắng nghe và chỉ nói những điều cần thiết.

- Tại sao lại như vậy?

+ Cuộc sống cần sự đồng cảm. Con người phải biết lắng nghe tiếng nói của đồng loại.

+ “Im lặng là vàng” chỉ nói những điều cần thiết và phải suy nghĩ trước khi nói.

+ Phê phán những biểu hiện xấu, chỉ nói mà không làm, khồg chịu lắng nghe ý kiến của người khác.

c. Kết đoạn:

- Rút ra bài học cho bản thân.

Câu 2. Chọn một trong các đề sau để viết thành bài văn ngắn trọn vẹn.

a. Bút pháp lãng mạn trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

* Mở bài:

- Giới thiệu về nhà văn Nguyễn Tuân và bút pháp lãng mạn trong văn Nguyễn Tuân.

- Giới thiệu bút pháp lãng mạn trong truyện Chữ người tử tù.

* Thân bài:

- Bút pháp lãng mạn qua thủ pháp cường điệu hoá:

+ Nhân vật Huấn Cao văn võ toàn tài như một huyền thoại.

+ Tù nhân ung dung rất mực, quản ngục khúm núm qua mức.

- Bút pháp lãng mạn qua thủ pháp đối lập:

+ Người tài cao (Huấn Cao) nhưng số phận éo le, trắc trở.

+ Người tù ung dung tự tại, người quản ngục khúm núm cúi mình.

+ Cảnh tượng cho chữ thiêng liêng diễn ra trong chốn tù ngục tối tăm ẩm thấp.

- Đánh giá bút pháp lãng mạn trong tác phẩm: góp phần khắc hoạ thành công hình tượng nhân vật chính.

* Kết bài:

- Khẳng định vai trò của bút pháp lãng mạn trong tác phẩm và giá trị của tác phẩm.

- Khẳng định vị trí của Nguyễn Tuân trong nền văn học Việt Nam.

b. Chí Phèo của Nam Cao - một nhân vật điển hình

* Mở bài:

- Đề tài người nông dân trong Văn học trước Cách mạng tháng 8 - 1945.

- Giới thiệu nhân vật Chí Phèo của Nam Cao, một nhân vật điển hình cho số phận người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 - 1945.

* Thân bài:

- Khái niệm nhân vật điển hình:

- Thời đại, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Chế đọ nửa thực dân nửa phong kiến.

- Chí Phèo điển hình cho người nông dân VN trước CM về thân phận bọt bèo, nghèo khó (xuất thân, nguồn gốc của Chí...), số phận lênh đênh trôi nổi nhưng bản chất vô cùng lương thiện, khát khao cuộc sống yên bình (Chí Phèo từ chối bà Ba nhà lí Kiến, ước mơ thời trẻ, buổi sáng sau khi gặp Thị Nở...).

- Số phận Chí Phèo cũng điển hình cho con đường dẫn đến lưu manh hoá, tha hoá về nhân phẩm của người nông dân trước CM (Bản chất lương thiện – bị chế độ cường hào lí trưởng của xã hội thực dân nửa phong kiến vùi giập, bóp nghẹt + bị nhà tù thực dân đày ải, làm hoen ố nhân phẩm – trượt dài trên con đường tội lỗi, trở thành “con quỷ làng Vũ Đại”)

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

- Giá trị của nhân vật: Giá trị nhân đạo (đồng cảm với người nông dân) và giá trị hiện thực (tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến)

* Kết bài:

- Khái quát hình tượng Chí Phèo và giá trị nhân vật.

- Khẳng định tài năng và vị trí của nhà văn Nam Cao trong nền Văn học VN.

c. Nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn Hạnh phúc của một tang gia (trích “Số đỏ”)

* Mở bài:

- Giới thiệu về Vũ Trọng Phụng và bút pháp châm biếm.

- Giới thiệu bút pháp châm biếm trong đoạn trích.

* Thân bài:

- Mâu thuẫn trào phúng: Tiêu đề “Tang gia” - “Hạnh phúc”

- Cái chết của cha, ông, cụ (cha cụ cố Hồng) - Niềm hạnh phúc, vui sướng của một đám con, cháu, chắt...

+ Hạnh phúc của cụ cố Hồng: được chống gậy, ho khạc...giả tạo, sĩ diện.

+ Hạnh phúc của ồn Phán mọc sừng: được chí thêm tiền...vụ lợi.

+ Hạnh phúc của cô Tuyết, cậu tú Tân...

-> Tất cả phơi bày bộ mặt đểu giả, tàn nhẫn, lố bịch của tầng lớp thượng lưu rởm một cách sâu cay, mai mỉa.

- Cách miêu tả đám tang: miêu tả toàn cảnh “Đám cứ đi”; miêu tả cận cảnh, những câu chuyện phiếm, chim chuột bên lề...

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 11 năm học 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF